Thứ ba 05/11/2024 01:15 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Bài tham dự cuộc thi “Phát triển công trình xanh”

Vườn Minh Trân – Hơi thở xanh giữa nhịp sống thành thị

08:16 | 16/09/2023

(Xây dựng) - Giữa Sài Gòn hoa lệ, một “vườn ươm giấc mơ Việt Nam” với không gian xanh mát mang dáng dấp của làng quê Việt. Đây còn là nơi giao thoa văn hóa Việt – Nhật và giao lưu, kết nối trong kinh doanh ở một không gian mở giữa thiên nhiên nhỏ trong lòng thành phố lớn. Công trình rộng hơn 1ha này của TS. Nguyễn Trí Dũng được xây dựng với tiêu chí thân thiện với môi trường, “thổi hồn thiên nhiên vào cuộc sống hiện đại”.

Vườn Minh Trân – Hơi thở xanh giữa nhịp sống thành thị
“Đóa hoa kiến trúc” độc đáo giao hòa hoàn hảo giữa phong cách thiết kế đương đại nhưng vẫn mang đậm hơi thở thiên nhiên.

Vườn Minh Trân là một tác phẩm văn hóa đa dạng, phong phú màu sắc của 3 miền trải dài trên đất nước, sự đổi mới tư duy xây dựng kết hợp hiện đại và truyền thống hài hòa với cây cảnh thiên nhiên. Một công trình xanh tươi có rất nhiều cây xanh, cách Trung tâm Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 10km.

Vườn Minh Trân – Hơi thở xanh giữa nhịp sống thành thị
Nguyên vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường cũng như hạn chế tối đa năng lượng tiêu thụ và sự tác động đến môi trường.

Một cổng làng cổ kính rêu phong được làm bằng gỗ, như gợi về một nếp sống xưa trên đất nước Việt Nam. Trong khu vườn có hai hàng cây xà cừ có tuổi đời trên 50 năm như gợi nhớ đến vùng đất Nam bộ đã từng có khu rừng già bao phủ. Một nét Huế xưa giữa lòng Thành phố Hồ Chí Minh hiện đại văn minh, đã cho người phương Nam có cơ hội hồi tưởng về một vùng Cố đô trên dải đất miền Trung… Ở gian nhà đậm màu sắc Nam bộ, người xem dễ dàng những vật dụng quen thuộc như lu nước, ống tre, gáo nước... Từng căn nhà sàn Tây Nguyên được dựng lên như tiếng gọi của núi rừng, tiếng gọi của buôn làng. Mỗi một công trình nhỏ ở Vườn Minh Trân đều được xây dựng với tiêu chí bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan.

Vườn Minh Trân – Hơi thở xanh giữa nhịp sống thành thị
Nét Huế xưa giữa lòng Thành phố Hồ Chí Minh hiện đại văn minh.

Vườn Minh Trân là một trong những “viên ngọc xanh” quý giá còn được giữ lại giữa xu hướng bê tông hóa đô thị để phục vụ cho nhu cầu sinh sống của con người. “Viên ngọc” này đẹp một cách tự nhiên, trong lành và thanh tịnh; để con người bước vào hưởng thụ và sống thật với nội tâm của mình.

Ở vườn Minh Trân, song song với điều kiện tự nhiên, thứ tạo nên “mảng xanh” của Vườn còn là tính bền vững của thiết kế, nguyên vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường cũng như hạn chế tối đa năng lượng tiêu thụ và sự tác động đến môi trường ngay cả khi xây dựng lẫn quá trình đi vào sử dụng công trình. Từ đó giúp cắt giảm sự lãng phí và góp phần bảo vệ cuộc sống của con người ở cả hiện tại lẫn tương lai.

Vườn Minh Trân – Hơi thở xanh giữa nhịp sống thành thị
Chủ nhân khu vườn đã tạo điều kiện tốt nhất cho thảm thực vật sinh trưởng.

Chủ nhân khu vườn đã tạo điều kiện tốt nhất cho thảm thực vật sinh trưởng, cho nên bê tông cốt thép phải lùi ra chỗ khác; không ngăn cản sự phát triển tự nhiên của vạn vật nơi đây. Cũng theo như ông Nguyễn Trí Dũng, vườn Minh Trân được xây dựng chủ yếu bằng nguyên liệu là gỗ, tre và lá cọ, từng công trình nhỏ đều được ông đặc biệt giám sát và xây dựng. Ông cũng như các cộng sự của ông luôn mang tâm niệm việc sử dụng tối đa các vật liệu mang tính chất thân thiện với môi trường và tận dụng tối ưu tài nguyên trong suốt toàn bộ quá trình xây dựng và bảo trì cũng như sử dụng công trình.

Vườn Minh Trân – Hơi thở xanh giữa nhịp sống thành thị
Vườn Minh Trân được xây dựng chủ yếu bằng nguyên liệu là gỗ, tre và lá cọ.

Ông Phạm Tuấn Khanh – Giảng viên khoa Kiến trúc, trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh; Phó Chủ tịch Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh cũng là kiến trúc sư gắn bó với Vườn trong việc thực hiện phần lớn các công trình nhỏ của vườn Minh Trân cho biết: “Vườn Minh Trân mang lại cho người đến vườn một cảm giác mộc mạc mà không hề phô diễn. Sự mộc này được thể hiện qua việc tận dụng thiên nhiên, làm cho bố cục khu vườn trở nên hài hòa, dễ chịu và thân thiện với môi trường. Và ở đây, thiên nhiên được coi là định hướng chính để chúng tôi phát triển khu vườn trong tương lai; chính thiên nhiên ở đây đã mang yếu tố chủ đạo. Ở đây, từng mét vuông đất đều được dành cho cây xanh, cỏ cây hoa lá cũng như cho những công trình nhỏ thân thiện với môi trường”.

Vườn Minh Trân – Hơi thở xanh giữa nhịp sống thành thị
Hàng cây xà cừ cùng lu nước giúp gợi nhớ miền quê Nam bộ xưa.

Chính nhờ cái nền xanh mướt mát này, sắc hồng của ti-gôn, vẻ rực rỡ của phượng, hay dáng yêu kiều của lan nổi bật hơn bao giờ hết. Chẳng có loại máy điều hòa nào có thể đem lại cảm giác dễ chịu như đứng dưới bóng râm giữa buổi trưa ngắm những chiếc lá vàng là đà rơi nhè nhẹ trong gió. Ở nơi này, nắng không còn là nỗi ám ảnh về sự nóng nảy như thiêu như đốt nữa, mà dịu dàng như một nhánh lá rơi bên thềm. Cái nóng trưa oi bức như đã lùi xa cả vạn dặm đường, dù có thể chỉ vài bước chân thôi bước ra khỏi khu vườn này thì choáng ngợp ngay với cảnh xe cộ nườm nượp không có gì xa lạ nữa ở Sài Thành hoa lệ.

Vườn Minh Trân – Hơi thở xanh giữa nhịp sống thành thị
Thảm thực vật tươi tốt giúp bầu không khí vườn Minh Trân luôn trong lành, tươi mát.

Nhiều năm qua, Minh Trân – “Vườn ươm giấc mơ Việt Nam” do TS. Nguyễn Trí Dũng xây dựng đã trở thành điểm kết nối các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tâm huyết với việc phát triển kinh tế, văn hóa nước nhà. Và Vườn Minh Trân đã và đang trở thành công trình điểm được nhiều kiến trúc sư Việt Nam theo đuổi công trình xanh học tập và noi theo.

Bài dự thi viết về Công trình xanh Việt Nam năm 2023 do Báo Xây dựng phát động. Ban tổ chức cuộc thi không trả nhuận bút các bài dự thi. Tác giả chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực và bản quyền bài viết.

Nguyễn Dương – Hàn Thủy

Theo

Cùng chuyên mục
  • Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Cố đô Huế với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và Di sản khu vực. Trong đó, có 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

  • Vĩnh Long: Di sản làng nghề trăm tuổi bên dòng Cổ Chiên

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Ðề án “Di sản đương đại Mang Thít” với diện tích 3.060ha, thuộc 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ An, Nhơn Phú và Hòa Tịnh, với sản phẩm du lịch trọng điểm là “Vương quốc lò gạch”.

  • Thái Nguyên: Khánh thành công trình di tích đền thờ Lý Nam Đế

    (Xây dựng) - UBND thành phố Phổ Yên vừa tổ chức cắt băng khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích đền thờ Lý Nam Đế (đền Mục), tại phường Tiên Phong, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

  • Mê Linh (Hà Nội): Lấy ý kiến về dự án Khu công viên thể dục, thể thao rộng hơn 60ha

    (Xây dựng) - Dự án Khu công viên thể dục, thể thao huyện Mê Linh được kỳ vọng sẽ trở thành tổ hợp thể thao hiện đại tầm cỡ khu vực, sẵn sàng trở thành một địa điểm cho thi đấu Olympic trong tương lai.

  • Lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích làng cổ Phước Tích

    Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ vừa có công văn số 4769/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thống nhất lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích Làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền.

  • Hội chợ Ấn Độ 2024 - Lễ hội tôn vinh sự đa dạng của Ấn Độ

    (Xây dựng) – Ngày 2/11, Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội đã tổ chức "Hội chợ Ấn Độ - Lễ hội tôn vinh sự đa dạng của Ấn Độ" tại khuôn viên Đại sứ quán. Lễ hội nhằm mục đích tăng cường mối quan hệ văn hóa trong cộng đồng người Ấn Độ, quảng bá về Ấn Độ đến cộng đồng người Việt Nam và tôn vinh tình hữu nghị truyền thống sâu sắc giữa nhân dân hai nước.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load