Chủ nhật 10/12/2023 23:55 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Tôn vinh những cống hiến của Đại thi hào Nguyễn Du với văn hóa dân tộc

14:47 | 24/09/2023

Di sản văn hóa của Nguyễn Du là sản phẩm kết tinh trí tuệ, tâm hồn, vẻ đẹp văn hóa dân tộc Việt Nam qua tài năng của ông và cùng với thời gian, di sản ấy trở thành một phần tinh hoa văn hóa nhân loại.

Tôn vinh những cống hiến của Đại thi hào Nguyễn Du với văn hóa dân tộc
Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh và người dân địa phương dâng hương tưởng niệm tại phần mộ Đại Thi hào Nguyễn Du, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. (Ảnh: Hữu Quyết/TTXVN)

Ngày 24/9, Lễ Tưởng niệm lần thứ 203 ngày mất Đại Thi hào Dân tộc, Danh nhân Văn hóa Thế giới Nguyễn Du (1820-2023) được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh phối hợp cùng Hội đồng Gia tộc Nguyễn Tiên Điền cử hành tại Khu Di tích Đại Thi hào Nguyễn Du, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh.

Đại Thi hào Nguyễn Du nhà thơ nổi tiếng, nhà văn hóa lớn. Ông đã để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm văn chương bất hủ, cả chữ Hán lẫn chữ Nôm, trong đó có tác phẩm "Truyện Kiều."

Di sản văn hóa của Nguyễn Du là sản phẩm kết tinh trí tuệ, tâm hồn, vẻ đẹp văn hóa dân tộc Việt Nam qua tài năng của ông và cùng với thời gian, di sản ấy đã trở thành một phần tinh hoa văn hóa nhân loại.

Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh, Trần Xuân Lương cho biết, Lễ tưởng niệm nhằm tưởng nhớ công lao to lớn, sự đóng góp của Đại Thi hào Nguyễn Du đối với nền văn học Việt Nam, thể hiện tấm lòng trân trọng của cán bộ, nhân dân Hà Tĩnh đối với những tác phẩm của Nguyễn Du, đặc biệt là kiệt tác "Truyện Kiều." Đồng thời, góp phần quảng bá, tuyên truyền giáo dục cho thế hệ trẻ về các giá trị văn hóa truyền thống.

Để tôn vinh những cống hiến to lớn của Đại Thi hào Nguyễn Du đối với văn hóa dân tộc và những giá trị cốt lõi của nhân loại, năm 1965, Hội đồng Hòa bình Thế giới đã quyết nghị tổ chức kỷ niệm 200 năm ngày sinh Đại Thi hào dân tộc Nguyễn Du cùng với 8 Danh nhân Văn hóa trên toàn Thế giới.

Gần 50 năm sau - năm 2013, Đại Hội đồng UNESCO quyết định vinh danh Đại Thi hào Nguyễn Du cùng 107 Danh nhân Văn hóa của Nhân loại.

Hiện nay, Khu Di tích Đại Thi hào Nguyễn Du tại huyện Nghi Xuân là Di tích quốc gia đặc biệt. Tại đây có khu vực trưng bày hơn 2.200 tài liệu, hiện vật tiêu biểu như nghiên bút của Nguyễn Du, bản "Kiều" in từ bản khắc năm 1866, cuốn "Truyện Kiều" viết theo lối thư pháp (độc bản), thư pháp "Truyện Kiều" dài nhất Việt Nam (độc bản), bộ sưu tập Truyện Kiều xuất bản bằng các thứ tiếng, sưu tập sách viết về Nguyễn Du...

Mỗi năm, Khu Di tích thu hút khoảng 20.000 đến 30.000 lượt khách tham quan, nghiên cứu và học tập./.

Theo Hữu Quyết (TTXVN/Vietnam+)

Cùng chuyên mục
  • Khám phá kiến trúc nghệ thuật độc đáo của đình Chu Quyến ở xứ Đoài

    Đình Chu Quyến tiêu biểu cho kiến trúc gỗ dân gian truyền thống của Việt Nam thời Hậu Lê, với duy nhất một tòa đại đình ba gian hai chái, với hoa văn trang trí đặc sắc cả trên đất nung và gỗ.

  • Hà Tĩnh: Đề xuất công nhận thêm 3 bảo vật quốc gia

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có Văn bản số 6626/UBND-VX1 gửi Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Cục Di sản văn hóa về việc đề nghị công nhận bảo vật quốc gia với 3 hiện vật tỉnh Hà Tĩnh đang lưu giữ.

  • Ninh Bình: Độc đáo đám cưới truyền thống Mường ở Nho Quan

    (Xây dựng) – Đầu tháng 12/2023 một đám cưới truyền thống đậm đà bản sắc của đồng bào dân tộc Mường, ở huyện Nho Quan (Ninh Bình) được phục dựng đã đón nhận sự quan tâm của đông đảo nhân dân.

  • Điệu nhảy Garba được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể

    (Xây dựng) – Theo thông tin từ Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam, điệu nhảy Garba của Ấn Độ đã được đưa vào danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể danh giá của UNESCO.

  • Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa - Chìa khóa để phát triển du lịch Lai Châu

    (Xây dựng) - Trong những năm qua, các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cùng các tầng lớp nhân dân tỉnh Lai Châu luôn xác định công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp các dân tộc sẽ là chìa khóa chính để phát triển du lịch của địa phương, đặc biệt là du lịch cộng đồng.

  • Về với biển Tuần Châu

    (Xây dựng) - Ngày 23/11/1963, Bác Hồ về thăm Tuần Châu lần thứ 2 và cũng là lần cuối cùng. Người đã căn dặn: “Phải biến Tuần Châu thành ngọc châu”. Suốt 60 năm qua, quân dân và những người yêu hòn đảo, đã nỗ lực hiện thực hóa mong ước đó của Bác. Từ một hòn đảo hoang dã, nghèo khó bậc nhất tỉnh Quảng Ninh, Tuần Châu nay đã thành viên ngọc sáng nhất của Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load