Chủ nhật 28/04/2024 11:21 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Vương cung Thánh đường Sở Kiện - Nhà thờ lâu đời nhất Hà Nam

14:34 | 13/08/2019

Dù là một tiểu Vương cung thánh đường mới được sắc phong năm 2010, nhưng Thánh đường Sở Kiện (hay còn gọi là) Nhà thờ Kẻ Sở là điểm đến thú vị với kiến trúc đồ sộ và phong cách Đông-Tây hội tụ.

Vương cung Thánh đường Sở Kiện hay còn được gọi là Nhà thờ Kẻ Sở là một nhà thờ Công giáo Rôma thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội tọa lạc ở thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

 Vương cung thánh đường Sở Kiện cách Hà Nội khoảng 65km về phía Nam theo hướng Quốc lộ 1. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

 Trong khoảng 6.000 nhà thờ trên cả nước, Việt Nam có 4 tiểu Vương cung thánh đường. Các Vương cung thánh đường, danh hiệu được Giáo hoàng tôn vinh đặc biệt dành cho những nhà thờ có kiến trúc to lớn, cổ kính, mang ý nghĩa lịch sử và tâm linh quan trọng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

 Quần thể Sở Kiện có lối kiến trúc Gothic, gồm nhà thờ chính, tòa Giám mục và chủng viện. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

 Sở Kiện được xây dựng theo kiến trúc vòm cao vút cổ điển phương Tây từ trần đến cửa. Trên tường có các ô cửa kính màu vẽ tranh các vị thánh hoặc các sự kiện trong Kinh Thánh. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

 Đây là trung tâm hành hương của giáo phận Hà Nội, từng giữ vai trò là nhà thờ chính tòa của tổng giáo phận từ năm 1882 đến 1936. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

 Cái tên Sở Kiện có được là do ghép tên của hai ngôi làng: làng Sở (hay Ninh Phú) phía Đông chuyên làm ruộng và làng Kiện (hay Kiện Khê) chuyên nghề buôn bán, nung vôi. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

 Tháng 6/2010, nhà thờ Sở Kiện được nâng thành tiểu Vương cung thánh đường tước hiệu Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

 Nhiều du khách tới đây tỏ ra thích thú với lối kiến trúc đặc sắc, cảm tưởng như lạc vào không gian văn hóa của châu Âu. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

 Hơn 60 năm từ 1862 - 1924, Sở Kiện là nơi đặt 'thủ phủ' của giáo phận Tây Đàng Ngoài. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

 Sở Kiện cũng được vinh dự làm chiếc nôi nuôi nấng hai thánh từ đạo (linh mục Phê-rô Trương Văn Thi và thầy giảng Phê-rô Trương Văn Đường) và làm nơi cất giữ nhiều di tích thánh. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

 Nhà thờ dài 67,2 mét, rộng 31,2 mét và cao đỉnh 23,2 mét, mang tước hiệu Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Với 4 hàng cột, chia làm 5 gian dọc, nhà thờ có thể chứa từ 4.000-5.000 người. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

 Khu vực bên trong nhà thờ luôn đông nghịt các giáo dân mỗi cuối tuần. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

 Nhà thờ sở hữu ngọn tháp cao treo 4 quả chuông mang các sắc âm đố-mi-son-đồ. Quả nặng nhất gần 2,5 tấn được người dân ở đây gọi là chuông 'Bồng'. Vào ngày lễ, tiếng chuông vang lên như một bản đàn vang vọng từng thôn làng, ngõ xóm của vùng đất Kiện Khê. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Theo Minh Sơn (Vietnam+)

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Khai mạc Triển lãm Hải Phòng – Pháp Heritage

    (Xây dựng) – Ngày 26/4, tại Nhà triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức Lễ khai mạc triển lãm “Hải Phòng – Pháp Heritage” với chủ đề "Di sản kiến trúc hôm nay, sự thịnh vượng cho ngày mai".

    11:10 | 27/04/2024
  • Quảng Trị: Lễ hội “Thống nhất non sông” - Tôn vinh các giá trị truyền thống lịch sử và cách mạng của dân tộc

    (Xây dựng) – Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 52 năm Ngày Giải phóng tỉnh Quảng Trị (01/5/1972 - 01/5/2024), ngày 30/4, tại Di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải (Quảng Trị) sẽ diễn ra Lễ hội “Thống nhất non sông” năm 2024.

    10:51 | 27/04/2024
  • Ninh Bình: Khai mạc Lễ hội Tràng An năm 2024

    (Xây dựng) – Ngày 26/4, tại Danh thắng Tràng An, Lễ hội Tràng An năm 2024 đã chính thức được khai mạc. Đây là một trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.

    20:14 | 26/04/2024
  • Di tích lịch sử Cầu Gãy

    (Xây dựng) - Cầu Gãy là minh chứng lịch sử hào hùng, cho sức mạnh và tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam. Cầu Gãy đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực, nối liền Bình Dương, Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên trong nhiều năm sau giải phóng miền Nam. Năm 2012, Cầu Gãy được công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.

    20:15 | 25/04/2024
  • Lễ hội sen Đồng Tháp sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 5

    (Xây dựng) – Sáng 25/4, UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Thông cáo báo chí Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024. Theo Thông cáo, Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 với chủ đề “Rạng ngời sắc Sen” sẽ diễn ra tại Công viên Văn Miếu (đường Lý Thường Kiệt, phường 1, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp), từ ngày 16-19/5/2024.

    18:18 | 25/04/2024
  • Hội thảo “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển”: Điểm nhấn trọng tâm về học thuật

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, Hội thảo khoa học “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển” đã diễn ra tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, trở thành điểm nhấn trọng tâm về học thuật trong khuôn khổ Festival Sinh viên kiến trúc toàn quốc lần thứ XIV tại Huế.

    16:01 | 25/04/2024
  • Quảng Ninh: Kỷ niệm 513 năm ngày cụ Vũ Phi Hổ đỗ tiến sỹ

    (Xây dựng) - Ngày 23/4, xã Lê Lợi, thành phố Hạ Long nòng cốt là Hội đồng dòng họ Vũ Võ tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức Lễ dâng hương kỷ niệm 513 năm ngày cụ Vũ Phi Hổ, người dân của địa phương đỗ tiến sĩ.

    10:43 | 25/04/2024
  • Hoàn thành giai đoạn 1 tu bổ nơi Tổng Bí thư Trần Phú bị giam giữ và hy sinh

    Bệnh viện Chợ Quán xây dựng xong vào năm 1864, được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam, đơn vị trực thuộc Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam công nhận là "Bệnh viện lâu đời nhất Việt Nam."

    16:01 | 24/04/2024
  • Khai hội đền Đô: Tái hiện lịch sử hào hùng của dân tộc

    (Xây dựng) - Sáng 23/4, tại thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh đã long trọng diễn ra Lễ khai hội đền Đô 2024 và hướng tới kỷ niệm 1014 năm Vua Lý Công Uẩn lên ngôi Hoàng đế.

    21:53 | 23/04/2024
  • Yên Bái: Công trình tu bổ Di tích lịch sử Bến Âu Lâu chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

    (Xây dựng) – Di tích lịch sử Bến Âu Lâu thuộc tỉnh Yên Bái, từng là điểm trung chuyển vũ khí, lương thực… qua sông trong các chiến dịch đánh thực dân Pháp, góp phần không nhỏ làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ. Trong thời gian tới, nhằm giữ gìn và bảo tồn, phát huy truyền thống yêu nước, tỉnh Yên Bái tiếp tục tu bổ, mở rộng Di tích lịch sử Bến Âu Lâu.

    20:21 | 23/04/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load