Chủ nhật 05/05/2024 04:48 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Thanh Hóa: Điểm sáng xây dựng nông thôn mới

14:30 | 11/02/2024

(Xây dựng) - Vượt qua khó khăn hạn chế về nguồn lực đầu tư cùng với sự ảnh hưởng của dịch Covid-19, bằng sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự hưởng ứng tích cực của người dân, tỉnh Thanh Hóa đạt nhiều kết quả quan trọng, nổi bật trong xây dựng nông thôn mới (NTM).

Thanh Hóa: Điểm sáng xây dựng nông thôn mới
Người dân huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa chung tay xây dựng NTM kiểu mẫu.

Huy động nguồn lực Nhân dân

Vài năm trở lại đây, phong trào chung sức xây dựng NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu đang lan tỏa mạnh mẽ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Phong trào đã huy động cả hệ thống chính trị và các đoàn thể vào cuộc, Nhân dân đồng thuận cao, góp phần tạo dựng bộ mặt nông thôn đổi mới, với nhiều miền quê đáng sống.

Theo Văn phòng điều phối NTM tỉnh Thanh Hóa, năm 2023, Thanh Hóa có thêm 17 xã về đích NTM, 8 xã NTM nâng cao, 33 xã NTM kiểu mẫu, đạt và vượt kế hoạch, do nhiều xã ở huyện đồng bằng, ven biển về đích ngoài kế hoạch.

Các địa phương thực hiện hiệu quả tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân theo hướng bền vững; tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2021 - 2022 đạt 3,62%. Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh đạt 97%. Thanh Hóa đã thu hút thêm nhiều DN thu mua, chế biến, nâng tổng số DN thu mua chế biến gạo trên địa bàn tỉnh lên 7 DN, tổng công suất 180.000 tấn; 25 DN thu mua, chế biến rau quả.

Toàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 39 khu, cụm trang trại chăn nuôi tập trung. Việc củng cố, phát triển hợp tác xã được địa phương quan tâm, thực hiện hiệu quả. Đến nay, toàn tỉnh có 749 hợp tác xã nông nghiệp đang hoạt động, trong đó 523 hợp tác xã hoạt động hiệu quả và có tham gia liên kết bền vững, chiếm 69,8%.

Kinh tế phát triển, đời sống Nhân dân được nâng lên, địa phương có điều kiện huy động nguồn lực xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng NTM. Cùng với nguồn vốn Trung ương, nguồn vốn tỉnh hỗ trợ xây dựng NTM, nguồn vốn lồng ghép các chương trình, dự án và huy động nguồn lực khác, các địa phương đã đầu tư xây dựng mới, nâng cấp hơn 2.779 km đường giao thông nông thôn, 933 km kênh mương và rãnh thoát nước, 229 công trình thủy lợi.

Cùng với đó, 2.677 phòng học, 1.269 km đường điện, 331 trạm biến áp, 75 trung tâm văn hóa - thể thao xã, 731 nhà văn hóa thôn, 66 chợ nông thôn, 78 trạm y tế, 38 công sở xã, 59 công trình cấp nước sinh hoạt, 18 bãi chứa rác thải tập trung, xử lý ô nhiễm môi trường và 130 nghĩa trang theo quy hoạch cũng được xây dựng mới. Nhân dân các vùng quê trong tỉnh cũng huy động nguồn lực để chỉnh trang, xây mới trên 46.000 nhà ở dân cư theo tiêu chí NTM.

Diện mạo nông thôn Đông Sơn

Đơn cử, tại huyện Đông Sơn, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện đã tích cực thực hiện hiệu quả các tiêu chí xây dựng NTM, sớm tiệm cận với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng mức thu nhập của người dân bình quân đầu người đạt 54,68 triệu đ/người/năm.

Giai đoạn 2020 - 2022, huyện Đông Sơn đã huy động hơn 4.321 tỷ đồng xây dựng NTM kiểu mẫu, NTM nâng cao. Trong đó, nguồn lực huy động từ Nhân dân trên 2.386 tỷ đồng. Nhân dân hiến hơn 142.812 m2 đất các loại. Từ các nguồn huy động, hạ tầng giao toàn huyện đã nâng cấp được 200,54 km đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng.

Đến nay, diện mạo nông thôn của Đông Sơn thay đổi toàn diện, mạnh mẽ. Với 73/85 thôn đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, 5 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 3 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu đã đưa Đông Sơn là huyện dẫn đầu toàn tỉnh về số lượng xã, thôn NTM kiểu mẫu. Năm 2022, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của huyện đạt 18,3%; thu nhập bình quân đầu người đạt 54,68 triệu đ/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm còn 0,34%.

Ông Lê Trọng Thụ - Bí thư huyện ủy Đông Sơn cho biết: “Thời gian tới, mục tiêu phấn đấu là tất cả các xã của huyện đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, đạt chuẩn NTM nâng cao và được công nhận huyện kiểu mẫu. Ban chỉ đạo huyện xác định tập trung nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2020 - 2025 đạt 19%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, trong đó: Nông - lâm - thủy sản 5,8%; công nghiệp - xây dựng 67,7%; dịch vụ - thương mại 26,5%. Từng bước nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Phấn đấu đến năm 2025, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 75 triệu đ/người/năm.

Để đạt những mục tiêu đó, việc xây dựng kế hoạch cụ thể duy trì, nâng cao chất lượng, hiệu quả các tiêu chí NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, xác định rõ các tiêu chí trọng tâm để tập trung chỉ đạo, nhất là các tiêu chí về đời sống người dân, môi trường, văn hóa và an ninh trật tự. Đối với các xã chưa đạt chuẩn NTM nâng cao, tiếp tục phấn đấu xây dựng đạt chuẩn NTM để nâng cao và xây dựng NTM kiểu mẫu”.

Hiện nay, huyện đang tập trung phát triển sản xuất kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, xây dựng thương hiệu cho hàng nông sản, các sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư phát triển sản xuất, ưu tiên các DN đầu tư có quy mô lớn, công nghệ hiện đại giải quyết việc làm và bảo vệ môi trường. Khuyến khích phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, phát triển các ngành nghề mới nhằm đa dạng hóa sản phẩm, tạo việc làm nâng cao thu nhập, ổn định đời sống Nhân dân…

Nâng cao chất lượng phong trào thi đua xây dựng NTM

Năm 2024, Thanh Hóa phấn đấu có thêm 1 huyện, 17 xã, 60 thôn, bản miền núi đạt chuẩn NTM; 2 huyện và 19 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 10 xã, 30 thôn bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Ông Cao Văn Cường - Giám đốc Sở NN&PTNT Thanh Hóa cho biết: “Để đạt kết quả xây dựng NTM hiệu quả, đúng mục tiêu đề ra, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Thanh Hóa xác định “con người là gốc rễ” của mọi phong trào. Việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động mọi tầng lớp Nhân dân tham gia, làm cho người dân hiểu rõ vai trò của mình trong xây dựng NTM. Kích thích sự sáng tạo, tính tự giác, sự chủ động của người dân vào các phong trào thi đua sôi nổi. Lấy phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng thụ” làm mục tiêu định hướng công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân xây dựng NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.

Xác định tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hoàn thành và hoàn thành vượt mức tất cả các mục tiêu, chỉ tiêu về xây dựng NTM năm 2024 được Thủ tướng Chính phủ giao và Tỉnh ủy, HĐND tỉnh đã quyết nghị. Chú trọng tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy; quản lý, điều hành của chính quyền các cấp; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội, người dân và DN trong xây dựng NTM, để thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu về xây dựng NTM năm 2023”.

Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ và người dân nông thôn về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM; trong đó, chú trọng việc nâng cao chất lượng các phong trào thi đua xây dựng NTM, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, gắn với phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng NTM”; đề cao vai trò chủ thể của người dân và cộng đồng tham gia xây dựng NTM.

Tiếp tục quan tâm, đầu tư phát triển văn hóa, y tế, giáo dục. Tập trung giải quyết vấn đề bức xúc về môi trường nông thôn trong quá trình phát triển sản xuất và công nghiệp hóa nông thôn; cấp nước sạch; thu gom xử lý nước thải, rác thải sinh hoạt; xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp. Thực hiện tốt công tác bảo đảm an ninh, trật tự ở địa bàn nông thôn…

Tiến Anh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Kỳ Anh (Hà Tĩnh): Tăng tốc xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh

    (Xây dựng) - Để tập trung hoàn thành tiêu chuẩn các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, nhất đối với các tiêu chí khó để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM) trước 30/6, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đang khẩn trương chỉ đạo công tác xây dựng đô thị văn minh ở 6/6 phường.

  • Thanh Hóa: Xã Dân Lực cùng hành trình tới nông thôn mới nâng cao

    (Xây dựng) - Là một xã vùng bán sơn địa của huyện Triệu Sơn, có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển kinh tế với hai tuyến Quốc lộ 47C và 47 chạy qua và mạng lưới giao thông thông suốt. Tuy nhiên, do nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, điểm xuất phát thấp, nên những năm trước đây, Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) của Dân Lực vẫn còn gặp không ít khó khăn, hạn chế.

  • Hà Tĩnh: Huyện Kỳ Anh đủ điều kiện đề nghị xét, công nhận đạt chuẩn nông thôn mới

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành Văn bản số 2327/UBND-NL5 về việc công bố huyện Kỳ Anh đủ điều kiện đề nghị xét, công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2023 và lấy ý kiến dự thảo Báo cáo kết quả thẩm tra hồ sơ và mức độ đạt chuẩn NTM.

  • Nam Định: Công nhận huyện Giao Thủy đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

    (Xây dựng) - Căn cứ vào những kết quả đạt được trong giai đoạn (2021 – 2025), Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Nam Định nhất trí đề nghị Trung ương công nhận huyện Giao Thủy đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023.

  • Ngọc Hiển (Cà Mau): Tiếp nhận hơn 208 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới

    (Xây dựng) - Đề án xây dựng huyện Ngọc Hiển đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025 được phê duyệt vào cuối năm 2022. Tính đến nay, Ngọc Hiển đạt 5/9 tiêu chí huyện NTM. Còn 04 tiêu chí chưa đạt: Y tế - văn hóa – giáo dục, kinh tế, môi trường, chất lượng môi trường sống. Tổng số tiêu chí của 5 xã đạt 77/95 tiêu chí, bình quân đạt 15,4 tiêu chí/xã.

  • Hạ Long (Quảng Ninh): Phát triển đô thị ngay trong xây dựng nông thôn mới

    (Xây dựng) - Đó là mục tiêu của xã Sơn Dương trong chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 78-NQ/TU ngày 02/01/2024, của Ban Thường vụ Thành uỷ Hạ Long về ưu tiên nguồn lực, khai thác tiềm năng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các xã đến năm 2025; định hướng đến năm 2030.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load