Thứ sáu 27/09/2024 05:38 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Thái Nguyên: Lãnh đạo tỉnh đôn đốc tiến độ Dự án cải tạo, sửa chữa nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

14:27 | 15/05/2024

(Xây dựng) – Với ý nghĩa, vai trò đặc biệt quan trọng của công trình nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại đèo De, xã Phú Đình, các đồng chí lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên thường xuyên tổ chức kiểm tra, đôn đốc tiến độ, chất lượng thực hiện dự án cải tạo, sửa chữa công trình này.

Thái Nguyên: Lãnh đạo tỉnh đôn đốc tiến độ Dự án cải tạo, sửa chữa nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Trịnh Việt Hùng kiểm tra, đôn đốc tiến độ dự án ngày 30/4/2024.

Từ khi khởi công dự án đến nay, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Trịnh Việt Hùng đã nhiều lần trực tiếp kiểm tra công trình đặc biệt này. Tại buổi kiểm tra gần đây nhất ngày 30/4/2024, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nêu cao trách nhiệm người đứng đầu, thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công công trình, đặc biệt chú ý đến chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật các hạng mục từ khâu nhỏ nhất về mặt cảnh quan, kiến trúc, vật liệu… đảm bảo đảm tính đồng bộ, thẩm mỹ, trang nghiêm, để khi dự án hoàn thành sẽ xứng tầm và đáp ứng được mong muốn của nhân dân về một Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt trường tồn theo thời gian.

Thái Nguyên: Lãnh đạo tỉnh đôn đốc tiến độ Dự án cải tạo, sửa chữa nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Trịnh Việt Hùng kiểm tra, đôn đốc tiến độ dự án ngày 15/3/2024.

Mới đây, ngày 14/5/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Thanh Bình tiếp tục kiểm tra tiến độ dự án này. Phó Chủ tịch cũng đôn đốc, nhắc nhở chủ đầu tư và đơn vị thi công tranh thủ thời tiết thuận lợi, huy động tối đa nhân lực, vật lực, dồn sức đẩy nhanh tiến độ các hạng mục nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình thi công, cũng như đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, mỹ thuật của công trình. Khẩn trương hoàn thành các hạng mục chính bên ngoài và trong nhà tưởng niệm trước ngày 19/5/2024 để đảm bảo hoạt động về nguồn, thăm quan di tích của nhân dân nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024).

Đại diện chủ đầu tư cho biết: Đến nay, đơn vị thi công đã cơ bản hoàn thành các hạng mục chính. Dự án đạt gần 80% tổng khối lượng công việc. Riêng các hạng mục trong khu vực 2ha, như bậc lên xuống, đường nội bộ và nội thất nhà tưởng niệm đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thiện, dự kiến đưa vào sử dụng từ ngày sinh nhật Bác 19/5 này.

Thái Nguyên: Lãnh đạo tỉnh đôn đốc tiến độ Dự án cải tạo, sửa chữa nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Thanh Bình kiểm tra, đôn đốc tiến độ dự án ngày 14/5/2024.

Dự án cải tạo, sửa chữa nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại đèo De nhằm trùng tu, cải tạo công trình, cảnh quan khang trang, xứng tầm giá trị lịch sử, đáp ứng nhu cầu của nhân dân, du khách trong và ngoài nước khi đến thăm quan, dâng hương Chủ tịch Hồ Chí Minh do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh làm chủ đầu tư.

Thái Nguyên: Lãnh đạo tỉnh đôn đốc tiến độ Dự án cải tạo, sửa chữa nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
Sau gần 20 năm xây dựng, nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại đèo De, xã Phú Đình, huyện Định Hóa một số hạng mục bị xuống cấp cần trùng tu, cải tạo.

Quy mô thực hiện dự án khoảng 5ha, trong đó có 2ha do Ban Quản lý Khu di tích lịch sử sinh thái ATK Định Hóa quản lý và khoảng 3ha mở rộng. Các hạng mục đầu tư chính bao gồm: Cải tạo, sửa chữa sân vườn và các hạng mục phụ trợ, nhà đón tiếp, cổng tứ trụ, nhà dừng chân, nhà tưởng niệm... trên phần diện tích 2ha; mở rộng khu trồng cây lưu niệm, khu vực sân vườn và các hạng mục phụ trợ trên phần diện tích 3ha.

Tổng kinh phí đầu tư cải tạo, sửa chữa là 40 tỷ đồng; trong đó, ngân sách Nhà nước là 20 tỷ đồng và nguồn huy động hợp pháp khác là 20 tỷ đồng. Dự án được khởi công tháng 5/2022, dự kiến hoàn thành trong năm 2024.

Việt Hoan (Ảnh: Thainguyen.gov.vn)

Theo

Cùng chuyên mục
  • “Gieo mầm Thiện tâm” - Nơi gặp gỡ của những trái tim vì cộng đồng

    (Xây dựng) - Đêm nhạc “Gieo mầm Thiện tâm”, do Vingroup và SpaceSpeakers Label đồng tổ chức vào ngày 29/9 tại Vinhomes Ocean Park 2, đang nhận được sự quan tâm và ủng hộ rộng rãi từ cộng đồng và các nhà hảo tâm. Ngoài ý nghĩa nhân văn của một chương trình thiện nguyện, sự kiện còn thu hút khi có sự góp mặt của hơn 20 nghệ sĩ hàng đầu Việt Nam, mang tới nhiều phần trình diễn lần đầu tiên ra mắt công chúng.

  • Nhiều hoạt động đặc sắc tại Hội sách Hà Nội lần thứ IX năm 2024

    (Xây dựng) - Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), 25 năm Hà Nội được Tổ chức Giáo dục - Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) vinh danh là “Thành phố vì hòa bình”, Hội sách Hà Nội lần thứ IX năm 2024 với chủ đề “Hà Nội: Thủ đô văn hiến, anh hùng - Thành phố vì hòa bình” do UBND Thành phố Hà Nội phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo tổ chức với sự tham gia của hơn 30 nhà xuất bản, doanh nghiệp phát hành sách trong cả nước, sẽ mang lại không gian văn hóa đọc và nhiều chương trình giao lưu, trải nghiệm sách hấp dẫn.

  • Vĩnh Phúc: Độc đáo kiến trúc nhà thờ tổ họ Bùi Việt Nam

    (Xây dựng) - Nhà thờ tổ họ Bùi tọa lạc tại phường Xuân Hòa, Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là nhà thờ tổ lớn nhất Việt Nam với diện tích 35.000m2, tổng kinh phí xây dựng lên tới 208 tỷ đồng.

  • Đồng Nai: Cần đầu tư thêm thiết chế văn hóa phục vụ cộng đồng

    (Xây dựng) - Biên Hòa, một đô thị lớn nhưng còn thiếu nhiều thiết chế văn hóa như: Nhà hát, trung tâm văn hóa, nhà tang lễ, quảng trường, sân vận động vẫn chưa được đầu tư xây dựng hoặc đã được xây dựng nhưng chưa xứng tầm quy mô. Sở Xây dựng mới đây đã đề xuất tỉnh “nhà” cần đầu tư thêm một số công trình văn hóa phục vụ tinh thần cho người dân như: Quảng trường Thành cổ, quảng trường Sông Phố.

  • Ninh Bình: Phát triển đô thị di sản không quên bảo tồn nhà ở truyền thống trong vùng lõi danh thắng Tràng An

    (Xây dựng) – Trong thời gian tới, thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư sẽ sáp nhập trở thành thành phố Hoa Lư. Với gần 30% diện tích là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, đây sẽ là một đô thị di sản năng động và phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, bên cạnh việc phát triển đô thị di sản, Ninh Bình đang triển khai nhiệm vụ bảo tồn những giá trị đặc trưng trong lối kiến trúc xây dựng tại vùng lõi Quần thể danh thắng Tràng An.

  • Hiệu quả trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản Huế

    (Xây dựng) - Từ năm 1993, sau khi Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO đưa vào danh mục Di sản văn hóa thế giới, công tác bảo tồn, tu bổ đã được tập trung triển khai và thu được những kết quả tốt, diện mạo Quần thể Di tích ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực, phát huy giá trị của di sản.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load