Thứ bảy 27/04/2024 11:01 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

“Đè đầu cưỡi cổ” di tích ở Hội An để chụp ảnh cưới: Hành động xâm hại di tích

16:43 | 21/04/2019

Trước việc nhiều bạn trẻ trèo lên những mái nhà cổ ở Hội An để chụp hình cưới, lãnh đạo Hội An cho rằng đây là hành động xâm hại di tích và cần phải bị xử lý.

Như Dân trí đã phản ảnh, nhiều bạn trẻ chuẩn bị kết hôn đến Hội An để chụp hình cưới lưu niệm.

Theo đó, có một số bạn trẻ “liều mạng” trèo lên nóc một số ngôi nhà cổ để chụp hình. Hành động này đã tạo phản ứng mạnh trong cộng đồng dân cư Hội An nói riêng và bạn đọc cả nước nói chung.


Một cặp đôi nằm sõng soài trên mái nhà cổ ở Hội An chụp hình cưới khiến người dân bất bình

Bạn đọc Nguyễn Thị Đà cho rằng, việc chụp ảnh thường là do các nhiếp ảnh gia lựa chọn địa điểm cho các cô dâu, chú rể, việc xử lý nên nhắm vào những người này.

Còn bạn Bé Mập thì bình luận: “Vừa xâm phạm di sản vừa nguy hiểm đến tính mạng. Không biết các bạn trẻ này nghĩ gì khi trèo lên đây chụp hình cưới và lưu niệm?”; “Nhiều bạn trẻ bây giờ có lẽ không cần biết “văn hóa, di sản” là gì...? Chỉ cần “tự sướng” được là cứ làm...?”, bạn đọc Tuấn Anh bình luận.


Một cặp đôi khác ngồi “chình ình” trên nóc nhà cổ để chụp hình lưu niệm

“Những người không có kiến thức về văn hóa tâm linh và bảo tồn di sản, đâu có thể coi thế là đẹp. Nên thay đổi cách suy nghĩ của cả người muốn chụp hình như vậy, cũng như cần giáo dục thêm cách làm việc cho những người làm nghề nhiếp ảnh. Không thì có khi mai kia các đôi còn rủ nhau... leo cây chụp hình như thời nguyên thủy nữa chăng? Thật là...!!!” -  bạn đọc Mạnh Thắng góp ý.

Theo Phòng Văn hóa thông tin TP Hội An, nhiều bạn trẻ vô tư “đè đầu cưỡi cổ” di tích chủ yếu diễn ra tại các số nhà 92, 150, 158, 166 của đường Trần Phú chỉ vì muốn ghi lại bức ảnh cưới ấn tượng.

Ngoài ra, thời gian gần đây, một số ngồi nhà cổ trên đường Nguyễn Thái Học cũng bị các cặp đôi ngồi “chình ình” hay nằm “sõng soài” lên đầu để chụp ảnh.


Để ngăn cản người dân trèo qua chụp hình, nhiều nhà đã có biện pháp ngăn cản trông rất mất mỹ quan ở phố cổ Hội An

Ông Nguyễn Văn Lanh – Trưởng Phòng Văn hóa thông tin TP Hội An cho biết: Sau khi lập đoàn đi kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện một số chủ quán cà phê đã dựng hàng rào để ngăn cản hành vi leo qua mái ngói nhà dân để chụp ảnh cưới của nhiều bạn trẻ. Theo đó, hình ảnh các công trình nhà cổ có tuổi đời hàng trăm năm bị bao bọc, ngăn cản bởi hàng rào lưới B40, dây xích hoặc các vật dụng khác nhằm không cho các bạn trẻ leo qua chụp hình... khiến phố cổ trở nên rất mất mĩ quan.

Trước mắt, sẽ yêu cầu chủ quán cà phê phải tháo dỡ các lớp hàng rào này, bên cạnh đó đơn vị sẽ thông tin, tuyên truyền nhằm yêu cầu các bạn trẻ ngừng ngay hành động phản cảm trên. Còn nếu cố tình vi phạm, tùy theo mức độ có thể xử phạt vi phạm hành chính - Vị Trưởng Phòng Văn hóa thông tin TP Hội An trao đổi về hướng xử lý.

Khi đề cập đến thực trạng này,  ông Nguyễn Văn Sơn - Phó Chủ tịch TP Hội An cho biết: Trước phản ánh của báo chí cũng như hình ảnh mà các trang mạng xã hội đăng tải về tình trạng một số cặp đôi leo lên mái ngói nhà cổ ở Hội An tạo dáng chụp ảnh cưới, chính quyền thành phố đã giao Phòng Văn hóa thông tin kiểm tra thực tế. Qua đó đề xuất hướng xử lý rốt ráo vụ việc.

Ông Sơn cũng đưa ra quan điểm: Việc các cặp đôi leo lên mái ngói của di tích cổ để chụp ảnh cưới thực sự rất phản cảm, nếu "chiếu theo"  Luật Di sản, đây là hành vi xâm phạm di tích. Về phần trách nhiệm liên đới khi  để xảy ra tình trạng khiến dư luận bức xúc như trong thời gian vừa qua, chủ quán cà phê cũng phải chịu một phần trách nhiệm. Tuy nhiên, cơ quan chức năng thành phố Hội An cũng nhận thấy trách nhiệm chính của mình và sẽ sớm đưa ra biện pháp cứng rắn nhằm dẹp bỏ hình ảnh xấu xí này.

Theo C.Bính/Dantri.com.vn

Cùng chuyên mục
  • Quảng Trị: Lễ hội “Thống nhất non sông” - Tôn vinh các giá trị truyền thống lịch sử và cách mạng của dân tộc

    (Xây dựng) – Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 52 năm Ngày Giải phóng tỉnh Quảng Trị (01/5/1972 - 01/5/2024), ngày 30/4, tại Di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải (Quảng Trị) sẽ diễn ra Lễ hội “Thống nhất non sông” năm 2024.

  • Ninh Bình: Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024

    (Xây dựng) – Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.

  • Di tích lịch sử Cầu Gãy

    (Xây dựng) - Cầu Gãy là minh chứng lịch sử hào hùng, cho sức mạnh và tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam. Cầu Gãy đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực, nối liền Bình Dương, Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên trong nhiều năm sau giải phóng miền Nam. Năm 2012, Cầu Gãy được công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.

  • Lễ hội sen Đồng Tháp sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 5

    (Xây dựng) – Sáng 25/4, UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Thông cáo báo chí Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024. Theo Thông cáo, Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 với chủ đề “Rạng ngời sắc Sen” sẽ diễn ra tại Công viên Văn Miếu (đường Lý Thường Kiệt, phường 1, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp), từ ngày 16-19/5/2024.

  • Hội thảo “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển”: Điểm nhấn trọng tâm về học thuật

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, Hội thảo khoa học “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển” đã diễn ra tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, trở thành điểm nhấn trọng tâm về học thuật trong khuôn khổ Festival Sinh viên kiến trúc toàn quốc lần thứ XIV tại Huế.

  • Quảng Ninh: Kỷ niệm 513 năm ngày cụ Vũ Phi Hổ đỗ tiến sỹ

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, xã Lê Lợi, thành phố Hạ Long nòng cốt là Hội đồng dòng họ Vũ Võ tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 513 năm ngày cụ Vũ Phi Hổ, người dân của địa phương đỗ tiến sĩ.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load