Thứ năm 06/02/2025 00:54 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Khoa học - Công nghệ /

Trường Đại học Xây dựng Hà Nội: Đẩy mạnh hợp tác lĩnh vực khoa học công nghệ với Nhật Bản

21:00 | 01/08/2024

(Xây dựng) - Ngày 1/8, đoàn Nghị sỹ Hạ viện và Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) đã có chuyến thăm và làm việc tại trường Đại học Xây dựng Hà Nội.

Trường Đại học Xây dựng Hà Nội: Đẩy mạnh hợp tác lĩnh vực khoa học công nghệ với Nhật Bản
PGS.TS Hoàng Tùng, Hiệu trưởng trường Đại học Xây dựng Hà Nội, đại diện Ban Giám hiệu tặng quà lưu niệm cho Đoàn công tác.

Trường Đại học Xây dựng Hà Nội là một trong số những cơ sở giáo dục đại học được Đoàn công tác lựa chọn là điểm đến thăm trong lịch làm việc. Điều đó đã thể hiện sự ghi nhận và đánh giá cao kết quả hoạt động hợp tác của Nhà trường với các đối tác Nhật Bản.

Đến thời điểm hiện tại, trường Đại học Xây dựng Hà Nội đã ký kết Thỏa thuận hợp tác với 40 đối tác Nhật Bản, trong đó có 28 cơ sở giáo dục đại học và viện nghiên cứu, 12 tổ chức và doanh nghiệp, đang triển khai hợp tác sâu rộng, toàn diện trên nhiều mặt hoạt động: Từ giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đến hướng nghiệp, tuyển dụng.

Một số hoạt động hợp tác tiêu biểu và đặc biệt hiệu quả như: Chương trình liên kết đào tạo Thạc sỹ với Đại học Saitama, các chương trình trao đổi sinh viên và khóa học mùa hè với Học viện kỹ thuật Shibaura, chương trình Ngày hội việc làm cho các kỹ sư trẻ Việt Nam đi tu nghiệp và làm việc tại Nhật Bản cùng phối hợp với Bộ Đất đai, Hạ tầng và Du lịch (MLIT) Nhật Bản.

Trường Đại học Xây dựng Hà Nội: Đẩy mạnh hợp tác lĩnh vực khoa học công nghệ với Nhật Bản
Đoàn thăm một số phòng làm việc, đào tạo, nghiên cứu của trường Đại học Xây dựng Hà Nội.

Về mảng hoạt động hợp tác nghiên cứu với đối tác Nhật Bản, trường Đại học Xây dựng Hà Nội đã và đang triển khai nhiều dự án với nguồn vốn từ Chính phủ Nhật Bản. Đặc biệt, Nhà trường tự hào là một trong số ít các cơ sở giáo dục đại học có 2 dự án thuộc khuôn khổ của nguồn Quỹ hợp tác nghiên cứu khoa học công nghệ vì phát triển bền vững (SATREPS) được phê duyệt liên tiếp với tổng giá trị lên đến 10 triệu USD, được điều phối bởi Cơ quan khoa học công nghệ Nhật Bản (JST) và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA). Trong đó, dự án SATREPS đầu tiên vừa làm quy trình nghiệm thu vào tháng 3/2024 và được đánh giá hạng A, thể hiện được hiệu quả và sức lan tỏa to lớn từ kết quả của dự án.

Thông qua chuyến thăm và làm việc của Đoàn công tác, các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách từ phía Nhật Bản sẽ có thêm góc nhìn trực tiếp về những hoạt động hợp tác giáo dục, khoa học công nghệ trong thực tế giữa các tổ chức, các nhà khoa học giữa hai nước.

Từ đó có thể đề xuất các chính sách mạnh mẽ, hữu hiệu hơn nữa để thúc đẩy quan hệ hợp tác trong những mảng hoạt động này giữa Nhật Bản và Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh hai nước đã nâng cấp quan hệ ngoại giao lên mức đối tác chiến lược toàn diện từ tháng 11/2023, trong đó xác định văn hóa, giáo dục và khoa học công nghệ là những trụ cột trong hợp tác.

Trường Đại học Xây dựng Hà Nội: Đẩy mạnh hợp tác lĩnh vực khoa học công nghệ với Nhật Bản
Toàn cảnh buổi làm việc.

Phát biểu tại buổi đón tiếp, PGS.TS Hoàng Tùng, Hiệu trưởng trường Đại học Xây dựng Hà Nội nhấn mạnh, Việt Nam và Nhật Bản đã có hợp tác từ lâu, truyền thống đó đã và đang được phát huy. Khoa học và công nghệ là một trong những thành tựu nổi bật trong 50 năm hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản. Trường Đại học Xây dựng Hà Nội tự hào là đơn vị phối hợp chính hai dự án thuộc khuôn khổ của nguồn Quỹ hợp tác nghiên cứu khoa học công nghệ vì phát triển bền vững, với tổng giá trị lên đến 10 triệu USD. Trong đó, dự án nghiên cứu khoa học công nghệ vì phát triển bền vững đầu tiên đã kết thúc và được Hội đồng khoa học của Chính phủ Nhật Bản đánh giá hạng A.

Ngoài ra, trường Đại học Xây dựng Hà Nội đã và đang triển khai nhiều dự án với nguồn vốn từ Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) cũng như từ các Bộ của Nhật Bản để đào tạo nguồn nhân lực trẻ, hợp tác công bố quốc tế và chuyển giao công nghệ. “Nhà trường cam kết tiếp tục hỗ trợ các nhóm dự án triển khai hiệu quả, đạt được những mục tiêu đã đề ra”, PGS.TS Hoàng Tùng khẳng định.

Trường Đại học Xây dựng Hà Nội: Đẩy mạnh hợp tác lĩnh vực khoa học công nghệ với Nhật Bản
Các vị đại biểu chụp ảnh lưu niệm.

Về giáo dục, PGS.TS Hoàng Tùng cho hay, Nhật Bản là một trong những điểm đến yêu thích của sinh viên Việt Nam. Theo thống kê năm 2022, số lượng lưu học sinh Việt Nam tại Nhật Bản là hơn 51.000, đứng thứ hai trong số các nước có lưu học sinh tại Nhật Bản. Trường Đại học Xây dựng Hà Nội cũng rất vinh dự và tự hào khi nhà trường có nhiều giảng viên, sinh viên từng theo học và sinh sống tại đất nước Nhật Bản.

Thông tin về một số dự án hợp tác nghiên cứu tiêu biểu của trường Đại học Xây dựng Hà Nội trong những năm gần đây với các đối tác Nhật Bản:

Dự án SATREPS “Thiết lập Hệ thống quản lý phế thải xây dựng hiệu quả nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường và tăng cường khả năng chế tạo các loại vật liệu mới từ phế thải xây dựng tái chế ở Việt Nam”. Đối tác: Đại học Saitama. Thời gian triển khai: 2018-2024 (kéo dài 1 năm do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19).

Dự án SATREPS “Phát triển hệ thống cấp nước thích ứng với nguồn nước ô nhiễm”. Đối tác: Đại học Nagasaki. Thời gian triển khai: 2023-2028.

Chương trình đối tác phát triển của JICA (JICA Partnership Program – JPP), dự án “Thí điểm xây dựng hệ thống hỗ trợ việc làm tại Việt Nam cho thực tập sinh phát huy được kỹ năng xây dựng đã được đào tạo tại Nhật Bản”.

Chương trình đề xuất của doanh nghiệp Nhật Bản (Japanese Enterprises Proposing Program – JEPP), dự án “Khảo sát xác minh kinh doanh với khu vực tư nhân cho mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) đối với thiết bị giám sát và hệ thống cảnh báo hỗ trợ quản lý an toàn trong thi công cơ sở hạ tầng tại Việt Nam” (ASSM).

Chương trình đề xuất của doanh nghiệp Nhật Bản (Japanese Enterprises Proposing Program – JEPP), dự án “Khảo sát xác minh hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu phát triển bền vững ở khu vực tư nhân để triển khai hệ thống tái sử dụng bùn nạo vét từ sông tại Việt Nam” (hồ sơ đã gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo, đang chờ phê duyệt).

Mộc Miên

Theo

Cùng chuyên mục
  • Kiên Giang: Chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp tăng 32 hạng so với năm 2023

    (Xây dựng) – Theo Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kiên Giang, địa phương hiện xếp hạng 13/63 các tỉnh thành trên cả nước về chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp, tăng 32 hạng so với năm 2023.

  • Bình Dương: Tập trung “gỡ vướng” cho phát triển khoa học, công nghệ và chuyển đổi số

    (Xây dựng) – Lãnh đạo tỉnh Bình Dương xác định, phát triển khoa học, công nghệ và chuyển đổi số luôn là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược. Để giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, thực hiện tỉnh Bình Dương đã tập trung chỉ đạo rà soát, tháo gỡ các rào cản nhằm góp phần vào thắng lợi chung của chuyển đổi số quốc gia…

  • Khủng hoảng dữ liệu AI: Giải quyết bài toán chất lượng bằng dữ liệu tổng hợp

    (Xây dựng) - Chất lượng dữ liệu đầu vào trong các hệ thống AI quyết định độ chính xác và tính phù hợp của kết quả đầu ra, giống như nguyên liệu kém chất lượng sẽ cho ra món ăn không ngon. Khái niệm "Garbage in, Garbage out" (tạm dịch: "Đầu vào thế nào, đầu ra thế ấy") nhấn mạnh vai trò thiết yếu của dữ liệu chất lượng cao.

  • Sứ mệnh của khoa học công nghệ và kỳ vọng trong kỷ nguyên mới

    Với việc triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, cùng Chương trình hành động của Chính phủ, đất nước ta đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn trong việc thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất hiện đại và chuyển mình mạnh mẽ trong kỷ nguyên số.

  • Bức phác thảo của tương lai công nghệ 2025

    Hầu hết các dự báo đều cho rằng năm 2025 sẽ là một năm của những thay đổi lớn về công nghệ. Trí tuệ nhân tạo (AI), robot, du hành vũ trụ và những đột phá về chăm sóc sức khỏe cho phép chúng ta hình dung một tương lai tràn ngập tiến bộ xã hội dựa trên sự phát triển công nghệ.

  • Báo chí trong "kỷ nguyên AI"

    Không khí Tết Nguyên đán đang ùa về, mang theo niềm hân hoan và kỳ vọng cho một khởi đầu tươi mới.

Xem thêm
  • Đà Nẵng: Quản lý đô thị bằng công nghệ số

    (Xây dựng) - Thành phố Đà Nẵng tích cực triển khai chuyển đổi số trong quản lý quy hoạch và phát triển đô thị, với mục tiêu xây dựng một trong những đô thị đáng sống và phát triển bền vững hàng đầu Việt Nam.

    20:00 | 29/01/2025
  • Ngành Xây dựng: Đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

    (Xây dựng) - Chiến lược phát triển khoa học công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo ngành Xây dựng đến năm 2030 là động lực quan trọng để phát triển, nâng cao sức cạnh tranh nền kinh tế, chuyển giao các công nghệ tiên tiến trên thế giới của Ngành. Phóng viên Báo Xây dựng phỏng vấn PGS.TS Vũ Ngọc Anh - Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường (Bộ Xây dựng) về việc triển khai thực hiện Chiến lược.

    14:06 | 29/01/2025
  • Ứng dụng VIUP-NCD 2024, giải pháp chuyển đổi số trong quy hoạch đô thị và nông thôn

    (Xây dựng) – Nhằm đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trong quy hoạch, Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia (VIUP) đã tổ chức Hội thảo “Giải pháp chuyển đổi số trong quy hoạch đô thị và nông thôn, ứng dụng VIUP-NCD 2024”.

    17:08 | 27/01/2025
  • Đổi mới sáng tạo - 'đòn bẩy' đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

    Mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia xác định khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là những động lực then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

    14:20 | 27/01/2025
  • Cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng: Ứng dụng BIM trong thiết kế dự án

    (Xây dựng) - Dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng là tuyến đường huyết mạch kết nối Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (tỉnh Lạng Sơn) với các vùng kinh tế trọng điểm. Dự án đánh dấu bước tiến lớn trong ứng dụng công nghệ số vào các công trình giao thông, với việc tiên phong sử dụng mô hình thông tin công trình (BIM) trong thiết kế dự án.

    13:00 | 27/01/2025
  • Ứng dụng BIM vào công trình xây dựng

    (Xây dựng) - BIM là tiến trình tạo dựng và sử dụng mô hình kỹ thuật số cho cả vòng đời của công trình, từ giai đoạn thiết kế, xây dựng, đến vận hành, bảo trì và tháo dỡ công trình. Với hệ thống pháp lý và chính sách thúc đẩy áp dụng BIM về cơ bản đã định hình, việc áp dụng BIM vào thực tế sẽ là nhân tố then chốt cải thiện quy trình quản lý quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị hiệu quả hơn.

    10:00 | 26/01/2025
  • Ưu đãi phát triển hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong quản trị, xử lý dữ liệu

    (Xây dựng) - Chính sách ưu đãi phát triển hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong xây dựng, phát triển, bảo vệ, quản trị, xử lý, sử dụng dữ liệu được Bộ Công an đề xuất tại dự thảo Nghị định quy định hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và sản phẩm, dịch vụ về dữ liệu.

    08:36 | 24/01/2025
  • Dự thảo danh mục 24 loại dữ liệu cốt lõi, 18 loại dữ liệu quan trọng

    (Xây dựng) - Bộ Công an đang dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục dữ liệu quan trọng, dữ liệu cốt lõi.

    08:34 | 24/01/2025
  • 2025: Xu hướng doanh nghiệp sử dụng dữ liệu như vũ khí cạnh tranh

    (Xây dựng) - Trong môi trường kinh doanh số hiện nay, dữ liệu đang trở thành một yếu tố then chốt, được ví như mỏ dầu cần được khai thác để tạo ra giá trị.

    15:11 | 23/01/2025
  • Daibau - nền tảng thông minh giúp tìm nhà thầu, thợ dễ dàng

    (Xây dựng) - Trong thời đại 4.0, khi mọi thứ đều có thể được tìm thấy chỉ với vài cú click chuột, việc tìm kiếm nhà thầu/ thợ uy tín để xây dựng hay cải tạo nhà cửa cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, vẫn còn đó những lo ngại: “Liệu nhà thầu này có đủ chuyên nghiệp không? Giá cả thế nào? Có phù hợp với nhu cầu không?” Câu chuyện của chị Phương – một gia chủ vừa sử dụng Daibau để tìm nhà thầu cải tạo căn hộ, sẽ cho bạn một cái nhìn rõ nét về sự tiện ích vượt trội của nền tảng này.

    14:30 | 23/01/2025
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load