Thứ bảy 01/02/2025 13:05 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Đưa công nghiệp bán dẫn thành ngành kinh tế chủ lực

10:16 | 01/02/2025

Hiện nay, thế giới đang cơ cấu lại ngành công nghiệp bán dẫn theo hướng đa dạng hóa nguồn cung ở tất cả các công đoạn. Việt Nam lại có lợi thế địa chính trị quan trọng khi ở trung tâm toàn cầu của ngành công nghiệp bán dẫn.

Đưa công nghiệp bán dẫn thành ngành kinh tế chủ lực
Ảnh minh họa. (VĂN TOẢN)

Cộng thêm mối quan hệ chiến lược tốt đẹp với hầu hết các cường quốc công nghiệp bán dẫn, Việt Nam đang là điểm sáng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực này.

Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050 vừa được ban hành đã đặt nền móng, định hướng, tầm nhìn cho sự phát triển nhanh và bền vững của ngành công nghiệp này.

Theo lộ trình đề ra trong Chiến lược, Việt Nam phấn đấu đến năm 2040 sẽ trở thành một trong các trung tâm về công nghiệp bán dẫn, điện tử toàn cầu; đến năm 2050 nằm trong nhóm các quốc gia đi đầu thế giới về công nghiệp bán dẫn, điện tử.

CÓ NHIỀU LỢI THẾ

Những năm qua, ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu đã ghi nhận mức tăng trưởng vượt bậc với tổng doanh thu năm 2024 ước đạt 600 tỷ USD, dự kiến đạt 1.000 tỷ USD vào năm 2030.

Trong đó, Trung Quốc thống trị sản xuất silicon từ nguyên liệu thô, kiểm soát hơn 60% nguồn cung toàn cầu, đồng thời có vai trò lớn trong các công đoạn lắp ráp, đóng gói và kiểm thử (ATP) nhờ chi phí lao động thấp cũng như quy mô sản xuất lớn. Hoa Kỳ dẫn đầu về chip logic và thiết kế phần mềm tự động hóa thiết kế điện tử (EAD),… chiếm hơn 50% thị phần toàn cầu trong mỗi lĩnh vực.

Hàn Quốc là quốc gia hàng đầu trong sản xuất chip nhớ, kiểm soát hơn 60% sản lượng chip nhớ toàn cầu. Trong khi Đài Loan (Trung Quốc) đóng vai trò trung tâm trong chế tạo wafer (nền tảng để sản xuất vi mạch), nhất là thông qua TSMC - nhà sản xuất gia công hàng đầu thế giới và cũng là cơ sở quan trọng trong ATP.

Chuỗi cung ứng ATP được phân phối ở nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Malaysia và Philippines, tạo nên sự kết nối toàn cầu và đáp ứng nhu cầu sản xuất ngày càng cao của ngành công nghiệp bán dẫn.

Hiện trạng nêu trên dẫn đến những lo ngại về sự phụ thuộc công nghệ, khiến việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng trở thành ưu tiên chiến lược của nhiều nước.

Các quốc gia đứng đầu ngành bán dẫn, như Mỹ, EU và Hàn Quốc đều tìm cách xây dựng thêm cơ sở sản xuất tại nhiều nước để giảm phụ thuộc vào một nguồn cung duy nhất, bảo đảm an toàn cho chuỗi cung ứng bán dẫn. Sự chuyển dịch này tạo ra cơ hội lớn cho Việt Nam tham gia sâu vào ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu, từng bước phát triển ngành công nghiệp bán dẫn của riêng mình.

Bên cạnh đó, nước ta còn có tiềm năng về trữ lượng đất hiếm, ước đạt khoảng 20 triệu tấn. Việt Nam cũng là một trong 16 quốc gia đông dân nhất trên thế giới, quy mô thị trường nội địa tương đối lớn; có lợi thế tỷ lệ dân số trẻ với năng lực tốt về STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học), khả năng đáp ứng nhanh chóng nhu cầu nhân lực để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngoài ra, Việt Nam còn có lợi thế quan trọng về địa chính trị, với tầm bao phủ khoảng từ 4-5 giờ bay tới 70% số trung tâm ngành công nghiệp bán dẫn thế giới.

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhận định, Việt Nam đang có nhiều lợi thế để sẵn sàng cho ngành công nghiệp bán dẫn. Đó là quyết tâm chính trị cao từ Trung ương đến địa phương; môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi thu hút được nhiều doanh nghiệp FDI lớn trong lĩnh vực điện tử.

Việt Nam cũng đã nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với hầu hết các nước có ngành công nghiệp bán dẫn phát triển. Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện đã nêu rõ hai nội dung hợp tác đột phá là đổi mới sáng tạo và công nghệ cao, trong đó có ngành công nghiệp bán dẫn.

KHÁC BIỆT TRONG TƯ DUY CHIẾN LƯỢC

Tại Việt Nam, nhà máy bán dẫn đầu tiên Z181 đã được thành lập từ năm 1979, sản xuất những linh kiện điện tử bán dẫn trong mạch điện là diode hay transistor phục vụ xuất khẩu.

Tuy nhiên, tới đầu những năm 90 của thế kỷ 20, do biến động chính trị thế giới, nhà máy đã không còn đơn hàng dẫn đến việc sản xuất, đóng gói chip vi mạch phải dừng lại. Cho đến nay, chuỗi cung ứng bán dẫn Việt Nam vẫn ở giai đoạn sơ khởi, tập trung chủ yếu vào hai hoạt động chính: Thiết kế chip bán dẫn (Fabless) và lắp ráp, kiểm thử chip bán dẫn thuê ngoài (OSAT).

Lĩnh vực thiết kế có khoảng 40 doanh nghiệp với phần lớn là các doanh nghiệp nước ngoài như HCL, Hitachi, NVIDIA, Synopsys, Marvell,… và sáu doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có FPT và Viettel. Ở khâu OSAT, Việt Nam đã và đang thu hút được các tập đoàn đóng gói chip tiềm năng như Intel, Amkor, Hana Micron, với số vốn đầu tư đáng kể. Cụ thể, Intel đã đầu tư 1,5 tỷ USD vào Việt Nam; Amkor Technology đã đầu tư 1,6 tỷ USD vào nhà máy tại Bắc Ninh; Hana Micron, một đơn vị OSAT chip nhớ, cũng đã đầu tư 600 triệu USD.

Ngày 21/9/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050. Điểm nổi bật, khác biệt trong tư duy xây dựng chiến lược này là Việt Nam sẽ tham gia vào tất cả các công đoạn của chuỗi cung ứng bán dẫn, trong khi hầu hết các nước khác đều xây dựng chiến lược dựa trên cách tiếp cận là tập trung vào một vài công đoạn có thế mạnh.

Chiến lược đặt ra mục tiêu đến năm 2030, quy mô doanh thu công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam đạt hơn 25 tỷ USD, đến năm 2040 đạt hơn 50 tỷ USD và đến năm 2050 đạt hơn 100 tỷ USD. Mặt khác, Chiến lược cũng đề ra 38 nhiệm vụ cụ thể được giao cho các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo, nghiên cứu liên quan để triển khai đáp ứng các mục tiêu đề ra.

Theo NGUYỆT MINH/Nhandan.vn

Xem thêm
  • Quảng Trị: Nhiều dự án tại Khu kinh tế Đông Nam đi vào hoạt động

    (Xây dựng) - Đến thời điểm hiện tại, Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị đã thu hút hàng chục dự án, trong đó có nhiều dự án đã đi vào hoạt động với tổng vốn đầu tư khoảng 1.150 tỷ đồng, diện tích thuê đất khoảng 257ha.

    21:30 | 31/01/2025
  • Đồng bằng sông Cửu Long: Những công trình phát triển kinh tế

    (Xây dựng) - Để chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2025 - 2030), lãnh đạo tỉnh chọn 7 công trình tiêu biểu gồm: Công trình lịch sử Đảng bộ tỉnh (giai đoạn 1930 - 2015); Kỷ yếu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng tỉnh; Xây dựng công trình Bảo tàng; Công trình xây dựng cụm Tượng đài chuyến tàu tập kết ra Bắc; Dự án cụm tượng đài chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là; Công trình xây dựng Quảng trường Phan Ngọc Hiển và Dự án cầu Gành Hào.

    20:00 | 31/01/2025
  • Khu công nghiệp Đại An (Hải Dương): Điểm đến của những nhà đầu tư

    (Xây dựng) - Được thành lập năm 2003 theo Quyết định số 270/QĐ-UBND ngày 23/01/2008, Đại An là một trong những khu công nghiệp tiêu biểu tại tỉnh Hải Dương, đóng góp lớn vào ngân sách địa phương.

    20:00 | 31/01/2025
  • Nhiều chính sách mới liên quan kinh tế có hiệu lực từ tháng 2/2025

    Nhiều chính sách mới liên quan đến kinh tế như giá điện và giá dịch vụ về điện, quy định về đăng ký thuế, giám định tiền giả... chính thức có hiệu lực từ tháng 2/2025.

    19:06 | 31/01/2025
  • Thái Nguyên: Xây dựng chính quyền kiến tạo phát triển

    (Xây dựng) - Xác định năm 2025 có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của cả nhiệm kỳ 2021 - 2025, tại Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên Trịnh Việt Hùng nêu rõ một số nội dung trọng tâm, nhằm định hướng cho sự đoàn kết, quyết tâm, chủ động, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, mục tiêu đề ra.

    14:30 | 31/01/2025
  • Hà Nội: Quy định sử dụng Quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập

    Việc quản lý, sử dụng Quỹ Phát triển hoạt động sự nghiệp để duy trì hoạt động thường xuyên của đơn vị sự nghiệp công lập không trùng lắp…

    14:19 | 31/01/2025
  • Quy định về gói thầu dịch vụ tư vấn

    (Xây dựng) - Công ty ông Vũ Đức Hợp (Quảng Ninh) đang tham gia gói thầu tư vấn định giá đất cụ thể phục vụ mục đích giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án cải tạo, mở rộng đường giao thông (là dự án đầu tư công theo quy định của Luật Đầu tư công), giá gói thầu là 150 triệu đồng. Ông Hợp hỏi, gói thầu trên có được xác định là gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn thuộc dự án đầu tư công không?

    08:07 | 31/01/2025
  • Hiện thực hóa kinh tế tuần hoàn để đạt các mục tiêu phát triển bền vững

    Kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế dựa trên nguyên lý cơ bản “đầu ra của sản phẩm này là đầu vào của sản phẩm khác”, tạo ra một vòng lặp lại mang tính khép kín.

    08:03 | 31/01/2025
  • Vĩnh Phúc: Đảng bộ huyện Bình Xuyên vươn mình trong trong kỷ nguyên mới

    (Xây dựng) – Xuân Ất Tỵ 2025 đã bắt đầu, trong khí thế vui tươi, phấn khởi, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc vững tin bước tiếp chặng hành trình với những thành tựu nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra với kỳ vọng chung tay xây dựng huyện ngày càng phát triển.

    21:30 | 30/01/2025
  • Ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điểm tựa để tăng tốc phát triển

    Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu nổi bật trong năm 2024. Năm 2025, Chính phủ không chỉ tập trung vào cải cách môi trường kinh doanh mà còn đẩy mạnh phát triển kinh tế số và công nghiệp chế biến chế tạo, đặt nền tảng cho sự phát triển bền vững với mục tiêu tăng trưởng GDP 8%.

    12:37 | 30/01/2025
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load