Chủ nhật 15/09/2024 13:15 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Trình Thủ tướng xem xét, quyết định Dự án bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ trong tháng 9/2024

10:48 | 14/09/2024

(Xây dựng) - Ngày 13/9, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 418/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về Hồ sơ chủ trương đầu tư Dự án bến cảng trung chuyển quốc tế cửa ngõ Sài Gòn (tên theo Quy hoạch là bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ).

Trình Thủ tướng xem xét, quyết định Dự án bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ trong tháng 9/2024
Phối cảnh Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.

Tại Thông báo, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải, UBND Thành phố Hồ Chí Minh và các Bộ, ngành phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong quá trình thẩm định Hồ sơ dự án theo quy định tại Luật Đầu tư và các Nghị định hướng dẫn liên quan bảo đảm chặt chẽ, đầy đủ, đúng thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ theo yêu cầu của Phó Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 5714/VPCP-CN ngày 12/8/2024.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư và UBND Thành phố Hồ Chí Minh hướng dẫn, hỗ trợ nhà đầu tư đề xuất Dự án nghiên cứu tiếp thu đầy đủ ý kiến bằng văn bản và ý kiến phát biểu tại cuộc họp của các Bộ, cơ quan để bổ sung, hoàn thiện Hồ sơ đề xuất theo quy định pháp luật, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để hoàn thiện thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trong tháng 9/2024.

Về mục tiêu, yêu cầu đặt ra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm thẩm định, chỉ rõ các điều kiện, mục tiêu và yêu cầu về đầu tư, khai thác của Dự án bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, trong đó tập trung xác định các yếu tố cho giai đoạn 05 năm tới (đến năm 2030); việc đầu tư xây dựng bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ chỉ thực hiện khi đáp ứng yêu cầu vì lợi ích quốc gia, dân tộc.

Dự thảo quyết định chủ trương đầu tư phải xác định rõ, cụ thể các nội dung cơ bản, chủ yếu phải tuân thủ theo quy định của pháp luật và các nội dung có thể xem xét bổ sung, hoàn thiện sau khi phê duyệt chủ trương đầu tư, trong quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi và phê duyệt dự án đầu tư; bảo đảm lựa chọn được nhà đầu tư có đầy đủ năng lực, kinh nghiệm trong việc đầu tư xây dựng, khai thác, phát triển cảng trung chuyển quốc tế đủ năng lực cạnh tranh với khu vực, quốc tế, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn, gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ theo định hướng Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Phương án phát triển cảng phải bảo đảm tính tổng thể

Phó Thủ tướng lưu ý Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Khoa học và Công nghệ và UBND Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng tối đa thông tin, số liệu của Đề án xây dựng bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ do UBND Thành phố Hồ Chí Minh lập để cập nhật, hoàn thiện Hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, đáp ứng tốt nhất cho việc thẩm định, xem xét phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án.

Về phương án phát triển cảng: Phương án phát triển cảng phải bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ và có phân kỳ hợp lý cho từng giai đoạn phù hợp với quy hoạch cảng biển và nhu cầu theo kết quả dự báo hàng hóa thông qua cảng; thể hiện đầy đủ định hướng các khu chức năng chính của cảng (các khu dịch vụ phục vụ trực tiếp khai thác cảng, khu hành chính, khu cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành tại cảng, khu cung cấp xăng dầu, nhiên liệu, nước sạch, điện… ; trường hợp cần thiết có thể mời đơn vị tư vấn nước ngoài có năng lực, kinh nghiệm tham gia tư vấn).

Việc xác định phương án đầu tư và lộ trình đầu tư phải được xem xét, lựa chọn trên cơ sở kết quả đánh giá kỹ lưỡng tác động, ảnh hưởng giữa cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ và các cảng khác, phải giải quyết tốt quan hệ giữa Cần Giờ với khu bến Cái Mép của cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu và ảnh hưởng qua lại giữa các dự án đã đầu tư; việc sử dụng, khai thác luồng hàng hải và các hạ tầng dùng chung.

Không bỏ qua và không “hy sinh” môi trường

Về đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế, quốc phòng, an ninh: Ngoài nội dung đánh giá tác động, mối quan hệ giữa bến cảng Cần Giờ và khu bến cảng Cái Mép, cần chỉ rõ phương án kế hoạch đầu tư hạ tầng kết nối theo đúng định hướng, quy hoạch phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh (Thành phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm công bố kế hoạch phát triển các hạ tầng như giao thông, điện, nước… phục vụ đầu tư, khai thác bến cảng Cần Giờ); Đặc biệt, do dự án liên quan đến khu dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên của Việt Nam, có giá trị và ý nghĩa rất lớn đối với Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực, cho nên phải đánh giá kỹ lưỡng, toàn diện về tác động, ảnh hưởng đến môi trường; việc xem xét quyết định chủ trương đầu tư kiên quyết không "hy sinh" môi trường, chỉ rõ khu vực, diện tích cần chuyển mục đích sử dụng rừng (ở đâu, tác động thế nào?).

Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Ngoại giao phải nêu ra đầy đủ, cụ thể và có chính kiến rõ ràng liên quan đến tác động của môi trường đến Dự án.

Về công nghệ: Phương án công nghệ khai thác cảng được định hướng hiện đại, thân thiện với môi trường, phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới và được xác định theo thiết kế tổng thể và cụ thể hóa cho từng giai đoạn bảo đảm Nhà đầu tư khai thác hiệu quả tốt nhất.

Bộ Giao thông vận tải và Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm làm rõ trong trong Báo cáo và định hướng rõ yêu cầu trong bước sau phải thực hiện để lựa chọn nhà đầu tư. Các nội dung này phải được nêu rõ trong chủ trương đầu tư Dự án.

Về tiêu chí cảng xanh: Báo cáo thẩm định và dự thảo quyết định chủ trương đầu tư phải xác định rõ nội dung yêu cầu Thành phố Hồ Chí Minh và nhà đầu tư phải thực hiện đầu tư hạ tầng bảo đảm tiêu chí cảng xanh giai đoạn đến năm 2030, 2035 và 2050 (kế hoạch, lộ trình cung cấp nhiên liệu sạch, thân thiện với môi trường, đầu tư các hạ tầng, yêu cầu của đội tàu đến cảng…).

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm đánh giá, thẩm định đầy đủ các nội dung liên quan theo quy định (như quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng rừng, công nghệ, môi trường, thời hạn, phân kỳ đầu tư, hiệu quả kinh tế - xã hội, vốn đầu tư…) bảo đảm khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư đã được xem xét kỹ lưỡng, đầy đủ theo quy định pháp luật, nhất là vấn đề môi trường (không bỏ qua và không "hy sinh" môi trường; phải bảo đảm lợi ích tổng thể hài hòa, tránh tạo ra các xung đột, ảnh hưởng tiêu cực đến các dự án khác…).

Phải bảo đảm đầu tư theo đúng phương án đầu tư tổng thể

Yêu cầu đối với việc lựa chọn nhà đầu tư, Phó Thủ tướng yêu cầu Thành phố Hồ Chí Minh căn cứ theo Nghị quyết 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu xem xét bổ sung một số tiêu chí quan trọng khác để lựa chọn nhà đầu tư chiến lược, có thể xem xét các nội dung như: Thu hút được hãng tàu có đội tàu chiếm tỷ trọng lớn trên thế giới; yêu cầu về quy mô đầu tư, vốn đầu tư xây dựng trong 5 năm (phải hoàn thành đầu tư 04 bến cảng với tổng vốn khoảng 1,5 tỷ USD); hợp tác với doanh nghiệp trong nước để đầu tư, khai thác cảng; thực hiện đúng cam kết thu hút được khối lượng hàng hóa quốc tế trung chuyển qua cảng...

Nhà đầu tư được lựa chọn phải bảo đảm thực hiện đầu tư theo đúng phương án đầu tư tổng thể, đồng bộ, theo đúng lộ trình, phân kỳ đầu tư theo yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước và đề xuất của Thành phố Hồ Chí Minh.

Tuệ Minh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Hạ Long: Trả lại cảnh quan đô thị sau bão số 3 tại phường Cao Thắng

    (Xây dựng) – Tại phường Cao Thắng, thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), bão số 3 đi qua khiến đô thị tan hoang, cây đổ, vật liệu xây dựng theo bão ùn lên đường phố, thành phố đã kịp thời mở chiến dịch 7 ngày đêm thần tốc dọn dẹp vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả thiên tai. Phường Cao Thắng đã huy động lực lượng, tổ chức thu dọn cây đổ, làm vệ sinh môi trường xuyên đêm, sớm trả lại cảnh quan đô thị.

    09:31 | 15/09/2024
  • Thái Nguyên: Ngành Giáo dục và Đào tạo khắc phục hậu quả bão lũ, đảm bảo cho học sinh trở lại trường an toàn

    (Xây dựng) – Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 và mưa lũ, tỉnh Thái Nguyên vẫn còn 44 trường, học sinh chưa thể tới trường. Sở Giáo dục và Đào tạo đang tiếp tục chỉ đạo các trường khẩn trương khắc phục hậu quả, đảm bảo các điều kiện an toàn, để 100% học sinh toàn tỉnh sẽ trở lại trường học từ ngày 16/9 tới.

    09:25 | 15/09/2024
  • Liên tục bị mất trộm sâm Ngọc Linh tại Kon Tum

    (Xây dựng) - Nguồn tin từ UBND xã Măng Ri cho biết, gia đình ông A Đốc (39 tuổi, trú tại thôn Long Hy, xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông) vừa bị mất hơn 300 gốc sâm Ngọc Linh có độ tuổi từ 3 đến 7 năm.

    09:05 | 15/09/2024
  • Bài 6: Trị An hôm nay - những kế hoạch lớn

    (Xây dựng) - Tại Thủy điện Trị An và vùng hồ Trị An, hiện nay Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch, UBND tỉnh Đồng Nai cũng đã chuẩn bị cho những chủ trương, kế hoạch lớn. Trong đó hai vấn đề nổi cộm là: Tiếp tục mở rộng nhà máy và thực hiện đề án du lịch xanh quy mô.

    08:59 | 15/09/2024
  • Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu thống kê từng điểm có nguy cơ sạt lở đất

    (Xây dựng) – Các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, đặc biệt là các huyện miền núi phải rà soát, thống kê đầy đủ, cụ thể từng điểm có nguy cơ cao sạt lở đất, lũ quét và các vị trí đứt gãy địa chất… từ đó chủ động xây dựng kịch bản chi tiết để ứng phó khi có mưa, lũ xảy ra; mục tiêu là đảm bảo an toàn tính mạng con người và tài sản, hạn chế thấp nhất những thiệt hại do thiên tai gây ra trong mùa mưa lũ.

    08:43 | 15/09/2024
  • Lựa chọn cây đô thị phù hợp

    Những ngày này, một trong những việc cấp bách được lãnh đạo thành phố Hà Nội chỉ đạo sát sao là tranh thủ thời gian sớm nhất, dùng mọi biện pháp hữu hiệu để trồng, dựng lại, “cứu” tối đa cây xanh bị gãy đổ, bật gốc...

    08:23 | 15/09/2024
  • Toàn xã hội sẻ chia, hướng về đồng bào chịu ảnh hưởng của bão lũ

    Cả hệ thống chính trị và người dân cả nước cùng nỗ lực, đồng lòng chia sẻ những mất mát với bà con vùng bão lũ với nhiều nghĩa cử cao đẹp và cả những hy sinh, thấm đượm tình dân tộc nghĩa đồng bào.

    08:04 | 15/09/2024
  • Viettel hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ 100 tỷ đồng

    (Xây dựng) - Tính đến ngày 13/9, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) hỗ trợ người dân và khách hàng bị ảnh hưởng bởi cơn bão Yagi tổng giá trị khoảng 100 tỷ đồng.

    22:29 | 14/09/2024
  • Đồng Nai: Tăng tốc giải phóng mặt bằng Dự án cao tốc Dầu Giây - Tân Phú

    (Xây dựng) - Dự án cao tốc Dầu Giây - Tân Phú dự kiến khởi công vào cuối năm 2024 và đến năm 2026 sẽ cơ bản hoàn thành để năm 2027 đưa vào khai thác. Để bàn giao mặt bằng cho nhà thầu thi công, tỉnh Đồng Nai cần thu hồi gần 380ha đất, chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người dân hơn 1.450 tỷ đồng.

    22:19 | 14/09/2024
  • Lập Thạch (Vĩnh Phúc): Chủ tịch UBND huyện kiểm tra công tác khắc phục hậu quả sau bão

    (Xây dựng) – Để kịp thời nắm bắt tình hình khắc phục hậu quả sau bão số 3, Chủ tịch UBND huyện Lập Thạch Hoàng Long Biên đã đi kiểm tra công tác khắc phục hậu quả sau bão số 3, tại các địa phương bị thiệt hại nặng nề trên địa bàn huyện.

    21:52 | 14/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load