Thứ ba 19/11/2024 14:20 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Hanoma.vn: Hệ sinh thái máy móc, thiết bị, các phương tiện vận tải và công nghiệp

23:06 | 23/10/2019

(Xây dựng) - Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang sôi động trên thế giới nhưng trong lĩnh vực máy móc, thiết bị, các phương tiện vận tải và công nghiệp tại Việt Nam thì nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này còn đang “loay hoay”, chưa biết bắt đầu từ đâu. Với mong muốn hỗ trợ tối đa doanh nghiệp, kết nối người bán - người mua, tạo sân chơi chung thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp cần bán, người mua cần mua máy móc, thiết bị, các phương tiện vận tải và công nghiệp, hệ sinh thái Hanoma.vn ra đời. Đây cũng là hệ sinh thái đầu tiên của Việt Nam chuyên về máy móc, thiết bị, các phương tiện vận tải và công nghiệp.


Anh Phạm Quang Đức - Người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Cty CP iLott - đơn vị sở hữu nền tảng Hanoma.vn

Trong văn phòng xinh xắn nằm ở tầng 2 tòa nhà N07-B2 khu đô thị Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội, chúng tôi đã có cuộc gặp gỡ, trao đổi với người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Cty CP iLott - đơn vị sở hữu nền tảng Hanoma.vn. Khuôn mặt điềm đạm, phong thái chững chạc, chắc chắn, câu chuyện với người sáng lập Hanoma.vn ngày càng trở lên thú vị.

Sinh năm 1977 tại mảnh đất hiếu học xứ Nghệ, tốt nghiệp Đại học Thương mại năm 2000, anh Phạm Quang Đức đi làm thợ trong lĩnh vực máy móc. Năm 2005, anh chuyển sang kinh doanh buôn bán, nhập khẩu máy móc trực tiếp cả cũ và mới từ các thị trường như Nhật, Úc hay châu Âu…

PV: Tốt nghiệp Đại học Thương Mại với mục tiêu trở thành nhà quản trị kinh doanh, cơ duyên nào đưa anh và cộng sự sáng lập ra hệ sinh thái chuyên về máy móc, thiết bị, các phương tiện vận tải và công nghiệp Hanoma.vn?

Anh Phạm Quang Đức: Trong tổng số hơn 800.000 doanh nghiệp ở Việt Nam thì có đến hơn 30.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực máy móc, thiết bị công nghiệp và 170.000 công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và khai khoáng. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là cơ hội vàng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Việc đưa doanh nghiệp xuất hiện online là bước đầu tiên; là điều kiện bắt buộc để tiếp cận đến trí tuệ nhân tạo (AI) và kết nối vạn vật (IoT). Nhu cầu kết nối người mua người bán, tạo sân chơi chung tìm thông tin thuận tiện nhất trở thành nhu cầu bức thiết.

Nước ta đã có các sàn như vật giá, chợ tốt nhưng ở đó đăng bán các sản phẩm chung. Còn máy móc, thiết bị công nghiệp lại rất đặc thù, cần trang chuyên ngành với đầy đủ các thông tin. Trong nhiều năm, vừa là người buôn bán, vừa là người sử dụng máy móc, có thời điểm, khi làm mỏ ở Quảng Ninh, tôi phải mất hàng tuần để tìm máy móc, phụ tùng thiết bị cần nhưng rất khó tìm. Tôi nhận ra thị trường này có giá trị lớn nhưng lại không có sàn giao dịch để người mua có thể xem xét thông tin. Và Hanoma.vn ra đời năm 2017, chính thức đi vào hoạt động từ đầu năm 2019.

PV: Là người đi đầu trong tạo dựng hệ sinh thái kinh doanh lĩnh vực này, từ ý tưởng đến thực tế triển khai, anh đã gặp những thuận lợi và khó khăn gì?

Anh Phạm Quang Đức: Trải qua thực tế từ thợ đến mua bán, sửa chữa lắp đặt máy móc công nghiệp nên tôi thấu và hiểu những khó khăn, đặc thù của ngành.  Anh em, bạn bè của tôi làm trong ngành công nghệ rất nhiều nên đã hỗ trợ tối đa trong công việc.

Ý tưởng tôi đưa ra được mọi người cộng hưởng và nhanh chóng triển khai. Nhưng khi triển khai thực tế mới thấy trình độ công nghệ trong giới chủ kinh doanh đến thợ, người lao động còn kém; họ hiểu công nghệ và ứng dụng ở mức đơn giản chứ chưa áp dụng công nghệ vào sâu trong maketing đưa doanh nghiệp tiếp cận, phát triển công nghệ. Có nhiều doanh nghiệp mà người chủ doanh nghiệp mới hiểu công nghệ ở việc gửi mail, kiểm tra nhận hàng. Cách maketing sản phẩm còn hạn chế.

Để giúp doanh nghiệp bán sản phẩm khắc phục những điểm yếu đó, giúp người mua hàng có các thông tin chính xác, nhanh chóng về sản phẩm cần tìm, Hanoma.vn cung cấp kiến thức kinh doanh online, hướng dẫn đưa lên web, zalo, facebook… giúp doanh nghiệp, đồng thời kết nối cung cấp thợ lái xe, thợ lái máy xúc, cẩu, thợ xây dựng… đến doanh nghiệp cần tìm người lao động.

Quá trình gian nan nhưng chưa có ai làm, chỉ có iLott mở đường nên không có ai để cạnh tranh cũng là động lực giúp chúng tôi triển khai mạnh mẽ. Đến nay, có khoảng trên 1.100 doanh nghiệp, cửa hàng đăng ký đưa thông tin bán hàng trên Hanoma.vn.


Hanoma.vn - nền tảng công nghệ 4.0 thu hút hàng ngàn doanh nghiệp tham gia và hàng triệu lượt tương tác về lĩnh vực máy móc, thiết bị, các phương tiện vận tải và công nghiệp.

PV: Người Việt Nam chủ yếu mua online là các mặt hàng tiêu dùng nhưng máy móc, thiết bị công nghiệp là mặt hàng có giá trị lớn. Vậy Hanoma.vn sẽ tổ chức thế nào? Và đảm bảo uy tín ra sao để người mua và người bán cùng yên tâm tin tưởng?

Anh Phạm Quang Đức: Đây là mặt hàng đặc thù, bán online rất khó, nhất là đặc trưng kinh doanh của Việt Nam càng khó hơn. Chúng tôi xây dựng hệ sinh thái Hanoma.vn để giúp người bán cung cấp thông tin đầy đủ chuẩn xác máy móc cần bán từ hãng, xuất xứ, model… đến giá cả, chất lượng. Hiện Hanoma.vn đang nỗ lực để các doanh nghiệp này xuất hiện trên Google Map, Web, Zalo, Facebook, Youtube và trên gian hàng của Hanoma.vn; giúp người mua xem xét, đánh giá kỹ trước khi mua. Đồng thời có địa chỉ, số điện thoại người bán hàng nên người mua và người bán có thể liên lạc, trao đổi trực tiếp để mua bán.

Thời gian tới, chúng tôi hướng đến có đơn vị thẩm định chất lượng (là bên thứ 3) để thẩm định chất lượng sản phẩm và giá của các sản phẩm đăng trên Hanoma.vn. Điều này ở nước ngoài họ đã làm rất tốt nhưng ở Việt Nam thì tương đối mới mẻ. Chúng tôi cùng doanh nghiệp từng bước xây dựng văn hóa kinh doanh online trong lĩnh vựa máy móc, thiết bị và thuyết phục khách hàng bằng lợi ích của chính họ. Từ lời nói - chất lượng sản phẩm đều cam kết chuẩn.

Các doanh nghiệp tiếp cận được nền tảng công nghệ này thì tư duy kinh doanh cũng sẽ thay đổi, tốt lên. Đây cũng là cơ hội giúp các doanh nghiệp kinh doanh chuẩn chỉ, bài bản và chuyên nghiệp hơn nhằm xây dựng hệ sinh thái kinh doanh. Đồng thời giúp quá trình mua sắm thiết bị, máy móc công nghiệp của nước ta minh bạch, giúp tiết kiệm đầu tư…

PV: Hanoma.vn sẽ giúp ích như thế nào cho các nhà thầu, các doanh nghiệp xây dựng và iLott hiện có gặp vướng mắc gì về cơ chế, chính sách không, thưa anh?

Anh Phạm Quang Đức: Hanoma.vn giúp các nhà thầu xây dựng hay các doanh nghiệp khai khoáng mua sắm máy móc thuận lợi hơn, tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại; kết nối để tuyển dụng công nhân dễ dàng hơn. Họ chỉ cần ngồi văn phòng, kết nối máy tính với mạng và vào trang Hanoma.vn là sẽ có tất cả thông tin về máy móc công nghiệp, có so sánh… và còn tuyển được cả công nhân lái máy cẩu, máy xúc, công nhân xây dựng…

Thị trường máy xây dựng thế giới sôi động, bài bản, chuyên nghiệp. Nhiều nước mua bán máy móc qua đấu thầu chứ không có bãi bán lẻ như ở Việt Nam. Một công ty xây dựng sử dụng máy cũ nay không có nhu cầu dùng nữa cũng có khả năng tự đăng bán sản phẩm trên Hanoma.vn, tiết kiệm thời gian và chi phí trung gian.

Nhà nước tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp phát triển tiếp cận công nghệ nên chúng tôi không gặp vướng mắc gì. Vướng mắc duy nhất chúng tôi đang phải đối mặt là tìm được nhà đầu tư chiến lược để tiếp tục cùng chúng tôi đưa Hanoma.vn phát triển vươn xa, không chỉ ở Việt Nam mà còn phát triển kết nối nhiều sàn giao dịch máy móc, thiết bị công nghiệp ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới.

PV: Xin trân trọng cảm ơn anh!

Huyền Oanh (thực hiện)

Theo

Cùng chuyên mục
  • Kỳ 1: Những công trình nghìn tỷ được “hồi sinh”

    (Xây dựng) – Sau loạt kiến nghị của cử tri, những vướng mắc tại 2 dự án bệnh viện lớn gồm Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 tại Hà Nam đã dần được tháo gỡ. Với “tối hậu thư” phải đưa 2 công trình vào hoạt động trong 6 tháng tới, cử tri và nhân dân cả nước kỳ vọng về một cuộc hồi sinh không “lần nữa”, không lãng phí và không để “lỡ hẹn” đúng như mong muốn mà Quốc hội, Chính phủ đã đề ra.

  • Thừa Thiên – Huế: Tăng cường đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024

    (Xây dựng) - Thực hiện Công điện đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế yêu cầu các Sở, ban, ngành, địa phương, các chủ đầu tư tiếp tục ưu tiên tập trung giải ngân các nguồn vốn ngân sách Trung ương, nguồn vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, các nguồn vốn kéo dài và các nguồn vốn có thời hạn thanh toán đến ngày 31/12/2024.

  • Bổ sung quy định về xử lý chứng khoán để bảo đảm thi hành án dân sự

    (Xây dựng) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 152/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 33/2020/NĐ-CP.

  • Lạng Sơn: Thành lập Cụm công nghiệp Na Dương 2 với tổng mức đầu tư 464 tỷ đồng

    (Xây dựng) – Việc thành lập Cụm công nghiệp Na Dương 2 là một bước tiến quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế công nghiệp của tỉnh, tạo cơ hội thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, mở ra cơ hội việc làm cho người dân địa phương; đồng thời khẳng định vị thế của Lạng Sơn như một điểm đến đầu tư công nghiệp quan trọng tại miền Bắc.

  • Cần coi công nghiệp hỗ trợ là "linh hồn" của quá trình công nghiệp hóa

    (Xây dựng) - Mặc dù đóng vai trò then chốt trong công nghiệp chế tạo, lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, đặc biệt là trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp nước ngoài.

  • Bình Phước: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ, hướng tới tăng trưởng bền vững

    (Xây dựng) - Với mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tỉnh Bình Phước đang tập trung thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp hỗ trợ với nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn.

Xem thêm
  • Hải Dương xây dựng 4 trụ cột chính để trở thành tỉnh công nghiệp công nghệ cao

    (Xây dựng) - Theo kế hoạch thời kỳ 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Hải Dương đặt mục tiêu trở thành một trung tâm công nghiệp hiện đại, ứng dụng khoa học và công nghệ cao bền vững, tận dụng tối đa vị trí chiến lược và khả năng liên kết vùng.

    17:38 | 18/11/2024
  • Ninh Bình: Quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công thời điểm cuối năm

    (Xây dựng) – Chỉ còn thời gian ngắn nữa là kết thúc năm 2024, vì vậy mới đây, UBND tỉnh Ninh Bình có văn bản yêu cầu các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các chủ đầu tư phải quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.

    16:56 | 18/11/2024
  • 4 yếu tố giúp Hưng Yên là địa phương có “sức hút nóng” về công nghiệp

    (Xây dựng) - Hưng Yên đang tập trung chuyển đổi các khu, cụm công nghiệp hiện hữu thành các trung tâm thân thiện với môi trường bằng cách nghiêm cấm các ngành Công nghiệp gây ô nhiễm. Cách tiếp cận chiến lược này dự kiến sẽ thu hút được nguồn đầu tư đáng kể, hiện đã đảm bảo được 18 nguồn đầu tư cho các khu công nghiệp xanh.

    16:49 | 18/11/2024
  • Hà Nội: Giám sát huyện Gia Lâm về thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 – 2025

    (Xây dựng) - Mới đây, Chủ tịch HĐND Thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã có buổi làm việc với huyện Gia Lâm về tình hình, kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 theo nghị quyết của HĐND Thành phố.

    15:04 | 18/11/2024
  • Hơn 100 gian hàng tham gia tại Triển lãm Phòng sạch và Điều hòa không khí 2024

    (Xây dựng) - Triển lãm quốc tế CLEANFACT & RHVAC VIETNAM 2024, sắp diễn ra từ ngày 21 – 23/11 là sự kiện thường niên quan trọng trong lĩnh vực Lạnh và Điều hòa không khí, Phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao.

    11:39 | 18/11/2024
  • Bình Định: Gần 496 tỷ đồng đầu tư Nhà máy sản xuất các sản phẩm thời trang TnB Việt Nam

    (Xây dựng) - Nhà máy sản xuất các sản phẩm thời trang TnB Việt Nam sẽ được đầu tư xây dựng tại Khu công nghiệp Hòa Hội, xã Cát Hanh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định trên diện tích hơn 8,4ha, tổng vốn đầu tư 495,8 tỷ đồng.

    21:29 | 17/11/2024
  • Xây dựng kinh tế xanh để bước nhanh vào kỷ nguyên mới

    Đông Nam Bộ phát triển công nghiệp sớm và nhanh nhất cả nước, góp phần to lớn cho tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, việc phát triển công nghiệp quá nhanh cũng để lại không ít những hệ lụy về môi trường. Vì vậy, các tỉnh khu vực này đang tích cực điều chỉnh để hướng đến tăng trưởng xanh và bền vững.

    19:45 | 17/11/2024
  • Yên Lạc (Vĩnh Phúc): Chú trọng đầu tư các cụm công nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội

    (Xây dựng) – Với việc làm tốt công tác tuyên truyền, đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo hướng đồng bộ, hiện đại, ngay sau khi đi vào hoạt động, các cụm công nghiệp (CCN) ở huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc) đã nhanh chóng thu hút hơn 600 nhà đầu tư thứ cấp tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương.

    18:26 | 17/11/2024
  • Long An: Năng lượng sạch - nền tảng phát triển bền vững

    (Xây dựng) - Vừa qua, trong khuôn khổ chuyến công tác xúc tiến và đầu tư tại Vương quốc Bỉ từ ngày 15/11 đến ngày 16/11, Đoàn công tác tỉnh Long An do Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Được dẫn đầu đã đến làm việc và nghiên cứu mô hình công nghệ năng lượng tại Tập đoàn John Cockerill. Đoàn đã làm việc với Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Bỉ, Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Bỉ và Liên minh Bỉ - Việt nhằm tìm hiểu cơ hội hợp tác với phía Bỉ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực năng lượng tái tạo.

    14:48 | 17/11/2024
  • Phú Thọ: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các cụm công nghiệp trên địa bàn

    (Xây dựng) – Hiện các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, một số diện tích của các cụm công nghiệp vẫn chưa được giải phóng mặt bằng (GPMB). Để đảm bảo tiến độ dự án, Phú Thọ đã huy động nguồn nhân lực tập trung giải quyết vấn đề tồn đọng, đẩy nhanh tiến độ xây dựng.

    14:02 | 17/11/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load