Thứ ba 05/11/2024 05:33 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Ấn tượng đêm khai mạc Lễ hội Hoa phượng đỏ - Hải Phòng 2024

10:11 | 12/05/2024

(Xây dựng) - Tối 11/5, tại quảng trường Trung tâm Chính trị - Hành chính thành phố, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hải Phòng long trọng tổ chức đêm hội “Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản”, khai mạc Lễ hội Hoa phượng đỏ năm 2024 và đón nhận Bằng công nhận vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà là Di sản thiên nhiên thế giới.

Ấn tượng đêm khai mạc Lễ hội Hoa phượng đỏ - Hải Phòng 2024
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tặng hoa chúc mừng thành phố Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh và các đơn vị liên quan tại Lễ đón nhận danh hiệu Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà.

Tới dự chương trình có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; đại diện lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành phố; đại sứ quán một số nước; các tổ chức phi Chính phủ cùng đông đảo nhân dân và du khách.

Ấn tượng đêm khai mạc Lễ hội Hoa phượng đỏ - Hải Phòng 2024
Đại diện tổ chức UNESCO trao bằng công nhận vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) - Quần đảo Cát Bà (thành phố Hải Phòng) là Di sản thiên nhiên thế giới liên tỉnh - thành phố đầu tiên ở Việt Nam.

Lễ hội Hoa phượng đỏ là sự kiện được tổ chức thường niên và trở thành Lễ hội truyền thống đặc trưng, là niềm tự hào của người dân Hải Phòng. Năm 2024 là năm thứ 11 Lễ hội Hoa phượng đỏ được tổ chức. Sự kiện đóng vai trò quan trọng trong quảng bá, giới thiệu truyền thống lịch sử, văn hóa, hình ảnh thành phố; xây dựng thương hiệu, nâng cao vị thế, uy tín của Hải Phòng trong nước và quốc tế; thúc đẩy đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch; đồng thời khẳng định những thành tựu kinh tế, xã hội nổi bật của thành phố, đáp ứng sự mong đợi của nhân dân Hải Phòng, kiều bào, du khách trong và ngoài nước.

Ấn tượng đêm khai mạc Lễ hội Hoa phượng đỏ - Hải Phòng 2024
Các đại biểu dự Lễ hội Hoa phượng đỏ - Hải Phòng 2024.

Phát biểu khai mạc Lễ hội, Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng ôn lại truyền thống vẻ vang của Hải Phòng là nơi “đầu sóng ngọn gió” để bảo vệ Tổ quốc, thành phố Hải Phòng của truyền thống “Trung dũng - Quyết thắng”. Hải Phòng được biết đến từ thời Nữ tướng Lê Chân khai hoang - lập trang An Biên; Hải Phòng có dòng sông Bạch Đằng lịch sử với những chiến công hiển hách của cha ông ta để giành độc lập cho dân tộc.

Ấn tượng đêm khai mạc Lễ hội Hoa phượng đỏ - Hải Phòng 2024
Ông Nguyễn Văn Tùng - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng phát biểu khai mạc Lễ hội Hoa phượng đỏ - Hải Phòng 2024.

Hải Phòng tiếp tục là địa phương “đi trước về sau”, vừa là tiền tuyến, vừa là hậu phương vững chắc trong những năm kháng chiến cứu nước; là nơi có nhiều đột phá, trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới, đã gợi mở và góp phần với Trung ương để ban hành Chỉ thị 100 và Nghị quyết 10 về “khoán trong nông nghiệp”. Trong nhiều năm gần đây, kinh tế - xã hội của thành phố luôn phát triển mạnh mẽ và đột phá, bình quân 9 năm liền GRDP đạt 12,7 %/năm.

“Lễ hội Hoa phượng đỏ - Hải Phòng 2024 có dấu ấn đặc biệt, vì thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh cùng nhau đón nhận Quyết định của UNESCO công nhận Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà là Di sản liên tỉnh đầu tiên của Việt Nam” - Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Tùng nhấn mạnh.

Tại chương trình, Đại diện tổ chức UNESCO đã trao bằng công nhận vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) - Quần đảo Cát Bà (thành phố Hải Phòng) là Di sản thiên nhiên thế giới. Đây là thành quả của hơn 12 năm nỗ lực chuẩn bị hồ sơ đệ trình cũng như vận động, bảo vệ, gìn giữ của các cấp, các ngành Trung ương, thành phố Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh.

Danh hiệu cao quý trên là minh chứng cho sự liên kết, hợp tác giữa 2 địa phương Hải Phòng - Quảng Ninh, tạo nên cơ hội thiết lập một thương hiệu du lịch quốc tế. Hải Phòng cùng với Quảng Ninh sẽ xây dựng Chương trình hành động, nhằm bảo tồn, phát huy tối đa giá trị đối với di sản vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà.

Tiếp nối Lễ khai mạc là Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản” được dàn dựng với chất lượng nghệ thuật cao, thể hiện các giá trị, nét đặc trưng tiêu biểu nhất về huyền thoại, lịch sử, di sản văn hóa, hình ảnh, con người Hải Phòng.

Ấn tượng đêm khai mạc Lễ hội Hoa phượng đỏ - Hải Phòng 2024

Chương 1 mang tên “Khúc nguyệt cầm của biển”, thông qua phóng sự “Di chỉ Cái Bèo - nơi khởi nguồn của văn hóa biển Việt Nam”, hoạt cảnh “Hải Phòng tiếng vọng ngàn xưa”, cùng ca khúc “Hải Phòng trong tim”, “Đêm trăng Cát Bà” chương trình tái hiện về một vùng đất còn lưu giữ những di sản văn hóa giàu bản sắc của văn minh sông Hồng, những chiến thắng oanh liệt, khí phách oai hùng của những bậc vĩ nhân và biết bao những di sản quý giá mà nhân dân Hải Phòng đã gìn giữ suốt ngàn đời nay.

Ấn tượng đêm khai mạc Lễ hội Hoa phượng đỏ - Hải Phòng 2024
Ấn tượng đêm khai mạc Lễ hội Hoa phượng đỏ - Hải Phòng 2024
Các tiết mục biểu diễn tại đêm hội “Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản” được dàn dựng công phu và hoành tráng.

Chương 2 với tên gọi “Hải Phòng - Rạng rỡ tháng năm” với các ca khúc “Bến xuân”, “Thành phố Hoa phượng đỏ”, “Thanh âm Hải Phòng”, tiết mục nghệ thuật hiện đại “Dấu ấn thành phố Cảng”… Chương 3 mang tên “Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản” với các ca khúc “Khát khao phi thường”, “Biển hát chiều nay”, “Bật tình yêu lên”, “Bừng sáng miền di sản” thể hiện khát vọng mãnh liệt của thành phố trước bình minh mang vận hội, thời cơ mới mở ra một cánh cửa bước vào tương lai đầy hứa hẹn cho thành phố Cảng.

Chương trình nghệ thuật đêm hội được dàn dựng với chất lượng nghệ thuật cao, thể hiện các giá trị, nét đặc trưng tiêu biểu nhất về huyền thoại, lịch sử, di sản văn hóa, hình ảnh, con người Hải Phòng bằng thực cảnh, kết hợp cùng công nghệ AR (Augmented Reality - thực tế ảo). Đặc biệt có sự tham gia, trình diễn của gần 1.000 nghệ sỹ, diễn viên nổi tiếng hàng đầu Việt Nam và thành phố.

Điểm nhấn của chương trình là màn trình diễn pháo hoa tầm cao xen lẫn tầm thấp, kéo dài 15 phút để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp cho du khách và nhân dân Hải Phòng.

Ấn tượng đêm khai mạc Lễ hội Hoa phượng đỏ - Hải Phòng 2024
Màn trình diễn pháo hoa đặc sắc tại chương trình.

Lễ hội Hoa phượng đỏ lần thứ 11 góp phần khẳng định rõ hơn vai trò, vị thế của thành phố Hải Phòng - Trung tâm vùng đồng bằng duyên hải, đầu mối giao thông quan trọng trong sự phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và phía Bắc; là một trong 3 đầu tàu thúc đẩy phát triển tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, động lực phát triển của vùng Bắc Bộ và cả nước, là điểm đến đáng tin cậy của các nhà đầu tư trong và ngoài nước trên mọi lĩnh vực, điểm hẹn du lịch hấp dẫn, thể hiện tầm nhìn và khát vọng phát triển vươn lên tầm cao mới của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố.

Vĩnh Bảo

Theo

Cùng chuyên mục
  • Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Cố đô Huế với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và Di sản khu vực. Trong đó, có 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

  • Vĩnh Long: Di sản làng nghề trăm tuổi bên dòng Cổ Chiên

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Ðề án “Di sản đương đại Mang Thít” với diện tích 3.060ha, thuộc 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ An, Nhơn Phú và Hòa Tịnh, với sản phẩm du lịch trọng điểm là “Vương quốc lò gạch”.

  • Thái Nguyên: Khánh thành công trình di tích đền thờ Lý Nam Đế

    (Xây dựng) - UBND thành phố Phổ Yên vừa tổ chức cắt băng khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích đền thờ Lý Nam Đế (đền Mục), tại phường Tiên Phong, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

  • Mê Linh (Hà Nội): Lấy ý kiến về dự án Khu công viên thể dục, thể thao rộng hơn 60ha

    (Xây dựng) - Dự án Khu công viên thể dục, thể thao huyện Mê Linh được kỳ vọng sẽ trở thành tổ hợp thể thao hiện đại tầm cỡ khu vực, sẵn sàng trở thành một địa điểm cho thi đấu Olympic trong tương lai.

  • Lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích làng cổ Phước Tích

    Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ vừa có công văn số 4769/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thống nhất lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích Làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền.

  • Hội chợ Ấn Độ 2024 - Lễ hội tôn vinh sự đa dạng của Ấn Độ

    (Xây dựng) – Ngày 2/11, Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội đã tổ chức "Hội chợ Ấn Độ - Lễ hội tôn vinh sự đa dạng của Ấn Độ" tại khuôn viên Đại sứ quán. Lễ hội nhằm mục đích tăng cường mối quan hệ văn hóa trong cộng đồng người Ấn Độ, quảng bá về Ấn Độ đến cộng đồng người Việt Nam và tôn vinh tình hữu nghị truyền thống sâu sắc giữa nhân dân hai nước.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load