Thứ sáu 20/09/2024 11:32 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Thủ tướng Chính phủ: Dự kiến cả năm đạt và vượt 8/12 chỉ tiêu đề ra

14:18 | 20/10/2021

Thu ngân sách Nhà nước 9 tháng đạt trên 80%, cả năm ước vượt dự toán; bội chi ngân sách Nhà nước trong phạm vi dự toán (4% GDP). Huy động vốn đầu tư toàn xã hội ước cả năm đạt khoảng 35% GDP.

thu tuong chinh phu du kien ca nam dat va vuot 812 chi tieu de ra
Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2021; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022. Ảnh: TTXVN

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV, diễn ra sáng 20/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nêu bật nhiều kết quả về kinh tế-xã hội dù dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp; trong đó ước thực hiện cả năm dự kiến đạt và vượt 8/12 chỉ tiêu chủ yếu đề ra.

Kinh tế vĩ mô ổn định

Thủ tướng nhấn mạnh kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định; lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 9 tháng chỉ tăng bình quân 1,82%, cả năm ước tăng dưới mức Quốc hội giao.

Đặc biệt, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm. Thu ngân sách Nhà nước 9 tháng đạt trên 80%, cả năm ước vượt dự toán, cơ bản bảo đảm nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch bệnh và các nhiệm vụ cấp bách khác; bội chi ngân sách Nhà nước trong phạm vi dự toán (4% GDP). Huy động vốn đầu tư toàn xã hội ước cả năm đạt khoảng 35% GDP.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 9 tháng đạt trên 240 tỷ USD, cả năm ước tăng khoảng 10,7%. Mặt bằng lãi suất giảm; tỷ giá, thị trường ngoại tệ ổn định, dự trữ ngoại hối nhà nước tiếp tục được củng cố.

Công tác an sinh xã hội, hỗ trợ người dân, người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh được triển khai tích cực, hiệu quả. Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân tiếp tục được quan tâm; đẩy mạnh kết nối liên thông nền tảng hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh trực tuyến; khuyến khích nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và sản xuất vaccine, thuốc, sinh phẩm trong nước.

Cũng theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính tiếp tục được đẩy mạnh về phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước và cơ chế tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực; tiếp tục rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy bên trong của các bộ, ngành, địa phương gắn với tinh giản biên chế.

Đặc biệt, quốc phòng, an ninh được giữ vững; trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm; xử lý linh hoạt, phù hợp, hiệu quả các tình huống phức tạp trên biển và tuyến biên giới; tăng cường các biện pháp bảo đảm an ninh chính trị, trật tự,an toàn xã hội.

Bên cạnh đó, thông tin, truyền thông ngày càng đổi mới tích cực, kịp thời, góp phần tạo đồng thuận xã hội, nhất là trong phòng, chống dịch bệnh và phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội.

Sức ép lạm phát tăng

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng cho biết dự kiến có 4/12 chỉ tiêu kinh tế-xã hội chủ yếu chưa đạt mục tiêu đề ra. Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm đạt 5,64%, tuy nhiên quý III giảm 6,17% do ảnh hưởng nghiêm trọng của đợt dịch bùng phát lần thứ tư nên tính chung 9 tháng GDP chỉ tăng 1,42%.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng kinh tế vĩ mô còn tiềm ẩn rủi ro, sức ép lạm phát tăng, xuất khẩu giảm tốc và tiếp tục xu hướng nhập siêu, xuất nhập khẩu vẫn phụ thuộc vào khu vực FDI và một số ít thị trường. Trong khi đó, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh nên trong nức đã xuất hiện tình trạng đứt gãy một số chuỗi sản xuất, cung ứng, lao động.

“Thị trường tài chính, bất động sản, chứng khoán có thời điểm tăng nóng. Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công chậm, nhất là vốn ODA và vay ưu đãi . Khu vực dịch vụ gặp khó khăn nghiêm trọng, đặc biệt là du lịch, lưu trú, ăn uống, vận tải hành khách. Lao động, việc làm bị ảnh hưởng nặng nề...,” Thủ tướng nhấn mạnh.

thu tuong chinh phu du kien ca nam dat va vuot 812 chi tieu de ra
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: TTXVN)

Người đứng đầu Chính phủ cũng thừa nhận sức chống chịu của nền kinh tế suy giảm mạnh; số lượng người lao động tạm ngừng việc, thiếu, mất việc làm gia tăng. Đời sống tinh thần, tâm lý của người dân bị ảnh hưởng, nhất là tại các địa bàn thực hiện giãn cách xã hội kéo dài.

Đáng chú ý, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, tạm ngừng hoạt động hoặc chờ giải thể tăng và ở mức khá cao (mặc dù thấp hơn số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động.) Tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng, tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Những tồn tại, hạn chế nêu trên, theo Thủ tướng về khách quan là do dịch COVID-19 diễn biến nhanh, phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng và gây hậu quả nặng nề, khiến 23 địa phương phải thực hiện giãn cách, tăng cường giãn cách xã hội trong thời gian dài; trong đó có các trung tâm kinh tế lớn, vùng động lực tăng trưởng.

Mặt khác, các yếu tố từ bên ngoài như chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn, đứt gãy; giá nguyên, nhiên, vật liệu, cước, phí vận chuyển hàng hóa quốc tế tăng cao; việc huy động chuyên gia, nhà quản lý, nhà thầu nước ngoài, máy móc, thiết bị nhập khẩu bị gián đoạn; dòng vốn đầu tư toàn cầu phục hồi chậm đã ảnh hưởng đến tình hình thu hút FDI... cũng đã gây sức ép không nhỏ lên nền kinh tế.

“Nguyên nhân chủ yếu là do công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện có lúc, có nơi còn lơ là, mất cảnh giác, chủ quan, bị động, lúng túng hoặc cứng nhắc, chưa đồng bộ trong lãnh đạo, chỉ đạo xử lý các tình huống cụ thể, đột xuất; còn hạn chế, bất cập trong phân tích, dự báo tình hình để xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch, phương án vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế-xã hội,” Thủ tướng nêu rõ.

Để hoàn thành các chỉ tiêu trong năm nay, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định cả nước cần tập trung nỗ lực cao nhất cho phòng, chống dịch COVID-19; trong đó khẩn trương xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án, kịch bản cụ thể, sát hợp với tình hình thực tế.

Cùng với đó, các bộ, ngành cần tiếp tục thúc đẩy nhập khẩu vaccine, nghiên cứu chuyển giao công nghệ và sản xuất trong nước, đẩy nhanh tiến độ bao phủ tiêm vaccine; có lộ trình thích ứng an toàn, linh hoạt, phấn đấu kiểm soát hiệu quả dịch bệnh trên phạm vi toàn quốc để tập trung khắc phục hậu quả của dịch bệnh và khôi phục, phát triển kinh tế-xã hội.

Song song với đó, Chính phủ sẽ tiếp tục rà soát, tháo gỡ ngay khó khăn, vướng mắc về thể chế; giảm thiểu các thủ tục và chi phí sản xuất kinh doanh; điều chỉnh linh hoạt chính sách tài khóa, tiền tệ và các chính sách khác để giữ vững ổn định vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; thúc đẩy mạnh mẽ xuất khẩu; kiểm soát chặt chẽ giá cả, thị trường.

Bên cạnh đó, các công tác ủng cố, giữ vững quốc phòng, an ninh; triển khai ngoại giao vaccine, ngoại giao kinh tế; đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế… cũng sẽ tiếp tục được Chính phủ thúc đẩy./.

Tăng trưởng tín dụng đến cuối tháng 9/2021 đạt 7,84% so với cuối năm 2020. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu cả năm ước đạt 628 tỷ USD. Nợ công 43,7%GDP. Thặng dư cán cân thanh toán quốc tế dự kiến năm 2021 khoảng 9 tỷ USD.

Vốn FDI thực hiện 9 tháng ở mức cao 13,28 tỷ USD (dự kiến cả năm đạt 19-20 tỷ USD). Mặt bằng lãi suất bình quân cho vay VND của hệ thống tổ chức tín dụng giảm (đến cuối tháng 8/2021 giảm khoảng 1,66% so với trước khi có dịch).

Thu ngân sách Nhà nước cả năm ước đạt khoảng 1.365,5 nghìn tỷ đồng, vượt khoảng 22,2 nghìn tỷ đồng (tăng 1,7% so với dự toán), bằng 90,6% mức thực hiện năm 2020.

Theo Nhóm PV (Vietnam+)

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Kinh tế Bình Dương đạt nhiều tích cực trước thềm công bố Quy hoạch

    (Xây dựng) – Theo kế hoạch, tỉnh Bình Dương sẽ chính thức tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và truyền thông quảng bá Top 1 ICF vào ngày 26/9. Trước chuỗi sự kiện quan trọng này, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong 9 tháng năm 2024 đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Trong số 36 chỉ tiêu chủ yếu, đến nay đã có 15 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch năm.

    16:05 | 19/09/2024
  • Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp

    (Xây dựng) - Để thúc đẩy sản xuất công nghiệp những tháng cuối năm, Bộ Công Thương xác định đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở vật chất để hình thành các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp miền Bắc và miền Nam, đóng vai trò hỗ trợ đổi mới sáng tạo, cải thiện năng lực sản xuất cho doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển.

    15:40 | 19/09/2024
  • Thanh Hóa: Vicem Bỉm Sơn bị nhà thầu phản ánh vi phạm trong gói thầu 500 tỷ đồng

    (Xây dựng) - Ngày 12/9, Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn (Vicem Bỉm Sơn) công bố kết quả lựa chọn nhà thầu tại gói thầu gần 500 tỷ đồng do đơn vị này mời thầu. Ngay lập tức, đại diện Liên danh nhà thầu SINOMA - T&TCONS - PETROCONS gửi đơn tới báo chí, phản ánh Vicem Bỉm Sơn vi phạm Luật Đấu thầu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp khác trúng thầu, gây thiệt hại kinh tế.

    15:35 | 19/09/2024
  • Tập huấn nâng cao năng lực về kiểm kê, MRV giảm phát thải khí nhà kính

    (Xây dựng) - Tại Đà Nẵng, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) vừa tổ chức “Hội nghị tập huấn Quy định đo đạc, báo cáo, thẩm định (MRV) giảm nhẹ phát thải khí nhà kính (KNK) ngành Công Thương”.

    15:08 | 19/09/2024
  • Sử dụng năng lượng tiết kiệm sẽ giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu

    (Xây dựng) - Nhằm đánh giá kết quả thực hiện Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đến năm 2024, định hướng và đẩy mạnh các hoạt động thuộc Chương trình năm 2025 và những năm tiếp theo, sáng 19/9, tại Đà Nẵng, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024.

    15:02 | 19/09/2024
  • Thái Bình: Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác xúc tiến đầu tư

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Thái Bình vừa họp nghe báo cáo kết quả thu hút đầu tư 8 tháng năm 2024 và xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh. Tính chung từ tháng 12/2023 đến nay, toàn tỉnh thu hút được 446 triệu USD, đứng thứ 6 khu vực Đồng bằng sông Hồng, đứng thứ 13 cả nước.

    14:56 | 19/09/2024
  • Công ty TNHH Sông Thao lên tiếng về thông tin bị “thâu tóm” dự án khoáng nóng Thanh Thủy

    (Xây dựng) - Công ty TNHH Sông Thao vừa phát đi thông cáo báo chí, phủ định việc chuyển nhượng Dự án đầu tư Khu du lịch nghỉ dưỡng khoáng nóng Thanh Thủy.

    11:04 | 19/09/2024
  • Lào Cai xây dựng kế hoạch phát triển khu, cụm công nghiệp đến năm 2030

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Kế hoạch số 390/KH-UBND về việc phát triển khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2030.

    10:44 | 19/09/2024
  • Bắc Ninh: Khẩn trương tháo gỡ điểm nghẽn trong giải ngân vốn đầu tư công

    (Xây dựng) – Tại Phiên họp thường kỳ tháng 9/2024 vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn đã nhấn mạnh: Việc giải quyết tình trạng giải ngân vốn đầu tư công còn chậm, cần tháo gỡ khẩn trương những điểm nghẽn. Đây là chìa khoá để Bắc Ninh “cất cánh”.

    10:36 | 19/09/2024
  • Vimexpo 2024: Cơ hội giao thương - mở rộng kết nối

    (Xây dựng) - Triển lãm Quốc tế lần thứ 5 về Công nghiệp hỗ trợ và Chế biến chế tạo Việt Nam (CNHT và CBCT) - Vimexpo 2024 là sự kiện chuyên ngành do Bộ Công Thương chỉ đạo. Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Công nghiệp (IDC) chủ trì và Công ty CP Quảng cáo và Hội chợ Triển lãm C.I.S Vietnam tổ chức. Với chủ đề “Kết nối cùng phát triển”, Triển lãm là môi trường giúp các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam từng bước nâng cao vị thế trong chuỗi sản xuất toàn cầu.

    22:58 | 18/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load