Thứ bảy 07/09/2024 21:06 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

TP.HCM: Cuộc sống đảo lộn vì mưa và triều cường

14:21 | 07/10/2013

Buôn bán ế ẩm, giá thực phẩm tăng, quần áo phơi lâu khô… là những xáo trộn trong cuộc sống hàng ngày của người dân TPHCM trong các đợt mưa và triều cường.

Những ngày qua, do ảnh hưởng của bão số 10 nên Nam bộ mưa nhiều. Mưa lớn kết hợp với triều cường đã làm nhiều nơi tại TPHCM ngập nặng. Giao thông ùn tắc nếp sinh hoạt và thường ngày của người dân bị ảnh hưởng nặng nề.


Đường Hòa Bình nước ngập sâu đến hơn nửa mét khiến nhiều xe chết máy phải dẫn bộ.


Nước dâng đến nửa nhà trên đường Lương Định Của.

Ngày 5-6/10, do có nhiều cơn mưa lớn, kết hợp với đợt triều cường dâng cao khiến nhiều tuyến đường như An Dương Vương (quận 8), đường Lương Định Của (quận 2), Tân Hóa (quận 11), Nguyễn Văn Quá (quận 12), Đồng Đen, Âu Cơ (Tân Bình), Tân Hóa (quận 6)... chìm trong biển nước.

Mỗi khi đường ngập, không những giao thông bị ùn tắc, xe cộ chết máy, người dân lại “đau đầu” vì sinh hoạt bị đảo lộn. Dòng nước đen ngòm, hôi thối tràn vào nên nhiều cửa hàng phải đóng cửa vì triều cường. Thay vào đó, mọi người phải ra sức tát nước ra, chạy máy bơm xả nước, hay dùng bao cát đắp đê ngăn nước tràn vào nhà.

Tại đường Bến Phú Định (quận 8), đường Hòa Bình (quận 11) ngày thường có nhiều xe đẩy, hàng quán buôn bán rất nhộn nhịp nhưng nay mưa gió, nước ngập nên bà con đành nghỉ bán, chỉ còn một số cửa hàng cố cầm cự với lượng khách thưa thớt. Bà con sống quanh khu vực này cho biết, thà ở nhà “ăn mì tôm” chứ mỗi khi đường ngập, không chỉ bán buôn ế ẩm mà hàng hóa còn hư hỏng.


Xe thịt quay ế ẩm trên đường Hòa Bình.


Bít gạch, dời hàng hóa lên cao để đối phó với triều cường.


Huy động cả bảng hiệu để ngăn nước.

Mưa kéo dài cả tuần còn ảnh hưởng đến nếp sinh hoạt ở những khu vực không bị triều cường. Chị Anh Thư, nhà ở quận 7 cho biết: “Đã 2 tuần rồi tôi không đưa con đi bơi được vì trời mưa. Lớp học võ của các cháu cũng thông báo nghỉ vì sân tập không có mái che. Thiếu vận động nên các cháu tỏ ra khá uể oải”.

Còn bà Hồng Hà (ở đường Văn Chung quận Tân Bình) xây nhà hơn 1 năm nay chưa hoàn tất nên càng sốt ruột vì thời tiết xấu: “Trời mưa nên thợ thuyền phải nghỉ, nguyên vật liệu bảo quản cũng khó khăn. Cứ mưa hoài thế này, chẳng biết bao giờ mới xây xong. Gia đình tôi phải ở tạm trong căn nhà trọ lâu lắm rồi”.


Nhọc nhằn mưu sinh ngày mưa gió.

Do trời mưa nên giá rau củ tăng. Chị Hồng Ngọc, chủ quán cơm trên đường Vũ Huy Tấn (quận Bình Thạnh) cho biết: “Mấy tuần nay tôi thấy giá rau quả tăng từ 10 - 20%. Tăng giá nhiều nhất là các loại rau dễ bị dập như rau cải, bồ ngót, cà chua. Còn đậu que, dưa leo, thơm… ít dập hơn nên giá chỉ tăng nhẹ”. Bình thường ngày nào chị Ngọc cũng phải đi chợ đầu mối để lấy rau về chế biến, nhưng những ngày mưa gió, chị đành ra chợ lẻ ở gần nhà, chấp nhận bán lỗ một chút để giữ gìn sức khỏe.

Công nhân và sinh viên tại các khu nhà trọ còn gặp vấn đề quần áo phơi lâu khô vì nhiều nhà trọ không gian phơi quần áo rất chật hẹp. Chị Thanh Hằng, công nhân nhà máy Nobland tại khu công nghiệp Tân Thới Hiệp (quận 12) lo lắng: “Mình xem sách báo thấy đồ lót nếu mặc khi còn ẩm sẽ dễ bị bệnh phụ khoa, cho nên mấy chị em lấy bàn ủi ủi cho khô hẳn mới dám mặc. Còn quần áo dài cũng phải hong bằng quạt. Tháng này chắc chắn tiền điện sẽ tăng”.

Theo Dantri

Theo

Cùng chuyên mục
  • Tương lai nào cho chiếu sáng đô thị?

    (Xây dựng) – Tại Hội thảo “Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển chiếu sáng đô thị hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0” diễn ra sáng 6/9 tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều chuyên gia cho rằng: Chiếu sáng đô thị rất quan trọng trong phát triển hiện nay. Tuy nhiên, nguồn lực đầu tư công dành cho chiếu sáng công cộng chưa tương xứng với quy hoạch cũng như dự báo định hướng từ cơ quan chức năng.

  • Nghệ An: Đẩy mạnh bồi dưỡng phát triển đô thị thông minh

    (Xây dựng) - Ngày 6/9, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Học viện AMC) đã phối hợp với Sở Xây dựng tỉnh Nghệ An tổ chức triển khai khóa “Bồi dưỡng phát triển đô thị thông minh bền vững” thuộc Dự án thành lập Trung tâm Hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc về đô thị thông minh và công nghệ xây dựng.

  • Thừa Thiên – Huế: Dự án phát triển các đô thị xanh kéo dài đến bao giờ?

    (Xây dựng) - Dự án chương trình phát triển các đô thị loại II (các đô thị xanh) - Tiểu dự án Thừa Thiên – Huế, vừa được UBND tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt điều chỉnh thời gian thực hiện đến ngày 30/6/2028.

  • Thái Nguyên: Quy hoạch phát triển đô thị theo hướng hiện đại bền vững

    (Xây dựng) – Phát triển đô thị bền vững luôn là mục tiêu của tất cả các địa phương trong cả nước, nhằm chuyển dịch cơ cấu, tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Với tỉnh Thái Nguyên, phát triển hạ tầng bền vững gắn với phát triển đô thị theo hướng hiện đại đã và đang trở thành nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2021-2030.

  • Xây dựng Huế trở thành thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam

    (Xây dựng) – Xây dựng Thừa Thiên - Huế thành một trung tâm văn hóa đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc và bản sắc văn hóa Huế, hướng tới một xứ sở hạnh phúc, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam.

  • Xây dựng thị trấn Nam Giang trở thành đô thị vệ tinh quan trọng của thành phố Nam Định

    (Xây dựng) - Vừa qua, UBND tỉnh Nam Định đã ban hành Quyết định số 1672/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Nam Giang đến năm 2035. Theo đó, thị trấn Nam Giang (huyện Nam Trực) trở thành đô thị vệ tinh quan trọng của thành phố Nam Định, là một trong hai cực trung tâm của vùng liên huyện Nam Trực - Trực Ninh với vị thế là thị trấn huyện lỵ, trung tâm hành chính, kinh tế, văn hoá, xã hội của huyện Nam Trực; là đô thị cửa ngõ phía Nam của thành phố Nam Định gắn với miền ảnh hưởng của các hành lang kinh tế động lực chủ đạo và nhiều chức năng kinh tế - xã hội mang tính kết nối liên huyện.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load