Chủ nhật 02/02/2025 10:03 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Thử tính toán hệ số phát thải khí nhà kính của lưới điện Việt Nam 2021

22:03 | 24/11/2022

(Xây dựng) - Lưới điện của mỗi quốc gia đều được cấu thành từ nhiều loại hình phát điện như nhiệt điện (sử dụng than, dầu, khí đốt), thủy điện (sử dụng sức nước), điện hạt nhân (sử dụng năng lượng hạt nhân) và các loại hình năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời, điện sóng biển… Nói chung, tất cả các loại điện năng trên đều phát thải khí nhà kính ở các mức độ khác nhau. Trên bình diện quốc tế, để đánh giá mức độ sạch của lưới điện của một quốc gia, người ta đưa ra khái niệm “Hệ số phát thải của lưới điện quốc gia” đo bằng (tấn CO2/MWh điện). Và đương nhiên là, quốc gia nào có hệ số phát thải thấp sẽ là quốc gia văn minh hơn, chí ít cũng là ở khía cạnh sử dụng điện năng và bảo vệ môi trường.

Thử tính toán hệ số phát thải khí nhà kính của lưới điện Việt Nam 2021
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet).

Ở Việt Nam, hệ số phát thải của lưới điện quốc gia sẽ do Cục biến đổi khí hậu thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố hàng năm. Thời điểm công bố thông thường vào quý I của năm sau. Tuy nhiên tính đến thời điểm này đã là tháng 12/2022 mà chúng ta vẫn chưa có số liệu của năm 2021 (Bảng 1). Việc chậm gần một năm cũng đã gây ra một số khó khăn cho những đơn vị và cá nhân khi phải tính toán phát thải trong lúc thực hiện kiểm kê năng lượng phát thải theo ISO 14064 hay kiểm toán năng lượng.

Vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi xin “cầm đèn chạy trước ôtô”, là “Thử tính toán hệ số phát thải của lưới điện Việt Nam 2021” trước khi được cập nhật số liệu chính thức.

Hệ số phát thải của lưới điện Việt Nam từ 2014 – 2020

Theo dõi bảng 1, chúng ta thấy rằng, từ 2014 trở về trước, hệ số phát thải của lưới điện Việt Nam khá thấp (0,6612 tấn/MWh). Song, từ 2015 chúng ta đã xây dựng một loạt nhà máy nhiệt điện công suất rất lớn như: Dung Quất, Mông Dương, Phú Mỹ, Sông Hậu, Vĩnh Tân, Vũng Áng 1, 2… nên suốt từ 2015 đến 2018 hệ số này tăng rất nhanh, nghĩa là giai đoạn này đã chuyển sang một kịch bản đáng lo ngại về phát thải. Cần nhớ rằng, Chính phủ đã cảnh báo điều này trong Quy hoạch điện VIII, trong đó chỉ rõ rằng cần hạn chế và tiến tới dừng hẳn việc xây dựng thêm các nhà máy nhiệt điện.

Năm 2019 là năm bắt đầu thời kỳ phát triển mạnh của điện mặt trời và điện gió và cũng chính điều đó đã làm cho hệ số phát thải của lưới điện bắt đầu giảm khá rõ rệt (Xem bảng 1)

Thử tính toán hệ số phát thải khí nhà kính của lưới điện Việt Nam 2021
Bảng 1. Hệ số phát thải của lưới điện Việt Nam giai đoạn 2014 – 2020 (Nguồn itvt GLOBAL Vietnam).

Hệ số phát thải của các loại hình phát điện

Như đã nói, tất cả các loại hình phát điện đều phát thải khí nhà kính ở các mức độ khác nhau, trong đó các nhà máy điện than non có hệ số phát thải lớn nhất và thấp nhất là điện hạt nhân (Bảng 2). Song, ở mỗi loại hình phát điện lại có những kịch bản phát thải khác nhau tùy vào cách sử dụng. Ví dụ cùng với công nghệ điện mặt trời, nhưng điện mặt trời mái nhà sẽ phát thải khí nhà kính ít hơn so với điện mặt trời tập trung (vì điện mặt trời trời tập trung có nguy cơ ngăn chặn phát triển rừng hoặc thảm thực vật), hay cũng ít phát thải hơn so với điện mặt trời trên mặt nước (vì điện mặt trời mặt nước ngăn cản các thực vật thủy sinh)… Một ví dụ khác là, cùng là các nhà máy điện khí nhưng hiệu suất năng lượng có thể dao động từ 40% - 60% tùy vào mức độ lạc hậu hay hiện đại của công nghệ.

Thử tính toán hệ số phát thải khí nhà kính của lưới điện Việt Nam 2021
Bảng 2. Phát thải của các loại hình phát điện (Nguồn: http:// nangluongvietnam.vn, 17/6/2021)

Thử tính toán hệ số phát thải của lưới điện Việt Nam 2021

Để có số liệu tính toán, chúng tôi đã sử dụng số liệu của Tập đoàn điện lực Việt Nam 2021 (Bảng 3).

Thử tính toán hệ số phát thải khí nhà kính của lưới điện Việt Nam 2021
Bảng 3. Cơ cấu điện năng tiêu thụ ở Việt Nam 2021

Kết quả tính toán:

Kịch bản trung bình

Thử tính toán hệ số phát thải khí nhà kính của lưới điện Việt Nam 2021

Kịch bản cao

Thử tính toán hệ số phát thải khí nhà kính của lưới điện Việt Nam 2021

Chú ý và tự đánh giá, phản biện

Chú ý: Trong các tính toán trên, chúng tôi đã coi điện nhập khẩu và nguồn khác có hệ số phát thải khí nhà kính là 800g/kWh tức 0,8 tấn/MWh.

Đánh giá và tự phản biện: Chúng tôi cho rằng, kết quả tính toán sẽ dao động trong khoảng hai kịch bản trung bình và cao, tức là hệ số phát thải khí nhà kính của lưới điện Việt Nam 2021 sẽ nằm trong khoảng 0,626054 tấn/MWh đến 0,832640 tấn/MWh. Độ chính xác của kết quả phụ thuộc chủ quan vào việc đánh giá mức độ phát thải của từng loại hình phát điện trong điều kiện thực tế ở Việt Nam. Đây chắc chắn là một kỳ công trong điều tra thực tiễn và tính toán. Chúng tôi kỳ vọng con số đúng là trung bình cộng của hai con số nói trên, nghĩa là hệ số phát thải khí nhà kính của lưới điện Việt Nam 2021 là 0,729347 tấn/MWh. Và nếu sắp tới, kết quả công bố của Nhà nước trùng với con số trên thì chúng ta cùng vui mừng khi hệ số phát thải của lưới điện Việt Nam đang giảm, báo hiệu tương lai tốt đẹp cho môi trường.

Vì vậy, chúng tôi mong sớm nhận được số liệu công bố chính thức từ Cục Biến đổi khí hậu thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường để có cơ hội luận bàn về công việc này.

TS. Lê Hải Hưng – Đại học Bách khoa Hà Nội

Theo

Cùng chuyên mục
  • Tăng sức hấp dẫn môi trường đầu tư để thu hút vốn FDI

    Năm 2024 vừa qua, Việt Nam tiếp tục giữ vững danh hiệu là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong bối cảnh lĩnh vực này vẫn diễn ra đầy thách thức và cạnh tranh gay gắt.

  • Thị trường dịp Tết Nguyên đán: Chuyển dịch mạnh mẽ sang mua sắm trực tuyến

    (Xây dựng) – Theo Bộ Tài chính, xu hướng rõ nét trong mùa Tết năm nay là sự chuyển dịch mạnh mẽ từ mua sắm trực tiếp sang mua sắm trực tuyến. Hoạt động chợ online trên các nền tảng số từ TikTok, Facebook, Zalo luôn rộn ràng với nhiều chương trình khuyến mại, hàng hóa phong phú, đa dạng.

  • Đưa công nghiệp bán dẫn thành ngành kinh tế chủ lực

    Hiện nay, thế giới đang cơ cấu lại ngành công nghiệp bán dẫn theo hướng đa dạng hóa nguồn cung ở tất cả các công đoạn. Việt Nam lại có lợi thế địa chính trị quan trọng khi ở trung tâm toàn cầu của ngành công nghiệp bán dẫn.

  • Thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk): Vươn mình để xứng tầm thủ phủ vùng Tây Nguyên

    (Xây dựng) - Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Vì vậy, ngày 15/11/2022 Quốc hội ban hành Nghị quyết số 72/2022/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển TP Buôn Ma Thuột. Đây là đơn vị cấp huyện duy nhất được Quốc hội ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù.

  • Quảng Trị: Nhiều dự án tại Khu kinh tế Đông Nam đi vào hoạt động

    (Xây dựng) - Đến thời điểm hiện tại, Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị đã thu hút hàng chục dự án, trong đó có nhiều dự án đã đi vào hoạt động với tổng vốn đầu tư khoảng 1.150 tỷ đồng, diện tích thuê đất khoảng 257ha.

  • Đồng bằng sông Cửu Long: Những công trình phát triển kinh tế

    (Xây dựng) - Để chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2025 - 2030), lãnh đạo tỉnh chọn 7 công trình tiêu biểu gồm: Công trình lịch sử Đảng bộ tỉnh (giai đoạn 1930 - 2015); Kỷ yếu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng tỉnh; Xây dựng công trình Bảo tàng; Công trình xây dựng cụm Tượng đài chuyến tàu tập kết ra Bắc; Dự án cụm tượng đài chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là; Công trình xây dựng Quảng trường Phan Ngọc Hiển và Dự án cầu Gành Hào.

Xem thêm
  • Khu công nghiệp Đại An (Hải Dương): Điểm đến của những nhà đầu tư

    (Xây dựng) - Được thành lập năm 2003 theo Quyết định số 270/QĐ-UBND ngày 23/01/2008, Đại An là một trong những khu công nghiệp tiêu biểu tại tỉnh Hải Dương, đóng góp lớn vào ngân sách địa phương.

    20:00 | 31/01/2025
  • Nhiều chính sách mới liên quan kinh tế có hiệu lực từ tháng 2/2025

    Nhiều chính sách mới liên quan đến kinh tế như giá điện và giá dịch vụ về điện, quy định về đăng ký thuế, giám định tiền giả... chính thức có hiệu lực từ tháng 2/2025.

    19:06 | 31/01/2025
  • Thái Nguyên: Xây dựng chính quyền kiến tạo phát triển

    (Xây dựng) - Xác định năm 2025 có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cả nhiệm kỳ 2021 - 2025, tại Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên Trịnh Việt Hùng nêu rõ một số nội dung trọng tâm, nhằm định hướng cho sự đoàn kết, quyết tâm, chủ động, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, mục tiêu đề ra.

    14:30 | 31/01/2025
  • Hà Nội: Quy định sử dụng Quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập

    Việc quản lý, sử dụng Quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp để duy trì hoạt động thường xuyên của đơn vị sự nghiệp công lập không trùng lắp…

    14:19 | 31/01/2025
  • Quy định về gói thầu dịch vụ tư vấn

    (Xây dựng) - Công ty ông Vũ Đức Hợp (Quảng Ninh) đang tham gia gói thầu tư vấn định giá đất cụ thể phục vụ mục đích giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án cải tạo, mở rộng đường giao thông (là dự án đầu tư công theo quy định của Luật Đầu tư công), giá gói thầu là 150 triệu đồng. Ông Hợp hỏi, gói thầu trên có được xác định là gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn thuộc dự án đầu tư công không?

    08:07 | 31/01/2025
  • Hiện thực hóa kinh tế tuần hoàn để đạt các mục tiêu phát triển bền vững

    Kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế dựa trên nguyên lý cơ bản “đầu ra của sản phẩm này là đầu vào của sản phẩm khác”, tạo ra một vòng lặp lại mang tính khép kín.

    08:03 | 31/01/2025
  • Vĩnh Phúc: Đảng bộ huyện Bình Xuyên vươn mình trong trong kỷ nguyên mới

    (Xây dựng) – Xuân Ất Tỵ 2025 đã bắt đầu, trong khí thế vui tươi, phấn khởi, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc vững tin bước tiếp chặng hành trình với những thành tựu nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra với kỳ vọng chung tay xây dựng huyện ngày càng phát triển.

    21:30 | 30/01/2025
  • Ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điểm tựa để tăng tốc phát triển

    Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu nổi bật trong năm 2024. Năm 2025, Chính phủ không chỉ tập trung vào cải cách môi trường kinh doanh mà còn đẩy mạnh phát triển kinh tế số và công nghiệp chế biến chế tạo, đặt nền tảng cho sự phát triển bền vững với mục tiêu tăng trưởng GDP 8%.

    12:37 | 30/01/2025
  • Thị trường ngày Mùng 1 Tết: Giá cả không có biến động

    (Xây dựng) - Theo báo cáo nhanh của Bộ Tài chính, tình hình cung cầu thị trường ngày 29/01 là ngày Mùng 1 Tết Nguyên đán Ất Tỵ không có diễn biến bất thường về giá.

    09:09 | 30/01/2025
  • Cục Kinh tế xây dựng: Tăng cường quản lý chi phí đầu tư

    (Xây dựng) - Năm 2025, Cục Kinh tế xây dựng (Bộ Xây dựng) triển khai hàng loạt nhiệm vụ trọng tâm, nhằm hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành Xây dựng.

    09:00 | 30/01/2025
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load