Thứ sáu 27/09/2024 07:55 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Đặc sắc Lễ hội Chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024

16:29 | 21/09/2024

(Xây dựng) - Sáng 21/9, tại Sân vận động Trung tâm quận Đồ Sơn (thành phố Hải Phòng) đã diễn ra Lễ hội Chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024. Lễ hội năm nay thu hút hàng vạn du khách thập phương và người dân địa phương tới cổ vũ, xem chọi trâu.

Đặc sắc Lễ hội Chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024
Ông Phạm Hoàng Tuấn, Phó Chủ tịch UBND quận Đồ Sơn, Trưởng Ban tổ chức đánh trống khai hội.

Theo truyền thống Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn diễn ra vào 9/8 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của bão số 3, quận Đồ Sơn quyết định lùi thời gian tổ chức vòng chung kết vào ngày 21/9 (tức 19/8 âm lịch). Các nội dung phần Lễ vẫn được tổ chức theo thời gian và nghi thức truyền thống.

Lễ hội năm nay có sự tham gia của 16 trâu, trong đó mỗi phường 2 trâu và 4 chủ trâu đạt giải Nhất, Nhì, đồng giải Ba năm 2023 mỗi người được đăng ký tham gia 1 suất trâu. Ban Tổ chức Lễ hội đã tiến hành kiểm tra trâu qua 3 đợt nhằm đánh giá chất lượng, mức độ an toàn của trâu chọi theo tiêu chí của Quy chế tổ chức.

Đặc sắc Lễ hội Chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024
Năm 2024 là năm thứ 35 Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn được khôi phục và phát triển.

Trong thời tiết thuận hoà, các kháp đấu diễn ra an toàn, sôi nổi, hấp dẫn, trâu số 4 đến từ phường Hải Sơn của ông chủ trâu Lưu Đình Khang đã xuất sắc giành chức Vô địch; trâu số 7 đến từ phường Ngọc Xuyên của ông chủ trâu Nguyễn Ngọc Hùng giành giải Nhì; trâu số 10 đến từ phường Minh Đức của ông chủ trâu Lưu Đình Toàn Quyền và trâu số 13 đến từ phường Minh Đức của ông chủ trâu Trần Thanh Liêm cùng giành giải Ba.

Đặc sắc Lễ hội Chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024
Đông đảo nhân dân địa phương và du khách tham dự Lễ hội.

Bên cạnh đó, Ban Tổ chức trao giải cặp trâu chọi hay nhất cho trâu số 14 đến từ phường Vạn Hương của ông chủ trâu Đinh Xuân Thủy và trâu số 13 đến từ phường Minh Đức của ông chủ trâu Trần Thanh Liêm; trao giải trâu có miếng đánh hay nhất cho trâu số 13 đến từ phường Minh Đức của ông chủ trâu Trần Thanh Liêm.

Đặc sắc Lễ hội Chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024
Ban Tổ chức trao giải cho chủ trâu vô địch.

Lễ hội Chọi trâu truyền thống Đồ Sơn là lễ hội dân gian truyền thống, gắn liền với tục thờ cúng thuỷ thần và hiến sinh đã có từ rất lâu đời của người dân miền biển Đồ Sơn. Lễ hội lưu giữ những nét sinh hoạt văn hoá tâm linh, bản sắc văn hóa mang tính cộng đồng, thể hiện tinh thần thượng võ của người dân Đồ Sơn với khát vọng chinh phục thiên nhiên, làm chủ biển cả, cầu mong phong điều vũ thuận, mùa màng bội thu, quốc thái dân an, đời sống nhân dân ấm no, hạnh phúc... Lễ hội có sự giao thoa giữa những yếu tố văn hoá nông nghiệp vùng đồng bằng với những yếu tố văn hoá của cư dân ven biển, thể hiện sự đa dạng trong văn hóa, tín ngưỡng dân gian Việt Nam và gắn liền với chiều dài lịch sử, sự phát triển của vùng đất, con người Đồ Sơn.

Đặc sắc Lễ hội Chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024
Màn múa cờ khai hội.

Trải qua 35 năm khôi phục và phát triển, công tác tổ chức Lễ hội đã được nâng tầm về chất lượng, đồng thời vẫn giữ nguyên những yếu tố dân gian, những giá trị văn hoá truyền thống, trở thành di sản văn hoá quý báu, sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn của cả nước nói chung và của vùng đất Đồ Sơn (thành phố Hải Phòng) nói riêng.

Đặc sắc Lễ hội Chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024
Ngay từ sớm đã có nhiều du khách và nhân dân địa phương tới Lễ hội.

Với ý nghĩa và giá trị nhân văn đó, năm 2012, Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục “Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia”. Qua đó đã thể hiện giá trị văn hoá tâm linh, sức sống nội sinh, bền lâu, mạnh mẽ của Lễ hội trong đời sống tinh thần của nhân dân. Đây là niềm vinh dự lớn lao, đồng thời là trách nhiệm to lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận Đồ Sơn trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát triển Lễ hội, đưa Lễ hội trở thành nguồn lực phát triển kinh tế của địa phương, thu hút đông đảo nhân dân, du khách trong và ngoài nước đến tham dự, cổ vũ.

Vĩnh Bảo

Theo

Cùng chuyên mục
  • “Gieo mầm Thiện tâm” - Nơi gặp gỡ của những trái tim vì cộng đồng

    (Xây dựng) - Đêm nhạc “Gieo mầm Thiện tâm”, do Vingroup và SpaceSpeakers Label đồng tổ chức vào ngày 29/9 tại Vinhomes Ocean Park 2, đang nhận được sự quan tâm và ủng hộ rộng rãi từ cộng đồng và các nhà hảo tâm. Ngoài ý nghĩa nhân văn của một chương trình thiện nguyện, sự kiện còn thu hút khi có sự góp mặt của hơn 20 nghệ sĩ hàng đầu Việt Nam, mang tới nhiều phần trình diễn lần đầu tiên ra mắt công chúng.

  • Nhiều hoạt động đặc sắc tại Hội sách Hà Nội lần thứ IX năm 2024

    (Xây dựng) - Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), 25 năm Hà Nội được Tổ chức Giáo dục - Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) vinh danh là “Thành phố vì hòa bình”, Hội sách Hà Nội lần thứ IX năm 2024 với chủ đề “Hà Nội: Thủ đô văn hiến, anh hùng - Thành phố vì hòa bình” do UBND Thành phố Hà Nội phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo tổ chức với sự tham gia của hơn 30 nhà xuất bản, doanh nghiệp phát hành sách trong cả nước, sẽ mang lại không gian văn hóa đọc và nhiều chương trình giao lưu, trải nghiệm sách hấp dẫn.

  • Vĩnh Phúc: Độc đáo kiến trúc nhà thờ tổ họ Bùi Việt Nam

    (Xây dựng) - Nhà thờ tổ họ Bùi tọa lạc tại phường Xuân Hòa, Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là nhà thờ tổ lớn nhất Việt Nam với diện tích 35.000m2, tổng kinh phí xây dựng lên tới 208 tỷ đồng.

  • Đồng Nai: Cần đầu tư thêm thiết chế văn hóa phục vụ cộng đồng

    (Xây dựng) - Biên Hòa, một đô thị lớn nhưng còn thiếu nhiều thiết chế văn hóa như: Nhà hát, trung tâm văn hóa, nhà tang lễ, quảng trường, sân vận động vẫn chưa được đầu tư xây dựng hoặc đã được xây dựng nhưng chưa xứng tầm quy mô. Sở Xây dựng mới đây đã đề xuất tỉnh “nhà” cần đầu tư thêm một số công trình văn hóa phục vụ tinh thần cho người dân như: Quảng trường Thành cổ, quảng trường Sông Phố.

  • Ninh Bình: Phát triển đô thị di sản không quên bảo tồn nhà ở truyền thống trong vùng lõi danh thắng Tràng An

    (Xây dựng) – Trong thời gian tới, thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư sẽ sáp nhập trở thành thành phố Hoa Lư. Với gần 30% diện tích là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, đây sẽ là một đô thị di sản năng động và phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, bên cạnh việc phát triển đô thị di sản, Ninh Bình đang triển khai nhiệm vụ bảo tồn những giá trị đặc trưng trong lối kiến trúc xây dựng tại vùng lõi Quần thể danh thắng Tràng An.

  • Hiệu quả trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản Huế

    (Xây dựng) - Từ năm 1993, sau khi Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO đưa vào danh mục Di sản văn hóa thế giới, công tác bảo tồn, tu bổ đã được tập trung triển khai và thu được những kết quả tốt, diện mạo Quần thể Di tích ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực, phát huy giá trị của di sản.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load