Thứ hai 29/04/2024 03:02 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Tư duy lấp - chặt

15:07 | 16/07/2019

(Xây dựng) - Tuần qua, thông tin về đề xuất lấp một phần sông Tô Lịch ở Hà Nội để hạn chế ô nhiễm và phục vụ mục đích khác đang dấy lên nhiều luồng ý kiến khác nhau.

tu duy lap chat
Ảnh minh họa. (Nguồn: Baodautu.vn)

Thực ra, đây không phải là đề xuất mới, và cũng không phải lần đầu tiên đề xuất này được đưa ra bàn thảo. Việc lấp những dòng sông, kênh rạch, những mảng hồ ao thiên tạo với Thủ đô Hà Nội dường như đã không còn là chuyện mới. Nhưng thêm một lần nữa đề xuất lấp sông Tô Lịch được phát đi, đang khiến dư luận đặt câu hỏi về tư duy và chất lượng của các đề xuất từ những người làm công tác quản lý.

Một tòa nhà, một khu đô thị có thể xây dựng trong một vài năm hay… một nhiệm kỳ. Nhưng để có một TP xanh cần phải mất một thời gian dài nhiều hơn thế.

Nhìn sang nước bạn Hàn Quốc. Từ lâu, Seoul không cho phép đào núi, lấy ruộng, lấp hồ. Họ còn bắt buộc đào lại sông, hồ đã bị san lấp. Còn Hà Nội, thời gian qua, tốc độ phát triển quá nhanh đang “cướp mất” những phần mặt nước, cây xanh đẹp nhất mà thiên nhiên ban tặng cho Thủ đô.

Ở Seoul, có một công trình vĩ đại về nhiều mặt mà một đô thị đang phát triển như Đà Nẵng cần học. Đó là công trình Chây Kây, lúc đó là một con suối chạy giữa Seoul dài gần 50 cây số, kiểu sông Tô Lịch của Hà Nội hay Nhiêu Lộc - Thị Nghè của TP.HCM. Suối Chân Kây chỉ rộng 10 - 15m, bị lấn chiếm, và rồi san lấp. Nhà đã mọc lên trên đó với 22 vạn dân. Một quyết định vĩ đại được đưa ra: Phải đào lại con suối bị lấp, khơi thông lại dòng chảy vốn có. Phải biến 50 cây số con suối cũ thành 50 cây số công viên có suối róc rách với rừng cây, bãi cỏ, bờ kênh, ghế đá…

Khi giải phóng mặt bằng, người ta phải tìm chỗ cho tái định cư 22 vạn dân, đưa tạm 6 vạn cửa hàng vào sân vận động to đẹp để tạm thời mua bán, chuyển đường tàu điện trên cao đến nơi khác. Nhiều cuộc họp, nhiều cuộc vận động đã diễn ra.

Và rồi, con suối Chân Kây được “sống lại”. Ngày khánh thành, hàng vạn người, kể cả Thị trưởng, Tổng thống đều xắn quần lội suối trong dòng nước mát lạnh. Bây giờ, qua lại con suối này có 22 cây cầu đá, hàng trăm héc-ta bãi cỏ, rừng cây, công viên, nhiều công trình nghỉ ngơi vui chơi giải trí và với hàng trăm ngàn người tới đây hàng ngày.

Hàng tỷ đô-la cộng với những con người phi thường đã tạo dựng một Seoul xanh, sạch, đẹp và giàu có, hiện đại và văn minh, xứng đáng là một trong 10 Thủ đô đẹp nhất hành tinh.

Còn Thủ đô của chúng ta, làm sao cất cánh, hướng tới một cuộc sống xanh, khi mà vẫn còn những đề xuất kiểu lấp sông, triệt hạ cây xanh đang ngày một nhiều từ các cấp quản lý?!

Ngọc Lý

Theo

Cùng chuyên mục
  • Để cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát

    Phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát khi thực hiện thành công trong năm 2025 sẽ là một dấu mốc đáng nhớ, khi lần đầu tiên trong lịch sử, trên cả nước không còn nhà tạm, nhà dột nát và có lẽ không nhiều nước đang phát triển trên thế giới làm được điều này.

  • Tăng quyền, trao quyền khi 'chiếc áo thể chế' đã chật

    “TP.HCM đang như lò xo bị bó. Làm sao chúng ta tháo được ra để lò xo hoạt động, trỗi dậy, bứt phá được, đó là nhiệm vụ của quy hoạch. Nếu bật lên được, TP.HCM có thể sẽ phát triển nhanh như vũ bão”.

  • TP.HCM và ‘lỗ hổng’ làm điện rác

    Tiếp theo bài viết “Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch điện 8” đăng trên Tuần Việt Nam/VietNamNet, trong phạm vi bài viết này sẽ tập trung phân tích các vấn đề về điện rác ở Thành phố Hồ Chí Minh trong Quy hoạch điện 8.

  • Hiểu thế nào về “Tập thể lãnh đạo”, “Lãnh đạo tập thể”, “Lãnh tụ tập thể”?

    Tại phiên họp đầu tiên của Tiểu ban nhân sự chuẩn bị Đại hội XIV, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh ba đặc điểm có tính nguyên tắc của mô hình lãnh đạo chính trị nước ta hiện nay: "tập thể lãnh đạo", "lãnh đạo tập thể", "lãnh tụ tập thể".

  • Những vấn đề cần làm rõ để thực hiện Quy hoạch Điện 8

    Sau khi ban hành Quyết định 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng về phê duyệt Quy hoạch điện VIII, các cơ quan chức năng và chủ đầu tư mong chờ có bản kế hoạch mang tính tổng thể, công khai và minh bạch hướng dẫn thực hiện dự án Quy hoạch điện 8.

  • Sau TP.HCM, Hà Nội lại làm dự án BT

    Xin khôi phục lại các dự án theo hình thức xây dựng – chuyển giao (BT), Hà Nội muốn có thêm cơ chế để huy động nguồn lực cho phát triển.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load