Thứ sáu 27/09/2024 10:37 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Hiệu quả trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản Huế

14:41 | 24/09/2024

(Xây dựng) - Từ năm 1993, sau khi Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO đưa vào danh mục Di sản văn hóa thế giới, công tác bảo tồn, tu bổ đã được tập trung triển khai và thu được những kết quả tốt, diện mạo Quần thể Di tích ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực, phát huy giá trị của di sản.

Hiệu quả trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản Huế
Công tác bảo tồn, trùng tu di tích đã đem lại những hiệu quả tích cực, góp phần quan trọng trong việc thu hút du khách đến Huế.

Theo Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên - Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 và đến năm 2025, Thừa Thiên - Huế sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hoá, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.

Từ năm 1993, sau khi được UNESCO đưa vào danh mục Di sản văn hóa thế giới, công tác bảo tồn, tu bổ đã được tập trung triển khai và thu được những kết quả tốt, diện mạo Quần thể Di tích Cố đô Huế ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực, vượt qua giai đoạn “cứu nguy khẩn cấp” để chuyển sang giai đoạn “ổn định và phát triển bền vững”.

Ngoài ra, tỉnh đã tập trung ngân sách đầu tư để trùng tu, bảo tồn các công trình tiêu biểu như: Ngọ Môn, Trường Lang, Cung Trường Sanh, Cung Diên Thọ, Lầu Tứ Phương Vô Sự, Phu Văn Lâu, Lầu Tàng Thơ, Cung An Định... Một số công trình tại lăng vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh, Đàn Nam Giao, Văn Thánh... được quan tâm, đầu tư trùng tu và phát huy giá trị.

Công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị Di sản được Trung tâm bảo tồn Di tích Cố đô Huế quan tâm, chú trọng. Trong đó, tiếp tục bảo tồn và phát huy tốt các lễ hội cung đình như: Lễ tế Xã Tắc, Nam Giao, Lễ tế ở đàn Âm Hồn; phối hợp tổ chức lễ tri ân chúa Nguyễn Phúc Khoát tại lăng chúa; bảo tồn và phát huy giá trị các loại hình di sản văn hóa phi vật thể: Nhã nhạc, múa cung đình, tuồng cung đình… Xây dựng hồ sơ lễ hội điện Huệ Nam đề nghị công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia; xây dựng hồ sơ Cửu đỉnh đề nghị công nhận là Di sản tư liệu thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Thực hiện công tác Khảo cổ học các di tích lầu Đức Hinh (lăng vua Thiệu Trị), Văn Miếu để làm tiền đề, cơ sở khoa học cho việc trùng tu các di tích này.

Ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết: Công tác bảo tồn, trùng tu di tích đã đem lại những hiệu quả tích cực, góp phần quan trọng trong việc thu hút du khách đến Huế. Đồng thời, đưa di sản văn hóa thành lợi thế cho sự phát triển, tăng các nguồn doanh thu du lịch và dịch vụ, tạo được sự ủng hộ, tham gia tích cực của người dân Huế trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị di tích, di sản, sự quan tâm các tầng lớp xã hội và nhân dân cả nước đối với di sản văn hóa truyền thống. Nhờ những thành tựu của công tác bảo tồn mà di sản văn hóa Huế đã được quảng bá rộng rãi trên toàn thế giới, tạo nên sức hút to lớn của Huế đối với du khách.

Hiệu quả trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản Huế
Sau 5 năm trùng tu, điện Kiến Trung nằm trong khu Đại nội Huế đã chính thức mở cửa cho du khách đến tham quan.

Bên cạnh đó, Trung tâm cũng tổ chức nhiều cuộc trưng bày, triển lãm trên địa bàn di tích Huế nhằm phục vụ du khách, quảng bá giá trị di sản văn hóa Huế, như các triển lãm nhân kỷ niệm 30 năm Quần thể Di tích Cố đô Huế và 20 năm Nhã nhạc được UNESCO vinh danh; triển lãm “Vua Hàm Nghi - Cuộc đời và Nghệ thuật”; triển lãm “Hành trình 100 năm từ Musée Khải Định đến Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế”…

Trung tâm bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết: Đơn vị cũng hợp tác chặt chẽ với UNESCO tiếp tục thực hiện các nội dung của Kế hoạch Quản lý Di sản Huế năm 2015 - 2020 tầm nhìn đến 2030. Thực hiện có hiệu quả việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, giao lưu trao đổi văn hóa, kêu gọi và thu hút nguồn đầu tư tài trợ trong lĩnh vực nghiên cứu, khoa học công nghệ, trùng tu di tích với các tổ chức nước ngoài chung tay bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Huế. Hợp tác với tập đoàn Hàn Quốc thực hiện Dự án “Trung tâm Thông tin và Diễn giải Lịch sử Hoàng thành Huế”; Hợp tác với Viện Quy hoạch Đô thị và Vùng (Nhật Bản) thực hiện nghiên cứu về bảo tồn cảnh quan văn hóa lịch sử khu vực các lăng tẩm triều Nguyễn. Hợp tác với Đại sứ quán Đức và Hiệp hội Bảo tồn Di sản Văn hóa Đức về Bảo tồn - phục hồi, giáo dục tại điện Phụng Tiên; Hợp tác thực hiện dự án do Bộ Văn hóa - Chính phủ Pháp tài trợ tu bổ mái Khải Tường Lâu - Cung An Định…

Thanh Ngân

Theo

Cùng chuyên mục
  • “Gieo mầm Thiện tâm” - Nơi gặp gỡ của những trái tim vì cộng đồng

    (Xây dựng) - Đêm nhạc “Gieo mầm Thiện tâm”, do Vingroup và SpaceSpeakers Label đồng tổ chức vào ngày 29/9 tại Vinhomes Ocean Park 2, đang nhận được sự quan tâm và ủng hộ rộng rãi từ cộng đồng và các nhà hảo tâm. Ngoài ý nghĩa nhân văn của một chương trình thiện nguyện, sự kiện còn thu hút khi có sự góp mặt của hơn 20 nghệ sĩ hàng đầu Việt Nam, mang tới nhiều phần trình diễn lần đầu tiên ra mắt công chúng.

  • Nhiều hoạt động đặc sắc tại Hội sách Hà Nội lần thứ IX năm 2024

    (Xây dựng) - Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), 25 năm Hà Nội được Tổ chức Giáo dục - Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) vinh danh là “Thành phố vì hòa bình”, Hội sách Hà Nội lần thứ IX năm 2024 với chủ đề “Hà Nội: Thủ đô văn hiến, anh hùng - Thành phố vì hòa bình” do UBND Thành phố Hà Nội phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo tổ chức với sự tham gia của hơn 30 nhà xuất bản, doanh nghiệp phát hành sách trong cả nước, sẽ mang lại không gian văn hóa đọc và nhiều chương trình giao lưu, trải nghiệm sách hấp dẫn.

  • Vĩnh Phúc: Độc đáo kiến trúc nhà thờ tổ họ Bùi Việt Nam

    (Xây dựng) - Nhà thờ tổ họ Bùi tọa lạc tại phường Xuân Hòa, Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là nhà thờ tổ lớn nhất Việt Nam với diện tích 35.000m2, tổng kinh phí xây dựng lên tới 208 tỷ đồng.

  • Đồng Nai: Cần đầu tư thêm thiết chế văn hóa phục vụ cộng đồng

    (Xây dựng) - Biên Hòa, một đô thị lớn nhưng còn thiếu nhiều thiết chế văn hóa như: Nhà hát, trung tâm văn hóa, nhà tang lễ, quảng trường, sân vận động vẫn chưa được đầu tư xây dựng hoặc đã được xây dựng nhưng chưa xứng tầm quy mô. Sở Xây dựng mới đây đã đề xuất tỉnh “nhà” cần đầu tư thêm một số công trình văn hóa phục vụ tinh thần cho người dân như: Quảng trường Thành cổ, quảng trường Sông Phố.

  • Ninh Bình: Phát triển đô thị di sản không quên bảo tồn nhà ở truyền thống trong vùng lõi danh thắng Tràng An

    (Xây dựng) – Trong thời gian tới, thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư sẽ sáp nhập trở thành thành phố Hoa Lư. Với gần 30% diện tích là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, đây sẽ là một đô thị di sản năng động và phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, bên cạnh việc phát triển đô thị di sản, Ninh Bình đang triển khai nhiệm vụ bảo tồn những giá trị đặc trưng trong lối kiến trúc xây dựng tại vùng lõi Quần thể danh thắng Tràng An.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load