Chủ nhật 26/01/2025 02:38 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Bến Nhà Rồng: Di tích lịch sử in đậm dấu chân Bác

17:24 | 17/05/2024

(Xây dựng) - Bến Nhà Rồng là di tích lịch sử nổi tiếng của Thành phố Hồ Chí Minh, gắn liền với hành trình đi tìm đường cứu nước vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bến Nhà Rồng: Di tích lịch sử in đậm dấu chân Bác

Bến Nhà Rồng ngày nay được gọi là Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh là tên thường gọi cho cụm di tích kiến trúc - bảo tàng nằm bên sông Sài Gòn (quận 4).

Bến Nhà Rồng: Di tích lịch sử in đậm dấu chân Bác

Trước đây, nơi này từng làm nơi ở cho viên Tổng quản lý và nơi bán vé tàu được khởi công xây dựng ngày 4/3/1863.

Bến Nhà Rồng: Di tích lịch sử in đậm dấu chân Bác

Nhắc đến Bến Nhà Rồng, trong mỗi chúng ta không thể không biết đến địa danh nổi tiếng đã góp phần thay đổi toàn bộ lịch sử của nền dân tộc Việt Nam. Cũng chính tại nơi đây, ngày 5/6/1911, chàng thanh niên trẻ Nguyễn Tất Thành đã lên con tàu Amiral Latouche Tréville (Pháp) lấy tên là Văn Ba, bắt đầu chuyến hành trình tìm đường cứu nước kéo dài 30 năm.

Bến Nhà Rồng: Di tích lịch sử in đậm dấu chân Bác

Không chỉ có giá trị lịch sử, Bến Nhà Rồng còn có một kiến trúc độc đáo và đẹp mắt. Kiến trúc của Bến Nhà Rồng kết hợp giữa nghệ thuật châu Âu và kiến trúc đặc trưng của Đông Nam Á, tạo nên một di sản văn hóa đặc biệt cho Thành phố Hồ Chí Minh.

Bến Nhà Rồng: Di tích lịch sử in đậm dấu chân Bác

Bến Nhà Rồng hiện nay nằm trong hệ thống các bảo tàng và di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cả nước.

Bến Nhà Rồng: Di tích lịch sử in đậm dấu chân Bác

Hệ thống trưng bày cố định của bảo tàng gồm 7 phòng, 8 gian trưng bày phản ánh đầy đủ và sinh động những sự kiện lịch sử trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh; 3 phòng nhấn mạnh đến sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, tình cảm sâu nặng của Bác Hồ đối với nhân dân miền Nam và tình cảm kính yêu của nhân dân miền Nam dành cho Bác Hồ.

Bến Nhà Rồng: Di tích lịch sử in đậm dấu chân Bác
Bến Nhà Rồng: Di tích lịch sử in đậm dấu chân Bác

Đặc biệt, Phòng tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh là nơi các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh, các Sở, ban, ngành, đoàn thể và Nhân dân thành kính tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân các ngày lễ trọng đại của đất nước và mỗi khi đến tham quan bảo tàng.

Bến Nhà Rồng: Di tích lịch sử in đậm dấu chân Bác

Bến Nhà Rồng hiện nay đón tiếp hàng trăm ngàn lượt khách từ khắp nơi trong nước và nước ngoài đến tham quan.

Bến Nhà Rồng: Di tích lịch sử in đậm dấu chân Bác

Em Nguyễn Thị Nga (sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh) chia sẻ: “Vào các dịp 30/4, 19/5, 2/9, em cùng với các bạn sinh viên trong trường thường ghé thăm quan Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh. Những hình ảnh, hiện vật, mô hình về cuộc đời cách mạng cứu nước của Bác tại bảo tàng luôn khiến chúng em xúc động, biết ơn công lao to lớn của Bác”.

Bến Nhà Rồng: Di tích lịch sử in đậm dấu chân Bác

Nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), tại Bến Nhà Rồng luôn nhộn nhịp bước chân du khách đến để tiếp lửa truyền thống, dâng hoa, báo công với Người.

Bến Nhà Rồng: Di tích lịch sử in đậm dấu chân Bác

Đối với người dân Việt Nam, Bến Nhà Rồng là một trong những địa điểm có ý nghĩa lịch sử đặc biệt, “địa chỉ đỏ” thu hút đông đảo người dân và khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu về cuộc đời vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Bến Nhà Rồng: Di tích lịch sử in đậm dấu chân Bác

Trong đó, sự kiện từ Bến Nhà Rồng, Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc, là nơi đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước và phát triển tiến lên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Bến Nhà Rồng: Di tích lịch sử in đậm dấu chân Bác

Hiện nay, đô thị Thành phố Hồ Chí Minh không ngừng đổi mới, phát triển; nhiều công trình hiện đại nhưng Bến Nhà Rồng vẫn là biểu tượng, di tích lịch sử nổi bật, sừng sững giữa lòng thành phố.

Viết Dũng – Quang Hải

Theo

Cùng chuyên mục
  • Lạng Sơn gìn giữ văn hóa truyền thống

    (Xây dựng) - Thời gian qua, các cấp, ngành của tỉnh Lạng Sơn đẩy mạnh khai thác giá trị các lễ hội gắn với phát triển du lịch. Toàn tỉnh có hơn 280 lễ hội truyền thống diễn ra hằng năm; trải qua các thế hệ, nhiều nét đẹp, giá trị văn hóa được gìn giữ, bảo tồn, phát huy, góp phần vào sự phát triển bền vững của tỉnh.

  • Hải Phòng: Khánh thành Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ quận An Dương

    (Xây dựng) - Ngày 24/1, quận An Dương (Hải Phòng) tổ chức khánh thành Dự án xây dựng, nâng cấp Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ, đây là công trình kiến trúc văn hóa biểu trưng nhân dịp Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và chào đón Xuân Ất Tỵ - 2025.

  • Nam Định được Chính phủ đồng ý chủ trương đề cử Vườn Quốc gia Xuân Thủy là Vườn Di sản ASEAN

    (Xây dựng) - Vừa qua, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 590/VPCP-NN về việc đề cử Vườn Quốc gia Xuân Thủy là Vườn Di sản ASEAN.

  • Việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản phải được lập thành Đề án

    (Xây dựng) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Nghị định quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong Danh mục quốc gia về di sản văn hóa phi vật thể và các Danh sách của UNESCO.

  • Chuyện rác ngày Xuân

    (Xây dựng) - Ở phố xá nhưng nhà ông Thìn vẫn giữ nếp quê. Đón Xuân vẫn luộc nồi bánh chưng, nén hũ dưa hành, sắm sanh đủ hương vị bữa cơm ngày Tết cổ truyền nên bận rộn. Tay thu dọn 3 cụ đầu rau bằng gạch thay kiềng, quét dọn củi lửa ở cái bếp dựng tạm cuối sân nhìn ông Thìn như người vừa đi đánh vật; mồ hôi tứa ra nhìn rõ vết ẩm trên vai chiếc áo pho tá cũ từ thời binh nghiệp.

  • Hà Nội: Khai mạc Phố sách Xuân Ất Tỵ 2025

    (Xây dựng) - Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025) và đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ngày 24/1, Phố sách Xuân Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Tết công nghệ - Trí tuệ tỏa sáng” đã khai mạc tại Phố sách Hà Nội (phố 19 tháng 12, quận Hoàn Kiếm).

Xem thêm
  • Dự thảo quy định định mức kinh tế - kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích

    (Xây dựng) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.

    08:08 | 25/01/2025
  • Về Lục Yên, say câu Khắp Cọi

    (Xây dựng) - Được hình thành và lưu giữ trong nếp nhà sàn, những bản làng của người Tày từ nghìn năm nay, “Khắp Cọi” ngân lên thanh âm da diết, đằm thắm. Nam thanh nữ tú cứ vào mùa Xuân hay cưới xin, lễ hội lại dùng Khắp Cọi để ngỏ ý, đối đáp, hẹn hò: “Cất tiếng em hỏi anh/ Cất lời em hỏi đến/ Thương em, anh trả lời/ Gốc khắp ở đâu ra?/ Gốc cọi ở đâu về?/ Hàng năm để làng quê mở hội/ Đôi ta được nhộn nhịp vui xuân/ Mong anh kể một lần, em biết”.

    13:09 | 24/01/2025
  • Quảng Ngãi triển lãm Mỹ thuật và Nhiếp ảnh mừng Đảng, mừng Xuân

    (Xây dựng) – Các tác phẩm phản ánh nhiều đề tài khác nhau về đời sống xã hội, hoạt động sản xuất, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của cộng đồng các dân tộc trong tỉnh Quảng Ngãi.

    08:51 | 24/01/2025
  • Tu bổ di tích ưu tiên sử dụng phương pháp thi công truyền thống

    (Xây dựng) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Thông tư quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.

    08:32 | 24/01/2025
  • Hà Nội: Xếp hạng 4 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh

    (Xây dựng) – Phó Chủ tịch UBND Thành phố Vũ Thu Hà vừa ký ban hành Quyết định số 442/QĐ-UBND ngày 22/01/2025 về việc xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

    08:08 | 23/01/2025
  • Bình Định: Độc đáo “bé Na” công nghệ

    (Xây dựng) – “Bé Na” của Bình Định đã chính thức được trình làng trong sự háo hức và thích thú của người dân và du khách. “Bé Na” của Bình Định được hình tượng hóa như sự vươn lên, thể hiện sức mạnh của công nghệ. Đây cũng là chủ đề xuyên suốt của tỉnh trong năm 2025 khi tập trung vào phát triển khoa học công nghệ.

    12:24 | 22/01/2025
  • Top 5 “kiệt tác ánh sáng” nhất định phải check-in tại lễ hội đèn lồng lớn nhất Việt Nam

    (Xây dựng) - Lễ hội Ánh sáng phương Đông - Lễ hội Xuân lớn nhất Việt Nam đang diễn ra tại thành phố điểm đến phía Đông Thủ đô - Ocean City, không chỉ là điểm vui chơi, giải trí hot nhất Vịnh Bắc bộ dịp Tết Ất Tỵ này mà còn là nơi khai sinh của những bộ ảnh check-in triệu like trên mạng xã hội. Dưới đây là 5 “kiệt tác ánh sáng” đang khiến giới trẻ sôi sục với những góc check-in gây bão mạng.

    20:47 | 21/01/2025
  • Vui Xuân Ất Tỵ: Khám phá sắc thái văn hoá Mường

    (Xây dựng) - Nhằm mang đến một không gian trải nghiệm Tết truyền thống, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Di sản văn hóa Mường tổ chức chương trình “Vui Xuân Ất Tỵ: Sắc thái văn hoá Mường, Hoà Bình” trong hai ngày mồng 4 và 5 Tết (thứ Bảy, Chủ nhật, ngày 1 và 2/2/2025). Chương trình mang đến cho công chúng một không gian Tết kết hợp giữa những hoạt động trải nghiệm cùng các chủ thể văn hóa và khám phá di sản qua công nghệ.

    10:50 | 21/01/2025
  • Hà Nội: Tái hiện không gian Tết xưa tại phố Phùng Hưng

    (Xây dựng) – Trong các ngày 17/1-6/2, tại phố Phùng Hưng (Hà Nội), UBND quận Hoàn Kiếm chủ trì và giới thiệu đến người dân và du khách dự án Nghệ thuật công cộng trang trí Tết Ất Tỵ 2025, nhằm tái hiện không gian văn hóa truyền thống kết hợp với những ý tưởng nghệ thuật đương đại. Dự án được thực hiện bởi Công ty Mein Garten, mang đến điểm nhấn đặc biệt trong dịp Tết năm nay.

    10:45 | 21/01/2025
  • Du xuân đón Tết đậm màu sắc Phương Đông tại Vinpearl khắp 3 miền

    (Xây dựng) - Chào đón năm mới Ất Tỵ, các điểm đến Vinpearl, VinWonders, Vinpearl Golf trên toàn quốc chiêu đãi du khách hàng loạt lễ hội độc đáo, mang đậm bản sắc văn hoá Tết cổ truyền với thông điệp “Phương Đông diệu kỳ - Chơi Tết hết ý”, cùng vô vàn trải nghiệm vui chơi, giải trí, khám phá văn hoá đặc sắc ngày Tết, mở ra một năm mới hanh thông, tài lộc.

    20:11 | 20/01/2025
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load