Thứ ba 30/04/2024 19:50 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Tìm giải pháp đồng bộ cho thị trường bất động sản

21:31 | 15/12/2012

Tình trạng đóng băng của thị trường bất động sản hiện đang gây ra nhiều hệ lụy cho nền kinh tếvà “phá băng” cho thị trường là một trong những nhiệm vụ cấp bách phải triển khai hiệu quả trong năm 2013. Để giải quyết tình trạng này, thực tế đòi hỏi cần những giải pháp tổng thể và có sự vào cuộc của Chính phủ trong việc chỉ đạo phối hợp giữa UBND các cấp và các ban, ngành liên quan.

Có thể thấy rằng tình trạng thị trường BĐS đóng băng hiện nay đã tác động tiêu cực tới nhiều thành phần kinh tế trong xã hội. Vì vậy, các giải pháp “phá băng” thị trường đang được các nhà quản lý và các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Bế mạc kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIII vừa qua, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã giao nhiệm vụ:Bộ Xây dựng cần tập trung giải quyết tình trạng đóng băng của thị trường BĐS, xử lý đất bỏ hoang, điều chỉnh cơ cấu thị trường, cân đối cung cầu và xử lý nợ xấu. Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng cũng cần có kế hoạch giải quyết vấn đề về nhà ở xã hội, nhà ở cho sinh viên, người lao động có thu nhập thấp, đảm bảo từ nay đến cuối năm 2013 tạo được sự chuyển biến tích cực trong lĩnh vực BĐS.

Theo các chuyên gia kinh tế, ba yếu tố,  chính sách, doanh nghiệp và ngân hàngnếu thống nhấtđược thì những vướng mắc trong việc xây dựngnhà ở xã hội cũng sẽ được khơi thông. Bản chất trong việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS lúc này là thuộc vào cơ chế. Ngân hàng thế giới Á châu và một số ngân hàng khác cũng ủng hộ người dân vay mua nhà. Nếu có sự ủng hộ, kết hợp của UBND các cấp thì vấn đề có thể được giải quyết và có thể làm giảm giá nhà đất xuống và người dân mới có được nhà.

Điều tiên quyết, để cải thiện và nâng tính thanh khoản cho thị trường, từ nay đến hết năm 2013, cần hoàn thành việc bổ sung, điều chỉnh các định mức kinh tế kỹ thuật, các loại đơn giá đầu tư, xây dựng để làm cơ sở quyết định đầu tư và thanh quyết toán công trình kịp thời, công khai, minh bạch. Tạo cơ chế cạnh tranh lành mạnh để hạ giá thành sản phẩm và tăng sức cạnh tranh. Đánh giá về xu hướng thị trường, chuyên gia Vũ Đình Ánh, Viện nghiên cứu thị trường giá cả, Bộ Tài chính, nhận định:

Đối với thị trường BĐS được xây dựng với nhiều định hướng khác nhau về thị trường. Vì vậy, thị trường BĐS muốn phát triển phải quay về với giá trị thật. Đó là xây, tạo dựng BĐS để bán cho người thực sự có nhu cầu, chứ không phải cho giới mua đi bán lại.  

Bên cạnh đó với sự nỗ lực của ngành xây dựng, các giải pháp tài chính cũng sẽ đóng vai trò quan trọng cho sự phục hồi thị trường.Có thể thấy,các giải pháp tài chính công. Việc giải quyết nợ đọng của ngân sách các cấp trong nền kinh tế, đặc biệt là đối với các chủ đầu tư, các công trình xây dựng cơ bản có ý nghĩa đột phá. Điều này sẽ mở đầu cho quá trình vận động giải quyết tình trạng công nợ dây dưa trong nền kinh tế, từ ngân sách đến chủ đầu tư, nhà thầu, nhà cung cấp hàng hóa, vật liệu và ngân hàng thương mại. Giải pháp này cũng sẽ giúp nợ xấu giảm đáng kể, tạo điều kiện cho NHTM mạnh dạn cung ứng vốn nhiều hơn cho nền kinh tế.

Theo đó giải pháp vốn tín dụng ngân hàng cũng được điều chỉnh. Cụ thể, mới đây NHNN đã nới lỏng dòng vốn tín dụng mà trước đây gọi là tín dụng phi sản xuất, nay gọi là tín dụng không khuyến khích, theo các tiêu chí và nội hàm rộng thoáng hơn. Tăng trưởng tín dụng của hệ thống NHTM thời gian qua rất thấp, nguồn vốn có thể cho vay ra rất lớn. Các ngân hàng có thể cân đối để cho vay nhu cầu mua nhà ở cho người có thu nhập thấp, thu nhập trung bình với thời hạn cho vay 10-15 năm. Các NHTM cần liên kết với các chủ đầu tư dự án để tạo giải pháp tài chính hỗ trợ việc cho cá nhân vay mua căn hộ, tạo nguồn vốn để các chủ đầu tư có thể xử lý các khoản nợ quá hạn với các NHTM, cũng như các khoản nợ tồn đọng đối với các nhà cung cấp vật tư, nguyên liệu xây dựng công trình. Theo Đại Biểu Quốc Hội, doanh nhân Thân Đức Nam, Chủ tịch HĐTV Cienco5 phân tích:

Trong khoảng thời gian cuối năm, việc khơi thông tài khóa BĐS là làm sao để ngân hàng cho các doanh nghiệp tiếp cận được tiền vay. Hiện tại có nhiều DN đang sản xuất được mà không vay được tiền. Vì vậy khi DN có tiền, sản xuất kinh doanh được sẽ là đáp án khơi dậy hỗ trợ, như các DN BĐS. Cho nên tạo điều kiện cho người mua cũng là điều cần thiết. Khi đơn vị đầu tư kinh doanh có thể vay vốn có khả năng hoàn vốn thì ngân hàng cần mạnh dạn cho vay.

Đặc biệt một giải pháp quan trọng cần thiết để tạo sức cầu BĐS trong nền kinh tế. Muốn vậy, vấn đề quan trọng nhất là ổn định kinh tế vĩ mô. Quan điểm bóp nghẹt tốc độ tăng trưởng để đánh đổi một mức lạm phát thấp cần được xem lại. Lạm phát cao không hẳn do tốc độ tăng trưởng kinh tế quyết định. Nếu không có một cách tiếp cận đúng đắn, thậm chí phóng đại các nguyên nhân gây ra lạm phát sẽ tạo một sức ì không đáng có đối với nền kinh tế và sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường BĐS./.

Thanh Huyền

Theo baoxaydung.com.vn

Từ khóa:
Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load