Thứ sáu 19/04/2024 21:20 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Ưu tiên đầu tư 7 dự án giao thông thông minh giai đoạn 2021-2025

19:18 | 23/06/2021

Sẽ có 6 dự án dự kiến đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách TP. Hồ Chí Minh với tổng số vốn 851 tỷ đồng và một dự án dự kiến đầu tư bằng nguồn vốn khác (từ TW hoặc PPP) với số vốn khoảng 5.700 tỷ đồng.

uu tien dau tu 7 du an giao thong thong minh giai doan 2021 2025
(Ảnh minh họa: Văn Điệp/TTXVN)

Trong giai đoạn 2021-2025, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ ưu tiên đầu tư 7 dự án giao thông thuộc chương trình đô thị thông minh của thành phố.

Đây là các dự án nhằm ứng dụng công nghệ vào việc điều hành, quản lý giao thông trên địa bàn.

Theo danh mục các dự án hạ tầng giao thông ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2021-2025 do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành, 7 dự án lĩnh vực giao thông thông minh được ưu tiên đầu tư trong giai đoạn này sẽ có 6 dự án dự kiến đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách thành phố với tổng số vốn 851 tỷ đồng và một dự án dự kiến đầu tư bằng nguồn vốn khác (từ Trung ương hoặc PPP) với số vốn khoảng 5.700 tỷ đồng.

Cụ thể, 6 dự án ưu tiên đầu tư bằng vốn ngân sách thành phố là Dự án nâng cấp 200 chốt đèn tín hiệu giao thông thông minh điều khiển linh hoạt và 300 thiết bị đo đếm phân tích lưu lượng, mật độ giao thông với số vốn 180 tỷ đồng; Dự án nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin tại Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị có số vốn đầu tư 172 tỷ đồng, với hệ thống máy chủ và lưu trữ, hệ thống chuyển mạch lõi, hệ thống bảo mật trung tâm dữ liệu.

Phần mềm quản trị hệ thống, khai báo dữ liệu giám sát hành trình phương tiện vận tải.

Dự án bổ sung hệ thống camera giám sát phục vụ công tác kiểm soát giao thông với số vốn 60 tỷ đồng, đầu tư 200 camera ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) phục vụ giám sát giao thông độ phân giải cao, có tính năng phát hiện sự cố tự động; Dự án nâng cấp hệ thống điều khiển phục vụ quản lý điều hành vận tải hành khách công cộng (giai đoạn 1) có số vốn 137 tỷ đồng, triển khai hệ thống kiểm soát xe ra vào bến khoảng 35 điểm đầu cuối bến, 200 nhà chờ xe buýt và nâng cấp hệ thống phần cứng, phần mềm quản lý vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.

Dự án trang bị phần mềm, thiết bị phục vụ điều hành, giám sát hoạt động giao thông đường thủy khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, vốn đầu tư khoảng 42 tỷ đồng nhằm lắp đặt hệ thống camera giám sát luồng tuyến trên các tuyến trọng điểm, ngã ba sông, các vị trí cầu yếu, tại các cảng, bến thủy nội địa; phần mềm và phần cứng, ứng dụng mobile cho hệ thống giám sát trung tâm; xây dựng trung tâm điều hành, giám sát.

Dự án Thu phí xe ôtô lưu thông vào trung tâm Thành phố để hạn chế ùn tắc giao thông cũng được triển khai trong giai đoạn 2021-2025 với nguồn vốn đầu tư khoảng 260 tỷ đồng.

Dự án đầu tư hệ thống 34 cổng thu phí đa làn không dừng và một trung tâm điều hành có nhiệm vụ kết nối với các cổng thu phí, xử lý thông tin và điều hành quản lý các hoạt động thu phí của hệ thống.

Đối với Dự án xây dựng Trung tâm điều hành giao thông đô thị Thành phố Hồ Chí Minh (giai đoạn 2), dự kiến đầu tư từ nguồn vốn ngoài ngân sách thành phố, khoảng 5.700 tỷ đồng.

Dự án sẽ đầu tư tòa nhà điều hành tập trung, hệ thống hiển thị màn hình tường, hạ tầng công nghệ thông tin (hệ thống mạng, hệ thống tường lửa, hệ thống phân tải, máy chủ xử lý, máy chủ cơ sở dữ liệu...), hệ thống điều khiển... theo mô hình trung tâm tích hợp dữ liệu.

Cùng với đó, dự án cũng đầu tư, nâng cấp và tích hợp các hệ thống điều khiển, giám sát, quản lý giao thông thông minh trên 1.400 chốt giao thông toàn thành phố.

Để triển khai các dự án này cũng như các vấn đề liên quan, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh giao Sở Giao thông Vận tải phối hợp cùng Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Nội vụ và các đơn vị liên quan tham mưu, đề xuất Ủy ban Nhân dân thành phố thực hiện nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực để nghiên cứu, ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào lĩnh vực quản lý, điều hành giao thông đô thị như trí tuệ nhân tạo (AI), vận vật kết nối (IoT), dữ liệu lớn (Big Data)…

Ngoài ra, Ủy ban Nhân dân Thành phố cũng đề nghị các đơn vị liên quan tiếp tục thực hiện các dự án giao thông thông minh thuộc Đề án xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2025./.

Theo Tiến Lực (TTXVN/Vietnam+)

Cùng chuyên mục
  • An Giang: Sẽ khánh thành cầu Châu Đốc vào ngày 23/4

    (Xây dựng) – UBND tỉnh An Giang thông tin, vào lúc 08 giờ ngày 23/4/2024 tại điểm cuối cầu Châu Đốc (nút giao với đường Châu Long) phường Vĩnh Mỹ, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang sẽ diễn ra Lễ thông xe cầu Châu Đốc thuộc Dự án Xây dựng tuyến đường liên kết vùng đoạn từ thị xã Tân Châu đến thành phố Châu Đốc, kết nối với tỉnh Kiên Giang và Đồng Tháp. Tổng chiều dài cầu tính đến 02 đuôi mố là 667m, tổng mức đầu tư 534.028 triệu đồng.

  • Quảng Nam: Đầu tư hơn 2.700 tỷ nạo vét sông Trường Giang

    (Xây dựng) – Tỉnh Quảng Nam sẽ đầu tư hơn 2.700 tỷ đồng từ vốn vay ODA và ngân sách để nạo vét 60km sông Trường Giang cho tàu lưu thông, thoát lũ, xây 6 cây cầu bắc qua sông này.

  • Đồng Nai: Bao giờ xong mặt bằng cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu?

    (Xây dựng) - Còn khoảng 40 ngày nữa là đến thời hạn tỉnh Đồng Nai phải bàn giao toàn bộ mặt bằng thi công đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (dự án thành phần 1, 2), tuy nhiên, nhiệm vụ này được xem là “bất khả thi” vì còn quá nhiều khó khăn, vướng mắc chưa thể xử lý dứt điểm.

  • Quảng Trị: Phấn đấu hoàn thành dự án tuyến đường kết nối trong tháng 7

    (Xây dựng) – UBND huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị đã và đang chỉ đạo chủ đầu tư và các đơn vị liên quan của huyện, đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án tuyến đường kết nối trong tháng 7/2024.

  • Thành phố Hồ Chí Minh: Nút giao thông 3 tầng hiện đại nhất Thủ Đức dần thành hình

    (Xây dựng) - Hơn một năm thi công, nút giao thông 3 tầng hiện đại nhất thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh dần hình thành. Công trình có 6 cây cầu dự kiến được đưa vào hoạt động vào dịp 30/4/2025.

  • Đồng bằng sông Cửu Long: Tìm cát cho công trình

    (Xây dựng) – Từ ngày 15/4, nhà thầu thi công tuyến cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng vui mừng khi chứng kiến những chiếc sà lan chở cát đến công trình. “Hơn 10 tháng kể từ ngày khởi công, công trình nào cũng “đói” cát. Sợ chậm tiến độ, chúng tôi phải thi công cầu, dọn dẹp mặt bằng, bóc đất hữu cơ… chờ cát. Giờ cát có rồi nhưng không biết cầm chừng được bao lâu, bao giờ, dân công trình hết nỗi lo thiếu cát”, ông Nguyễn Tất Đạt - Chỉ huy trưởng gói thầu 11 (thuộc Tập đoàn Định An) đoạn qua địa phận thành phố Cần Thơ lo âu.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load