Thứ hai 14/10/2024 20:43 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế / Doanh nghiệp

Vòng tròn giao dịch đang đẩy giá nhóm cổ phiếu “họ” APEC tăng hàng chục %

19:37 | 01/10/2024

(Xây dựng) – Trong bối cảnh các công ty thuộc nhóm APEC thực hiện việc mua chéo cổ phiếu của nhau, tạo thành một vòng tròn giao dịch, các cổ phiếu “họ” Apec đang ghi nhận đà tăng trên thị trường chứng khoán.

Vòng tròn giao dịch đang đẩy giá nhóm cổ phiếu “họ” APEC tăng hàng chục %
Diễn biến nhóm cổ phiếu thuộc hệ sinh thái APEC trên sàn chứng khoán trong phiên giao dịch ngày 1/10.

Trong phiên giao dịch ngày 1/10, nhóm cổ phiếu thuộc hệ sinh thái APEC đều đồng loạt tăng, cụ thể, khép phiên giao dịch ngày 1/10, mã APS (CTCP Chứng khoán Châu Á - Thái Bình Dương) tăng 1,35%; Mã API (CTCP Đầu tư Châu Á - Thái Bình Dương) tăng 1,09%; Mã IDJ (CTCP Đầu tư IDJ Việt Nam) tăng 1,49%. Đáng chú ý, ba mã cổ phiếu này đã lần lượt tăng 23%, 11,3%, và 10% trong nửa tháng qua.

Đà hồi phục và tăng giá của các cổ phiếu thuộc hệ sinh thái APEC diễn ra trong bối cảnh các công ty thuộc nhóm APEC thực hiện việc mua chéo cổ phiếu của nhau, tạo thành một vòng tròn giao dịch. Cụ thể, vào ngày 23/8, IDJ đã đăng ký mua 6 triệu cổ phiếu API, với thời gian giao dịch từ 28/8 đến 27/9. Theo thông tin của Công ty Cổ phần Chứng khoán DNSE, nếu giao dịch hoàn tất, tỷ lệ sở hữu của IDJ tại API sẽ tăng từ 0% lên 7,1%.

Ngày 29/8, API thông báo sẽ mua 1,5 triệu cổ phiếu APS (tương đương 1,8% cổ phần) trong quý III hoặc quý IV năm 2024. Cùng thời điểm đó, APS cũng thông báo sẽ mua 3 triệu cổ phiếu IDJ (tương đương 1,7% cổ phần) trong cùng thời gian. Các giao dịch này đều được thực hiện theo hình thức khớp lệnh trên sàn hoặc thỏa thuận.

Vòng tròn giao dịch đang đẩy giá nhóm cổ phiếu “họ” APEC tăng hàng chục %
Diễn biến cố phiếu APS, API, IDJ từ đầu năm 2024. (Nguồn: DNSE).

Cổ phiếu API (CTCP Đầu tư châu Á - Thái Bình Dương), IDJ (CTCP Đầu tư IDJ Việt Nam), APS (CTCP Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương) từng “đại náo” thị trường với những phiên giao dịch “nóng” cùng thanh khoản đáng chú ý. Ba doanh nghiệp này đều thuộc hệ sinh thái APEC của doanh nhân Nguyễn Đỗ Lăng. Vào cuối tháng 6/2023, ông Nguyễn Đỗ Lăng cùng vợ là bà Huỳnh Thị Mai Dung và 3 bị can khác đã bị khởi tố, bắt tạm giam về cáo buộc thao túng giá cổ phiếu của APS, API và IDJ, thu lợi bất chính hơn 157 tỷ đồng.

Vào cuối năm 2021, nhóm cổ phiếu họ APEC đã trở thành hiện tượng trên thị trường chứng khoán khi ghi nhận mức tăng đột biến chỉ trong một thời gian ngắn. Cụ thể, API tăng từ 27.300 đồng/cp lên 102.000 đồng/cp (+372%), APS tăng từ 10.400 đồng/cp lên 59.900 đồng/cp (+481%) và IDJ tăng từ 14.500 đồng/cp lên 75.000 đồng/cp (+503%).

Để thao túng thị trường, vợ chồng ông Lăng cùng các đồng phạm đã liên tục thực hiện các giao dịch mua bán cổ phiếu qua 40 tài khoản chứng khoán. Sau đó, các bị can tập hợp báo cáo kết quả khớp lệnh để lãnh đạo nắm rõ tình hình giao dịch. Vợ chồng ông Lăng đã cùng đồng phạm chỉ đạo các đồng phạm khác thường xuyên đưa thông tin tích cực về ba mã cổ phiếu APS, API, IDJ lên các hội nhóm, kêu gọi và thu hút nhà đầu tư tham gia mua cổ phiếu.

PV

Theo

Cùng chuyên mục
  • Cà Mau: Cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp

    (Xây dựng) – Nhân dịp họp mặt Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10), UBND tỉnh Cà Mau đã tuyên dương 33 doanh nghiệp và 22 doanh nhân có thành tích tiêu biểu, đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thời gian qua.

  • Công ty Ngân Lực thuê 200 ô tô điện Vinfast và hợp tác mở rộng mạng lưới trạm sạc V-Green

    (Xây dựng) - Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Ngân Lực (NIAD) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về thúc đẩy chuyển đổi xanh với VinFast, FGF và V-Green. Theo đó, Ngân Lực dự kiến sẽ thuê 200 ô tô điện VinFast VF 8 và VF 9 từ FGF để cung cấp dịch vụ vận chuyển cho các doanh nghiệp đối tác, đồng thời phối hợp mở mới trạm sạc V-Green tại các trụ sở, văn phòng thuộc quyền quản lý của công ty.

  • Công ty Đại Nam: Hành trình 20 năm kiến tạo dấu ấn uy tín

    (Xây dựng) - Thành lập từ năm 2004, Công ty CP Khoa học Công nghiệp Đại Nam (Công ty Đại Nam) đã không ngừng nỗ lực vươn lên, khẳng định vị thế vững chắc trong lĩnh vực cung cấp thiết bị, giải pháp công nghiệp - xây dựng tại Việt Nam.

  • Viglacera nằm trong Top 100 Thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2024

    (Xây dựng) – Theo Brand Finance, Viglacera là thương hiệu có giá trị cao trong hệ sinh thái các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD) và bất động sản (BĐS) tại Việt Nam. Năm 2024, với vị trí xếp hạng thứ 58/100, Viglacera một lần nữa cho thấy đã có sự phát triển vượt bậc so với năm 2023 (vị trí 63/100). Trong đó, giá trị thương hiệu đạt 79 triệu USD, thăng hạng giá trị so với năm 2023; xếp hạng sức mạnh thương hiệu (Brands Strength Index) được xếp loại AA+.

  • Những câu nói của bà Mai Kiều Liên làm nên “chất” Vinamilk

    (Xây dựng) - Có thể nói, bà Mai Kiều Liên là một phần không thể tách rời của thương hiệu tỷ đô “Vinamilk”, khi mà nhiều triết lý của “nữ tướng” này đã trở thành “chất” của Vinamilk.

  • Đội thi công số 2 LILAMA đạt 3 triệu giờ làm việc an toàn tại dự án sản xuất hydrogen xanh

    (Xây dựng) – Ngày 12/10, Tổng thầu dự án Thyssenkrupp Nucera đã trao chứng nhận 3 triệu giờ làm việc an toàn cho Đội thi công số 2 (trực thuộc Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam - LILAMA), đơn vị tham gia gia công chế tạo, tổ hợp hệ thống thiết bị điện phân hydrogen xanh.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load