Thứ hai 02/10/2023 02:18 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Triệu Sơn (Thanh Hóa): Xưởng sơ chế gỗ keo “chui” hoạt động nhiều năm không bị xử lý

21:10 | 09/04/2023

(Xây dựng) - Trong quá trình tác nghiệp, xác minh thông tin về tình trạng lợi dụng việc mở rộng đường giao thông để khai thác đất trái phép tại xã Bình Sơn (Triệu Sơn, Thanh Hóa), Phóng viên Báo điện tử Xây dựng đã nhận được thông tin từ người dân về một xưởng sơ chế gỗ keo hoạt động không phép trên đất rừng sản xuất, hoạt động vài năm nay nhưng chưa bị chính quyền địa phương kiểm tra, xử lý.

Triệu Sơn (Thanh Hóa): Xưởng sơ chế gỗ keo “chui” hoạt động nhiều năm không bị xử lý
Xưởng gỗ “chui” không phép tại xã Bình Sơn đang hoạt động.

Xưởng chế biến gỗ nằm giáp trục đường chính của xã, cách trụ sở UBND khoảng hơn 1km, thuộc địa bàn thôn Bao Lâm. Theo quan sát của Phóng viên, xưởng gỗ “chui” này có tổng diện tích tới vài nghìn m2, bao gồm: Nhà xưởng, băng chuyền, bãi tập kết nguyên liệu và sân phơi gỗ đã qua sơ chế. Khi Phóng viên có mặt, xưởng gỗ đang hoạt động nhộn nhịp với gần chục lao động đang làm việc bên máy băm dăm, hệ thống băng chuyền… và những đống gỗ đã cưa cắt thành đoạn, những đống gỗ đã băm nhỏ hoặc xẻ mỏng. Tại đây, mọi hoạt động diễn ra bình thường như đối với một cơ sở sản xuất đã được cơ quan chức năng cấp phép với đầy đủ hồ sơ, thủ tục buộc phải có theo quy định của pháp luật?

Đáng ngạc nhiên, khi làm việc với lãnh đạo UBND xã Bình Sơn về sự tồn tại và hoạt động của xưởng chế biến gỗ này. Từ ông Chủ tịch tới Phó Chủ tịch UBND xã và cán bộ địa chính đều tỏ ra lơ mơ khi nói “hình như” xưởng gỗ này hoạt động đã vài năm nay và “hình như” chưa có giấy tờ, văn bản cho phép nào của các cấp có thẩm quyền.

Sau khi nhận được thông tin về vụ việc, lãnh đạo UBND huyện Triệu Sơn đã yêu cầu UBND xã Bình Sơn kiểm tra, xác minh. Đồng thời, chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện tiến hành kiểm tra, lập biên bản vụ việc. Tiếp đó, căn cứ các quy định của pháp luật, căn cứ biên bản vi phạm hành chính và đề nghị của Phòng Tài nguyên và Môi trường, ngày 27/3/2023, UBND huyện Triệu Sơn đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Ngân Văn Trình (người đứng tên chủ khu đất này) với lý do “đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính: Chuyển đất trồng rừng sang đất phi nông nghiệp, diện tích 7.500m2 tại thôn Bao Lâm, xã Bình Sơn”. Mức phạt 40.000.000 đồng”.

Cùng với phạt tiền, quyết định còn kèm theo biện pháp khắc phục hậu quả “buộc ông Trình khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm trong thời gian 20 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định”.

Như vậy, sau khi nắm bắt vụ việc, UBND huyện Triệu Sơn đã nhanh chóng vào cuộc, tiến hành kiểm tra và xử lý hoạt động trái phép của xưởng gỗ keo tại Bình Sơn. Hy vọng tiếp theo sự vào cuộc và xử lý kịp thời ban đầu này, UBND huyện Triệu Sơn sẽ có những biện pháp đủ mạnh, phù hợp với quy định của pháp luật để giải quyết triệt để vụ việc, tránh tạo tiền lệ xấu, gây bức xúc trong dư luận địa phương.

Đào Nguyên

Theo

Cùng chuyên mục
  • Trảng Bom (Đồng Nai): Nhà xưởng xây dựng trái phép đang tồn tại và hoạt động?

    (Xây dựng) – Vụ việc nhà xưởng xây dựng trái phép trên đất ở và đất trồng cây lâu năm tại xã Bình Minh (Trảng Bom, Đồng Nai) vẫn khiến dư luận xôn xao nhiều tháng nay và nghi vấn có sự “chống lưng” vì dù đã bị lên tiếng, nhưng công trình trái phép này vẫn ngang nhiên tồn tại và hoạt động.

  • Các cơ quan chức năng phản hồi vụ việc gia đình liệt sỹ 25 năm đi đòi lại đất để làm nơi thờ cúng

    (Xây dựng) - Vào dịp cả nước kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2023), Báo điện tử Xây dựng đã có bài viết “Thanh Oai (Hà Nội): Gia đình liệt sỹ “nhọc nhằn” 25 năm đi đòi lại đất để làm nơi thờ cúng” nhận được nhiều quan tâm từ dư luận, bày tỏ sự chia sẻ, cảm thông với hoàn cảnh gia đình hai liệt sỹ Phạm Tiến Lợi và Phạm Tiến Thọ tại xã Phương Trung. Sau khi bài viết được đăng tải, các cơ quan chức năng của Trung ương và Thành phố Hà Nội đã có nhiều văn bản chỉ đạo giải quyết vụ việc này.

  • Bài 2: Bến cảng “vô chủ” bỏ hoang 20 năm

    (Xây dựng) - Cùng trên vùng hải đảo Đông Bắc bộ, nơi hoạt động kinh tế du lịch sầm uất, đảo Cô Tô cầu cảng sập xệ, lớp bê tông bong tróc trơ những thanh sắt hoen rỉ, nom như bến chợ để ngư dân thu mua cá lạp xạp làm mắm; thì ở đảo Ngọc Vừng lại có một bến cảng quy mô lớn, đầu tư hàng trăm tỷ đồng “vô chủ” bỏ hoang đã gần 20 năm nay.

  • Phú Xuyên (Hà Nội): Tại sao chưa xử lý vi phạm xây dựng trên đất nông nghiệp tại khu vực Cống Khẩu?

    (Xây dựng) - Mặc dù, vi phạm trên đất nông nghiệp tại khu vực Cống Khẩu, tiểu khu Thao Chính, thị trấn Phú Xuyên (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) diễn ra nhiều năm qua. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, UBND thị trấn Phú Xuyên và UBND huyện Phú Xuyên vẫn chưa có biện pháp xử lý dứt điểm khiến dư luận vô cùng bức xúc.

  • Báo điện tử Xây dựng phản hồi ý kiến của người dân phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

    (Xây dựng) - Báo điện tử Xây dựng ngày 9/3/2023 đăng bài: “Bắc Từ Liêm (Hà Nội): Dân kêu cứu vì bị cưỡng chế, thu hồi đất để mở rộng trường Đại học Công nghiệp Hà Nội” của tác giả Huy Trung.

  • Thành phố Hồ Chí Minh: Chính quyền chậm xử lý vi phạm xây dựng trên đường Đinh Thị Thi?

    (Xây dựng) – Liên quan đến hàng loạt công trình không phép, sai phép, sai công năng biến tướng thành hàng quán đang tồn tại trên đường Đinh Thị Thi, phường Hiệp Bình Phước (thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh), UBND thành phố Thủ Đức cho biết đã giao cho Phòng Quản lý đô thị kiểm tra, báo cáo. Đến nay, không rõ công tác kiểm tra triển khai ra sao, thế nhưng đã hơn một tháng trôi qua các công trình vi phạm vẫn ngang nhiên tồn tại, hoạt động kinh doanh rầm rộ.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load