Thứ hai 06/01/2025 20:38 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Thu ngân sách kỷ lục 2 triệu tỷ, riêng hai nơi này thu được 1 triệu tỷ

18:39 | 04/01/2025

Thu ngân sách nhà nước lần đầu tiên đạt cột mốc 2 triệu tỷ đồng, trong đó chỉ tính riêng số thu của hai địa phương đã chiếm một nửa.

Báo cáo của Bộ Tài chính cho thấy, thu ngân sách Nhà nước cả năm 2024 ước đạt khoảng 2 triệu tỷ đồng, tăng 15,5% so với thực hiện năm 2023, đánh dấu lần đầu tiên thu ngân sách của Việt Nam đạt cột mốc này.

Tuy nhiên, số thu ngân sách này lại chủ yếu phụ thuộc vào các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng...

Thu ngân sách kỷ lục 2 triệu tỷ, riêng hai nơi này thu được 1 triệu tỷ
Thu ngân sách của Hà Nội và TP.HCM đóng góp lớn vào mức thu chung của cả nước.

Dự kiến, thu ngân sách Nhà nước của Hà Nội đến hết ngày 31/12/2024 là hơn 501.600 tỷ đồng. Đây là lần đầu tiên thu ngân sách thành phố Hà Nội vượt 500.000 tỷ đồng.

Còn tại TP.HCM, số thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thực hiện đến ngày 31/12/2024 là 505.344 tỷ đồng, tăng 13,17% so cùng kỳ.

Như vậy, số thu của hai địa phương này đã chiếm tới hơn 1 triệu tỷ đồng trong tổng số thu hơn 2 triệu tỷ của cả nước năm 2024.

Thu ngân sách kỷ lục 2 triệu tỷ, riêng hai nơi này thu được 1 triệu tỷ

Thực tế, từ lâu nay, thu ngân sách của cả nước vẫn do số ít địa phương đóng góp chính. Đó là TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Đồng Nai... 10 địa phương thu ngân sách nhiều nhất cả nước đã chiếm tới hơn 1,5 triệu tỷ đồng trên tổng số 2 triệu tỷ đồng thu ngân sách cả nước. 53 địa phương còn lại tạo ra số thu hơn 500 nghìn tỷ.

Thu ngân sách kỷ lục 2 triệu tỷ, riêng hai nơi này thu được 1 triệu tỷ

Đây cũng là một trong số hạn chế trong công tác thu - chi ngân sách hiện nay khi vẫn còn đại đa số các địa phương vẫn chưa cân đối được thu - chi. Hàng chục địa phương chưa có nguồn thu điều tiết về Trung ương, trái lại vẫn cần ngân sách Trung ương hỗ trợ cho các hoạt động chi tiêu, an sinh xã hội...

Cụ thể, năm 2023, có 18/63 địa phương tự cân đối thu - chi và điều tiết ngân sách về Trung ương, gồm: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Quảng Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Thái Nguyên, Quảng Nam, Đà Nẵng, Ninh Bình, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Long An và Hải Dương.

Việc có 18/63 địa phương tự cân đối được thu chi cũng là con số "có cải thiện" so với trước đây. Đơn cử như giai đoạn 2007 - 2010, chỉ có 11 địa phương có điều tiết về ngân sách Trung ương (NSTW), đến giai đoạn 2011 - 2016 có 13 địa phương điều tiết về trung ương. Đến giai đoạn 2017 - 2020, con số này đã được nâng lên 16 địa phương.

Việc có thêm nhiều địa phương cân đối được ngân sách mới tạo nền tảng vững chắc hơn cho ngân sách nhà nước, nhất là khi ngân sách không còn chỉ dựa vào dầu thô hay xuất nhập khẩu.

Các địa phương nghèo, thu ngân sách khó cũng cần nỗ lực tạo dựng nguồn thu mới, thay vì vẫn dựa vào "bầu sữa" ngân sách trung ương.

Theo Lương Bằng/Vietnamnet.vn

Cùng chuyên mục
  • Quảng Nam: Đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số trong năm 2025

    (Xây dựng) – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng cho rằng năm 2025 đánh dấu năm cuối cùng trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025 của tỉnh, vì vậy việc tăng tốc và đạt được mức tăng trưởng kinh tế 9,5 - 10% là yêu cầu cấp thiết.

  • Hậu Giang: Hơn 3,5 tỷ đồng lập Đề án định hướng phát triển chung cho 3 địa phương

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Hậu Giang vừa ban hành Quyết định số 1894/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề cương và dự toán lập Đề án định hướng phát triển chung cho thành phố Vị Thanh, thành phố Ngã Bảy và thị xã Long Mỹ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo Quyết định này, dự toán kinh phí thực hiện là 3.560.919.000 đồng.

  • Kinh tế - xã hội năm 2024: Nhiều tín hiệu phục hồi rõ rệt

    (Xây dựng) – Ngày 6/1, Tổng cục Thống kê tổ chức Họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý IV và năm 2024.

  • Thái Nguyên: Dấu ấn trong nhóm thu hút đầu tư FDI hàng đầu Việt Nam

    (Xây dựng) – Năm 2024, trong điều kiện nền kinh tế thế giới và trong nước đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức, nhưng với những lợi thế về vị trí địa lý, hạ tầng giao thông, đô thị cùng với những chính sách thông thoáng và triển khai chuyển đổi số, cải cách hành chính mạnh mẽ đã giúp Thái Nguyên liên tục là một trong những địa phương hấp dẫn các nhà đầu tư nhất cả nước, đặc biệt là đầu tư FDI.

  • Nam Định: Triển khai đồng bộ các nhiệm vụ và giải pháp từ những ngày đầu năm

    (Xây dựng) – Ông Phạm Đình Nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định nhấn mạnh tại Hội nghị rà soát kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024: Năm 2025 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tỉnh, không chỉ là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 mà còn là năm chuẩn bị cho Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Vì vậy, các cấp, ngành, đơn vị cần triển khai đồng bộ và quyết liệt các nhiệm vụ và giải pháp ngay từ những ngày đầu, tháng đầu năm, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao.

  • Thanh Miện định hướng trở thành trung tâm công nghiệp động lực của tỉnh Hải Dương

    (Xây dựng) – Theo quyết định phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (điều chỉnh lần 2), huyện Thanh Miện được định hướng trở thành trung tâm công nghiệp động lực của tỉnh Hải Dương.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load