Thứ sáu 29/03/2024 15:46 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Thanh Hóa: Tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2019 cao nhất từ trước đến nay

11:27 | 02/01/2020

(Xây dựng) - Năm 2019, tiếp tục ghi dấu những thành quả vượt bậc của Thanh Hóa trong phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống người dân.

thanh hoa toc do tang truong grdp nam 2019 cao nhat tu truoc den nay
Họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2019.

Theo báo cáo tóm tắt của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, kết thúc năm 2019, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm của Thanh Hóa (GRDP) ước đạt 17,15%, cao nhất từ trước đến nay; cơ cấu các ngành kinh tế trong GRDP chuyển dịch đúng hướng, GRDP bình quân đầu người đạt 2.325 USD.

Trong đó, sản xuất nông nghiệp đạt kết quả khá toàn diện, bất chấp những thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Giá trị sản xuất toàn ngành ước đạt 28.199 tỷ đồng, tổng sản lượng lương thực 1,61 triệu tấn. Trồng rừng tập trung đạt 10.350ha, tỷ lệ che phủ rừng đạt 53,4%. Sản xuất công nghiệp duy trì tăng tưởng cao, giá trị sản xuất đạt 126.072 tỷ đồng, tăng 32,6% cùng kỳ. Các ngành dịch vụ khởi sắc, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 108.643 tỷ đồng, tăng 15,2% cùng kỳ; kim ngạch xuất khẩu ước đạt 3,72 tỷ USD. Về du lịch, toàn tỉnh đón gần 10 triệu lượt khách, tăng 17% so với năm trước; xếp dỡ hàng hóa qua cảng Nghi Sơn đạt 28,7 triệu tấn, tăng 52,6% cùng kỳ; trong năm tuyến vận tải container quốc tế qua cảng Nghi Sơn vào hoạt động.

Do tăng trưởng kinh tế khá, năm 2019 công tác thu ngân sách Nhà nước toàn tỉnh ước đạt 27.359 tỷ đồng, vượt 2,7% dự toán và tăng 18% so với cùng kỳ. Chi ngân sách đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trên các lĩnh vực. Đáng chú ý, trong năm đã thành lập mới 3.250 doanh nghiệp. Có 1.044 doanh nghiệp quay lại hoạt động, tăng 55,8% cùng kỳ, bình quân đạt 42 doanh nghiệp trên 1 vạn dân.

Cùng với tăng trưởng kinh tế, môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện; hoạt động kinh tế đối ngoại, xúc tiến đầu tư, hợp tác quốc tế được tăng cường; huy động được nhiều nguồn lực cho đầu tư phát triển; thực hiện kế hoạch đầu tư công chuyển biến mạnh. Theo đó, đến ngày 30/12/2019, toàn tỉnh đã thu hút được 210 dự án đầu tư trực tiếp (25 dự án FDI) với số vốn đăng ký 28.850 tỷ đồng, tăng 16,2% và 344,3 triệu USD, gấp 4,5 lần cùng kỳ. Huy động vốn đầu tư phát triển ước đạt 125.000 tỷ đồng. Trong đó đã hoàn thành và đưa vào hoạt động nhiều dự án lớn như: Nhà máy thép Nghi Sơn; nhà máy giết mổ, chế biến gia cầm xuất khẩu Viet Avis; Bệnh viện Ung bướu; Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hợp Lực, nhiều dự án may mặc giày da... Trong đầu tư công, giá trị giải ngân đến cuối năm 2019 ước đạt 7.478 tỷ đồng, xếp thứ 5 trong cả nước.

thanh hoa toc do tang truong grdp nam 2019 cao nhat tu truoc den nay
Chăn nuôi đại gia súc là một thế mạnh trong phát triển kinh tế khu vực miền núi.

Về xây dựng Nông thôn mới, toàn tỉnh đã có 6 huyện, thành phố, 350 xã (đạt tỷ lệ 61,5%), 799 thôn, bản đạt chuẩn Nông thôn mới. Năm 2019 đã tạo việc làm mới cho 69.000 lao động; giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho 18.095 lao động. Giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 3,27%.

Ngoài những thành tựu nổi bật về kinh tế, năm 2019 cũng ghi nhận sự nỗ lực, cố gắng của Thanh Hóa trong công tác sắp xếp, tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính cấp xã, được đánh giá là đi đầu cả nước. Toàn tỉnh đã sắp xếp 143 xã, phường, thị trấn thành 67 đơn vị hành chính mới, giảm 76 đơn vị (chiếm tỷ lệ 11% cả nước); cùng với đó, sắp xếp, kiện toàn, tổ cức bộ máy một số ngành, cơ quan, đơn vị; tinh giảm 477 biên chế theo quy định; giao bổ sung 3.507 chỉ tiêu biên chế giáo viên mầm non năm 2019; triển khai Đề án bố trí công an chính quy về các xã, thị trấn.

Đào Nguyên

Theo

Cùng chuyên mục
  • Nhà thầu phụ có được thuê lại nhân công của chủ đầu tư?

    (Xây dựng) - Bà Hoàng Thị Hóa (Quảng Bình) đang công tác tại đơn vị sự nghiệp, tự bảo đảm chi thường xuyên. Đơn vị có 250 viên chức và người lao động thực hiện các chức năng, nhiệm vụ chính do UBND thành phố giao.

  • Bắc Ninh đứng thứ 2 cả nước về hút FDI trong quý I/2024

    (Xây dựng) – Với nhiều chính sách phù hợp trong thu hút đầu tư, sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành, cùng quan điểm chỉ đạo nhất quán trong điều hành, điều chỉnh chính sách thu hút FDI của lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh thời gian qua đã giúp tỉnh này đứng thứ 2 cả nước, về hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong quý I/2024.

  • Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục hợp tác với 5 tỉnh Tây Nguyên để phát triển kinh tế - xã hội

    (Xây dựng) – Trong 2 ngày 3 - 4/4, tại khách sạn Rex, Thành phố Hồ Chí Minh và 5 tỉnh Tây Nguyên (Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông) sẽ tổ chức Hội nghị sơ kết thoả thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội năm 2023. Đồng thời triển khai kế hoạch hợp tác năm 2024 và Hội nghị Xúc tiến đầu tư vùng Tây Nguyên.

  • Hà Tĩnh: Chỉ số sản xuất ngành Công nghiệp quý I/2024 ước tăng 4,27%

    (Xây dựng) - Quý I/2024, sản xuất công nghiệp tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nỗ lực ổn định hoạt động sản xuất; tích cực đẩy mạnh tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ… Chỉ số sản xuất ngành Công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh quý I tăng 4,27% so với cùng kỳ năm 2023

  • Tây Ninh: Nhiều điểm sáng trong quý I/2024

    (Xây dựng) - Kết thúc quý I/2024, tỉnh Tây Ninh đạt được kết quả nhiều khởi sắc so với cùng kỳ năm 2023, nền kinh tế của tỉnh tiếp tục được phục hồi, GRDP tăng 8%, cao hơn mức tăng trưởng cùng kỳ. Tây Ninh đặt kế hoạch đạt 50% giải ngân vốn đầu tư công của năm trong quý II/2024.

  • Đề nghị sử dụng chi thường xuyên để nâng cấp công trình dự án đã xây dựng

    (Xây dựng) - Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng chi thường xuyên ngân sách Nhà nước để mua sắm tài sản, trang thiết bị, cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load