Chủ nhật 02/02/2025 15:07 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Pháp luật /

Tướng Nguyễn Duy Ngọc và Lương Tam Quang làm Thứ trưởng Bộ Công an

11:08 | 15/08/2019

Thủ tướng vừa ký quyết định bổ nhiệm Cục trưởng Cảnh sát kinh tế Nguyễn Duy Ngọc và Chánh văn phòng Bộ Công an Lương Tam Quang giữ chức Thứ trưởng Bộ Công an.

Sáng 15/8, Bộ Công an tổ chức lễ công bố quyết định của Thủ tướng về việc bổ nhiệm thứ trưởng Bộ Công an.

Thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng Tô Lâm đã trao quyết định bổ nhiệm chức vụ thứ trưởng Bộ Công an đối với thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc, Cục trưởng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng và trung tướng Lương Tam Quang, Chánh văn phòng Bộ Công an.


Lãnh đạo Bộ Công an chúc mừng 2 tân thứ trưởng. Ảnh: An ninh Thủ đô.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Lương Tam Quang và Nguyễn Duy Ngọc gửi lời cảm ơn tới Đảng, Nhà nước, Chính phủ; các đồng chí trong Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an luôn quan tâm chỉ đạo, rèn luyện, tạo điều kiện để hai tân thứ trưởng trưởng thành.

Hai tân thứ trưởng nguyện tiếp bước truyền thống anh hùng, tiếp tục phấn đấu, tu dưỡng và không ngừng học hỏi kinh nghiệm của các thế hệ đi trước, đóng góp trí tuệ, góp phần xây dựng lực lượng công an nhân dân ngày càng lớn mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới.


Trung tướng Lương Tam Quang - tân Thứ trưởng Bộ Công an. Ảnh: Bá Chiêm.

Trung tướng Lương Tam Quang (quê Hưng Yên) được đào tạo tại Học viện An ninh nhân dân, đã đảm nhận nhiều chức vụ trong lĩnh vực an ninh.

Trước khi làm Phó chánh văn phòng Bộ Công an, ông Quang là trợ lý thứ trưởng. Năm 2015, ông Quang được phong hàm thiếu tướng. Hai năm sau, ông giữ chức Chánh văn phòng Bộ Công an thay trung tướng Nguyễn Danh Cộng.

Tháng 3/2019, ông Lương Tam Quang được phong hàm trung tướng.


Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc trong lần đón Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến thăm Tổng cục cảnh sát. Ảnh: Bá Chiêm.

Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc sinh năm 1964, quê Hưng Yên. Trưởng thành từ Công an Hà Nội, ông Ngọc từng giữ các chức vụ Trưởng công an huyện Thanh Trì, Trưởng phòng CSGT, Chánh văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra, sau đó làm Phó giám đốc, Thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra.

Cuối năm 2016, ông Ngọc được bổ nhiệm làm Phó tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát - Bộ Công an. Đầu năm 2018, ông là Phó tổng cục trưởng kiêm Cục trưởng cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng.

Tháng 8/2018, khi Bộ Công an xóa bỏ cấp tổng cục, thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc được bổ nhiệm làm Phó thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra, Cục trưởng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu.

Hiện, Bộ Công an có 6 thứ trưởng gồm thượng tướng Lê Quý Vương, thượng tướng Bùi Văn Nam, thượng tướng Nguyễn Văn Thành, trung tướng Nguyễn Văn Sơn, trung tướng Lương Tam Quang và thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc.

Theo Bá Chiêm - Hoàng Lam/Zing.vn

Cùng chuyên mục
  • Hoàn thiện Dự thảo Luật Quản lý phát triển đô thị

    (Xây dựng) - Năm 2024, Cục Phát triển đô thị tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 24/01/2022 về Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW; thực hiện các nhiệm vụ theo lĩnh vực được giao về quản lý và phát triển đô thị; tham mưu Bộ trưởng Bộ Xây dựng hoàn thiện thể chế, các văn bản quy phạm pháp luật…

  • Luật Nhà ở: Tác động tích cực tới thị trường

    (Xây dựng) - Với nhiều điểm đột phá, khả thi và phù hợp với thực tiễn, Luật Nhà ở 2023 đang triển khai sâu rộng, đem lại nhiều phản hồi và tác động tích cực; dần tháo gỡ vướng mắc pháp lý cho thị trường nhà ở và tạo điều kiện tiếp cận nhà ở tốt hơn cho người dân.

  • Đưa Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn sớm vào cuộc sống

    (Xây dựng) - Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn chính thức được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8. Luật gồm 5 Chương và 59 Điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025.

  • Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội: Siết chặt kỷ cương trong quản lý trật tự xây dựng

    (Xây dựng) - Nhờ tăng cường công tác thanh, kiểm tra chuyên ngành, năm 2024, Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội đã phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm hành chính trong xây dựng; hướng dẫn chủ đầu tư, các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng thực hiện đúng quy định của pháp luật, góp phần xây dựng Thủ đô “Văn hiến - văn minh - hiện đại”.

  • Khắc phục bất cập trong quản lý, phát triển đô thị

    (Xây dựng) - Để sớm khắc phục bất cập trong công tác quản lý và phát triển đô thị, Bộ Xây dựng đã tham mưu Chính phủ trình Quốc hội đề nghị xây dựng Luật Quản lý phát triển đô thị (QLPTĐT) và đã được Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025.

  • Vụ pháp chế: tập trung xây dựng thể chế

    (Xây dựng) - Năm 2024, Bộ Xây dựng đã tập trung mọi nguồn lực để triển khai công tác xây dựng thể chế và tổ chức triển khai các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) đã được ban hành. Thực hiện chức năng của mình, Vụ Pháp chế đã phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ triển khai hiệu quả công tác hoàn thiện thể chế, thi hành pháp luật và các công tác pháp chế được giao.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load