Thứ năm 25/04/2024 20:29 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Thúc đẩy kết nối giao thương sản phẩm hoa quả Việt Nam - Trung Quốc

23:28 | 26/09/2020

(Xây dựng) - Thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại năm 2020, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Thượng Hải, Hiệp hội Rau quả Việt Nam, Hiệp hội Trái cây Thượng Hải tổ chức “Hội nghị giao thương trực tuyến sản phẩm hoa quả Việt Nam - Trung Quốc (Thượng Hải) 2020”.

thuc day ket noi giao thuong san pham hoa qua viet nam trung quoc
Ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại chủ trì Hội nghị.

Sự kiện nhằm quảng bá rộng rãi tiềm năng, thế mạnh xuất khẩu của các sản phẩm hoa quả Việt Nam và kết nối doanh nghiệp cung cấp Việt Nam với các đối tác kinh doanh nhập khẩu, phân phối, bán buôn, bán lẻ hoa quả tiềm năng ở thị trường Trung Quốc nói chung và thị trường Thượng Hải nói riêng trên môi trường trực tuyến, trong điều kiện các doanh nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn xúc tiến thương mại với nước ngoài vì dịch Covid-19.

Hội nghị thu hút sự tham gia của 21 doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm hoa quả Việt Nam và gần 20 nhà nhập khẩu rau quả lớn, nhỏ của Thượng Hải, Trung Quốc. Trong đó có đại diện từ Hiệp hội Trái cây Thượng hải, các chợ đầu mối, doanh nghiệp quản lý thị trường bán buôn, Trung tâm Nông sản Thượng Hải, các chuỗi siêu thị, mạng lưới nông sản nhập khẩu Thượng Hải…

Tại các phiên giao thương, doanh nghiệp hoa quả Việt Nam có điều kiện giới thiệu sản phẩm của mình với đối tác Trung Quốc, đồng thời trao đổi để nắm bắt được yêu cầu của nhà nhập khẩu, từ đó cung cấp được sản phẩm phù hợp cho thị trường tiềm năng này.

Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm 2020 đạt 27,35 tỷ USD, trong đó nhóm hàng rau quả có kim ngạch xuất khẩu đạt 1,31 tỷ USD, giảm 25,25% so với cùng kỳ năm 2019. Nguyên nhân chính khiến kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam sang Trung Quốc bị giảm đáng kể trong thời gian qua là do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Bên cạnh đó, Trung Quốc đang thực hiện các biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam với yêu cầu nghiêm ngặt hơn về kiểm dịch, truy xuất nguồn gốc, vệ sinh an toàn thực phẩm…

Hiện nay, Việt Nam mới có 9 loại quả tươi được phép xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc gồm: Thanh long (xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Trung Quốc), xoài, dưa hấu, vải, nhãn, chuối, mít, chôm chôm, măng cụt.

Việt Nam đang đề nghị phía Trung Quốc thúc đẩy nhanh tiến trình mở cửa thị trường thêm cho các loại trái cây Việt Nam khác như: Sầu riêng, bưởi, chanh leo, na, roi, bơ, và dừa (sầu riêng, chanh leo, dừa qua chế biến hiện vẫn xuất khẩu được sang Trung Quốc).

Để nâng cao kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả Việt Nam sang Trung Quốc, các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam cần thay đổi cách tiếp cận thị trường, tăng cường xuất khẩu chính ngạch, đảm bảo chất lượng và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Ngoài ra, trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp trên toàn thế giới khiến hoạt động giao thương trực tiếp của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhà sản xuất, xuất khẩu rau quả của Việt Nam cần tận dụng triệt để các cơ hội giao thương trực tuyến để tiếp cận với các nhà nhập khẩu Trung Quốc nói chung và Thượng Hải nói riêng, qua đó có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường rộng lớn này.

Việt Nam có quan hệ thương mại chặt chẽ và trực tiếp với nhiều tỉnh, thành của Trung Quốc. Trong đó Thượng Hải, thành phố lớn nhất Trung Quốc về dân số với hơn 24 triệu dân, là đối tác thương mại hết sức quan trọng. Tuy nhiên, thương mại giữa Việt Nam với thành phố Thượng Hải vẫn còn nhiều dư địa bỏ ngỏ, đặc biệt là thương mại các sản phẩm trái cây được ươm trồng và chế biến tại Việt Nam, do đó rất cần sự tích cực hơn nữa của các cơ quan và doanh nghiệp hai bên.

Tháng 8 vừa qua, Cục Xúc tiến thương mại đã phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Thượng Hải, Ủy ban Thương hiệu Tư nhân Thượng Hải tổ chức giao thương trực tuyến cho các doanh nghiệp hai nước về nông sản, thủy sản, thực phẩm, hàng tiêu dùng các loại. Và hôm nay, với nhu cầu nhập khẩu lớn các sản phẩm hoa quả của các chợ đầu mối, kênh phân phối bán buôn, bán lẻ tại Thượng Hải, sự ưa chuộng của nhiều người tiêu dùng Trung Quốc với đa dạng sản phẩm hoa quả Việt Nam, Cục Xúc tiến thương mại tiếp tục kết nối các doanh nghiệp hoa quả Việt Nam tham gia giao dịch trực tuyến với các khách mua hàng tiềm năng Thượng Hải.

Trước khi diễn ra “Hội nghị giao thương trực tuyến sản phẩm hoa quả Việt Nam - Trung Quốc (Thượng Hải) 2020”, Cục Xúc tiến thương mại đã tổ chức nhiều chương trình Hội nghị giao thương trực tuyến về hàng nông sản với thị trường Trung Quốc: Hội nghị giao thương trực tuyến hàng nông sản, thực phẩm với tỉnh Quảng Tây; Hội nghị giao thương trực tuyến nông sản, thực phẩm với tỉnh Vân Nam; Hội nghị giao thương trực tuyến nông sản, thực phẩm với tỉnh Sơn Đông; Hội nghị giao thương trực tuyến nông sản, thủy sản và thực phẩm với doanh nghiệp thành phố Trùng Khánh…

Hạ Ly

Theo

Cùng chuyên mục
  • Khát vọng thịnh vượng “Chín Rồng”

    (Xây dựng) - Từ lâu nay, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được thế giới biết đến với tên gọi Mekong Delta, còn cư dân nơi đây thường gọi là “Cửu Long - Chín Rồng” Đây là vùng đất được thiên nhiên ban tặng nhiều tài nguyên quí giá, là vùng nông nghiệp lớn nhất nước, qua gần 50 năm xây dựng và phát triển (30/4/1975 - 30/4/2024), “Chín Rồng” đã và đang chuyển mình thức giấc với khát vọng thịnh vượng…

  • Khu công nghiệp Biên Hoà 1: Kết thúc “sứ mệnh”

    (Xây dựng) - Hơn nửa thế kỷ đảm nhận sứ mệnh tiên phong trong phát triển công nghiệp của đất nước, đặc biệt là tại khu vực phía Nam, Khu công nghiệp Biên Hòa 1 (Biên Hòa, Đồng Nai) sẽ được chuyển đổi công năng để sớm trở thành Khu đô thị - thương mại - dịch vụ và cải thiện môi trường.

  • Thành phố Hồ Chí Minh sẽ thành lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 tạo động lực mới cho phát triển bền vững

    (Xây dựng) - Việc thành lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 (C4IR) đang được xúc tiến và sẽ được công bố sớm nhất vào cuối năm nay. Đây là thông tin được lãnh đạo UBND Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra trong Hội thảo “Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 tại Thành phố Hồ Chí Minh (C4IR) - Động lực mới cho phát triển bền vững” được tổ chức tại Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.

  • Hà Tĩnh: Đề nghị đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

    (Xây dựng) - Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, Sở Tài chính Hà Tĩnh đề nghị các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các Ban Quản lý dự án chuyên ngành, Ban Quản lý dự án khu vực, các chủ đầu tư triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đẩy nhanh tiến độ triển khai, giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2024 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

  • Vĩnh Phúc chú trọng công tác quy hoạch thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, du lịch

    (Xây dựng) - Quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và trao quyết định thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp về chiến lược phát triển ngành công nghiệp, phát triển dịch vụ của tỉnh. Đây là cơ hội để Vĩnh Phúc tiếp tục trở thành “địa chỉ đỏ” của các nhà đầu tư, chuyên gia, lao động có tay nghề hàng đầu trong nước, khu vực và quốc tế.

  • Thanh Hóa: Chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông cốt thép công nghệ cao tại thị xã Nghi Sơn

    (Xây dựng) – Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 1641/QĐ-UBND về việc chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông cốt thép công nghệ cao Đại Dương tại xã Tân Trường và xã Tùng Lâm, thị xã Nghi Sơn.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load