Thứ hai 17/06/2024 16:06 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Tránh “thông đồng, dàn xếp giá” trong định giá đất: Cần nhận diện rõ chủ thể tham gia

19:09 | 24/05/2023

(Xây dựng) – Đây là một trong những đề xuất góp ý mới nhất của Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) liên quan đến Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)…

Tránh “thông đồng, dàn xếp giá” trong định giá đất: Cần nhận diện rõ chủ thể tham gia
HoREA nhận định có 5 trường hợp mà từng chủ thể, có thể thông đồng để dàn xếp giá (ảnh: T/L).

Tại Công văn số 86/2023/CV-HoREA góp ý một số quy định về nguyên tắc và phương pháp định giá đất (Điều 154), định giá đất cụ thể (Điều 156), Hội đồng thẩm định giá đất (Điều 157), tổ chức tư vấn định giá đất (Điều 158) của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)”, HoREA cho rằng, cần nhận diện rõ từng chủ thể tham gia hoạt động định giá đất, thẩm định giá đất, quyết định giá đất để có biện pháp bảo đảm tính độc lập nhằm phòng, chống “thông đồng, dàn xếp giá”.

Theo đó, Hiệp hội nhận định có 5 trường hợp mà từng chủ thể, có thể thông đồng để dàn xếp giá.

Trường hợp thứ nhất, “thông đồng, dàn xếp giá” có thể xảy ra giữa chủ đầu tư dự án bất động sản với cán bộ của Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường. Việc “thông đồng, dàn xếp giá” có thể hình thành từ cả 2 chiều.

Chủ đầu tư chủ động “thông đồng, dàn xếp giá” với cán bộ của Sở Tài nguyên và Môi trường và nhất là Sở Tài chính, ngược lại cán bộ của Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ động “thông đồng, dàn xếp giá” với chủ đầu tư.

Nguyên nhân là do, các chủ đầu tư dự án bất động sản của từng địa phương không nhiều và đều quen biết, các chủ đầu tư đều biết rõ Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chịu trách nhiệm công tác định giá đất, trình UBND cấp tỉnh ban hành quyết định giá đất.

Thứ hai, “thông đồng, dàn xếp giá” có thể xảy ra giữa chủ đầu tư dự án bất động sản với doanh nghiệp thẩm định giá, việc “thông đồng, dàn xếp giá” có thể hình thành từ cả 2 chiều.

Trong đó, chủ đầu tư có thể chủ động “thông đồng, dàn xếp giá” với doanh nghiệp thẩm định giá hoặc doanh nghiệp thẩm định giá chủ động “thông đồng, dàn xếp giá” với chủ đầu tư.

Thứ ba, “thông đồng dàn xếp giá” có thể xảy ra giữa chủ đầu tư dự án bất động sản với chuyên gia phản biện được mời tham gia Hội đồng thẩm định giá đất.

Do vậy, rất cần thiết xây dựng cơ chế, biện pháp để bảo đảm tính độc lập của chuyên gia phản biện trong hoạt động của Hội đồng thẩm định giá đất và không để xảy ra “thông đồng, dàn xếp giá” giữa chủ đầu tư với chuyên gia.

Thứ tư, “thông đồng dàn xếp giá” do có thể xảy ra giữa doanh nghiệp thẩm định giá với cán bộ của Sở Tài chính và Sở Tài nguyên và Môi trường nhằm phòng ngừa doanh nghiệp sân sau.

Thứ năm, dù ít có khả năng xảy ra, nhưng vẫn phải phòng, chống “thông đồng dàn xếp giá” có thể xảy ra giữa chủ đầu tư dự án bất động sản với người có thẩm quyền. Bởi lẽ, mối quan hệ này có thể dẫn đến chỉ đạo giá đất trái pháp luật trong hoạt động định giá đất, thẩm định giá đất. Việc “thông đồng, dàn xếp giá” cũng có thể hình thành từ cả 02 chiều.

Chủ tịch HoREA cho rằng, đây là một số trường hợp có thể xảy ra việc “thông đồng, dàn xếp giá” cần được nhận diện rõ để khi Chính phủ ban hành Nghị định thì có cơ chế, giải pháp xử lý hiệu quả nhằm phòng, chống việc “thông đồng, dàn xếp giá” làm thất thu ngân sách Nhà nước, thất thoát tài sản công là nguồn lực đất đai.

Ngoài ra, tại Điều 158 Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định “quyền và nghĩa vụ của tổ chức tư vấn định giá đất” (tương tự như Nghị quyết 18-NQ/TW có nêu “tổ chức tư vấn xác định giá đất”), nhưng quy định “tổ chức tư vấn định giá đất” không phù hợp với quy định tại Điều 38 Luật Giá 2014 và Điều 48 Dự thảo Luật Giá (sửa đổi) quy định về “doanh nghiệp thẩm định giá”.

Do vậy, HoREA đề xuất nên thống nhất sử dụng khái niệm “doanh nghiệp thẩm định giá” thay cho “đơn vị tư vấn thẩm định giá” trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với Dự thảo Luật Giá (sửa đổi)…

Linh Đan

Theo

Cùng chuyên mục
  • Quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị

    (Xây dựng) - Pháp luật về nhà ở quy định dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị có quy mô sử dụng đất từ 2ha trở lên tại các đô thị loại đặc biệt và loại I hoặc từ 5ha trở lên tại các đô thị loại II và loại III phải dành 20% tổng diện tích đất ở đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật dành để xây dựng nhà ở xã hội.

  • Vinhomes Royal Island Vũ Yên ra mắt phân khu Đảo Vua

    (Xây dựng) - Được chính thức ra mắt trong tháng 3/2024, thành phố đảo Hoàng gia Vinhomes Royal Island Vũ Yên đang tạo nên cơn sốt lớn chưa từng có tại thành phố Hải Phòng. Nối tiếp đà thành công, Tập đoàn Vingroup tiếp tục cho ra mắt phân khu Đảo Vua, là một trong những phân khu đáng sống nhất tại Vinhomes Royal Island.

  • Có được hỗ trợ khi thu hồi phần đất tăng thêm so với sổ đỏ?

    (Xây dựng) - Gia đình ông Đoàn Vĩnh Phúc (Đà Nẵng) có thửa đất, đã nhận được các quyết định về việc thu hồi đất của UBND quận. Tuy nhiên, diện tích đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất do việc đo đạc trước đây.

  • 'Ăn theo' đường Vành đai 2, metro, giá nhà đất nóng lên

    Trước những thông tin tích cực từ các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm, nhiều dự án bất động sản tại khu vực lân cận rục rịch đẩy nhanh tiến độ thi công và bán hàng. Hạ tầng giao thông sẽ giúp giải quyết bài toán nhà ở cho TPHCM.

  • Biến động nào cho thị trường bất động sản cuối năm 2024?

    (Xây dựng) – Thị trường bất động sản sẽ được phục hồi, theo các chuyên gia việc quyết định thị trường sôi động hay không phụ thuộc vào chính sách pháp luật, các nguồn vốn đầu tư đa dạng và đặc biệt là sự am hiểu thị trường đối với người mua, người bán và người môi giới…

  • Quy định về việc mở cửa sổ ra ngõ đi chung

    (Xây dựng) - Theo pháp luật về xây dựng, việc xác định cụ thể yêu cầu đối với việc mở cửa sổ ra đường đi chung cần căn cứ đồ án quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị và quy chế quản lý kiến trúc đô thị đã được phê duyệt, ban hành trên địa bàn.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load