Thứ tư 08/05/2024 13:06 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Quảng Trị: Lễ hội “Thống nhất non sông” - Tôn vinh các giá trị truyền thống lịch sử và cách mạng của dân tộc

10:51 | 27/04/2024

(Xây dựng) – Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 52 năm Ngày Giải phóng tỉnh Quảng Trị (01/5/1972 - 01/5/2024), ngày 30/4, tại Di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải (Quảng Trị) sẽ diễn ra Lễ hội “Thống nhất non sông” năm 2024.

Quảng Trị: Lễ hội “Thống nhất non sông” - Tôn vinh các giá trị truyền thống lịch sử và cách mạng của dân tộc
Nơi diễn ra Lễ thượng cờ “Thống nhất non sông” hàng năm nhân dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Trong khuôn khổ chương trình, Lễ hội “Thống nhất non sông” năm 2024 bao gồm các hoạt động: Lễ thượng cờ “Thống nhất non sông”; Giải đua thuyền “Thống nhất non sông” tranh Cup HUDA năm 2024, được tổ chức tại bến đua thuyền bờ Bắc sông Bến Hải (Di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải). Thành phần tham gia gồm có đội tuyển của các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Quảng Trị và các đội đua đến từ tỉnh Quảng Nam, Quảng Bình, Nghệ An và Bình Thuận.

Đặc biệt là lễ dâng hương tri ân các anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Trường Sơn, Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Đường 9 và Di tích quốc gia đặc biệt Thành Cổ Quảng Trị với sự tham gia của các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Trị, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị, lãnh đạo các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và các đơn vị lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh, lãnh đạo các cơ quan, doanh nghiệp Trung ương và của tỉnh trên địa bàn, cùng cán bộ và nhân dân...

Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, tỉnh Quảng Trị là nơi đã “oằn mình” gánh chịu bom đạn ác liệt của Mỹ ngụy, là nhân chứng lịch sử mang trên mình nỗi đau chia cắt đất nước suốt 20 năm ròng rã, nơi chứng kiến cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của dân tộc ta để giành độc lập, tự do và thống nhất đất nước, nơi thể hiện khát vọng hòa bình bất diệt của người Việt Nam làm lay động mạnh mẽ, sâu sắc lương tri nhân loại.

Chiến tranh đi qua, nhưng hồi ức về những đau thương, mất mát, những chiến công hào hùng, bất khuất của quân và dân ta mãi không phai mờ. Lễ hội “Thống nhất non sông” năm 2024 là dịp để tôn vinh các giá trị truyền thống lịch sử và cách mạng của dân tộc.

Thông qua đó giáo dục, bồi dưỡng và phát huy hơn nữa lòng yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần đoàn kết, niềm tự hào, ý chí tự cường dân tộc; khẳng định những thành quả vĩ đại mà dân tộc ta đã đạt được trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc; cổ vũ toàn dân đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, nêu cao ý chí, quyết tâm vượt qua thách thức, xây dựng quê hương Quảng Trị phát triển nhanh và bền vững trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nước.

Hữu Tiến

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hải Phòng sẵn sàng cho Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2024

    (Xây dựng) – Thành phố Hải Phòng đang khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị cho Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2024 sẽ diễn ra ngày 11/5 tới đây tại khu vực Quảng trường phía trước Trung tâm Chính trị - Hành chính, Khu đô thị Bắc sông Cấm, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.

  • Đặc sắc Chương trình nghệ thuật "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử"

    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với tỉnh Điện Biên tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt "Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử" với sự tham dự của Thủ tướng Phạm Minh Chính.

  • Về với Điện Biên

    (Xây dựng) - Những ngày này, cả nước đang cùng hoà chung không khí nô nức Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ “chấn động năm châu, lừng lẫy địa cầu” của quân - dân ta (7/5/1954 - 7/5/2024). Nhạc sĩ - nhà báo Tào Khánh Hưng, Phó tổng biên tập Báo Xây dựng đã sáng tác ca khúc “Về với Điện Biên”. Đây là bài hát hưởng ứng cuộc vận động của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam “Ủng hộ làm nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo tỉnh Điện Biên” (lễ phát động ngày 14/5/2023); cùng “Tháng âm nhạc Bài ca Điện Biên - Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ” của Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp cùng Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật Việt Nam và UBND tỉnh Điện Biên phát động (19/3/2024).

  • Tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” đến với người dân Hà Nội bằng công nghệ 3D mapping

    (Xây dựng) - Từ tối 3/5 đến hết ngày 7/5/2024, người dân Hà Nội có thể chiêm ngưỡng bức tranh panorama 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ” tại khu vực tượng đài Cảm tử (41 Hàng Dầu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đây là bức tranh tròn quy mô lớn nhất Đông Nam Á và là một trong những bức tranh đề tài chiến tranh lớn nhất thế giới.

  • Khánh thành bức Phù điêu Bài ca chiến thắng ở Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ

    Bức Phù điêu “Bài ca Chiến thắng” của tác giả Nguyễn Đức Luận, cao 2,7m, rộng 3,7m, có điểm nhấn là hình ảnh đoàn quân chiến thắng, nhân dân các dân tộc Tây Bắc cầm cờ, hoa chào đón bộ đội Cụ Hồ.

  • Những Thủy tổ vùng đất thiêng Kinh Bắc

    (Xây dựng) – Vùng đất Bắc Ninh – Kinh Bắc, không chỉ được biết đến là cái nôi của Thủy tổ Quan họ (nơi có đền thờ Đức Vua Bà, người khai sinh ra làn điệu Dân ca Quan họ nổi danh năm Châu) mà ở vùng đất thiêng này, còn là nơi khởi nguồn của rất nhiều Thủy tổ khác.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load