Thứ sáu 13/12/2024 07:25 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Thái Nguyên: Lên phương án cưỡng chế giải phóng mặt bằng Dự án xây dựng sân vận động tỉnh

11:31 | 10/12/2023

(Xây dựng) - Ngày 9/12, UBND thành phố Thái Nguyên đã tổ chức họp thông qua phương án cưỡng chế thu hồi đất, đối với 3 hộ dân chưa bàn giao mặt bằng để thực hiện Dự án sân vận động Thái Nguyên.

Thái Nguyên: Lên phương án cưỡng chế giải phóng mặt bằng Dự án xây dựng sân vận động tỉnh
Dự kiến hoạt động cưỡng chế sẽ được thực hiện vào trung tuần tháng 12/2023.

Dự án sân vận động Thái Nguyên được khởi công từ tháng 12/2022 với tổng mức đầu tư trên 535 tỷ đồng. Công trình thiết kế với quy mô 22.000 chỗ ngồi, có mái che hiện đại, đảm bảo diện tích một sân bóng đá tiêu chuẩn quốc tế tại xã Phúc Trìu, thành phố Thái Nguyên.

Dự án có tổng diện tích quy hoạch trên 15ha, trong đó diện tích cần giải phóng mặt bằng là trên 13ha. Dự kiến, công trình sẽ hoàn thành các hạng mục và đưa vào sử dụng trong tháng 10/2024. Trong tổng diện tích quy hoạch trên 15ha, có trên 13ha cần giải phóng mặt bằng còn lại là đất giao thông, thủy lợi và đất khác.

Theo thống kê của cơ quan chức năng, tổng số hộ cần thu hồi đất là 94 hộ, với tổng kinh phí bồi thường gần 170 tỷ đồng. Đến nay, thành phố Thái Nguyên đã thực hiện thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng được 88 hộ, đạt 93,7%.

Trong 6 hộ chưa bàn giao mặt bằng có 3 hộ là: Gia đình bà Nguyễn Thị Thúy, bà Nguyễn Thị Thục và ông Nguyễn Duy Thìn đều đã nhận tiền bồi thường, hỗ trợ tái định cư nhưng chưa bàn giao mặt bằng để thực hiện Dự án.

Các hộ đề nghị được bồi thường cho các công trình xây dựng. Tuy nhiên, cơ quan chức năng xác định các công trình này vi phạm quy hoạch, đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính trước đó. Các hộ đề nghị được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho khu đất tái định cư (nhưng chưa hoàn thành việc nộp tiền sử dụng đất); hỗ trợ phần đường tự ý xây dựng trên đất đường giao thông đi chung.

Mặc dù các phòng, ban của thành phố Thái Nguyên và UBND xã Phúc Trìu đã nhiều lần tuyên truyền, vận động nhưng 3 hộ vẫn chưa bàn giao mặt bằng theo quy định.

Nhằm đảm bảo tiến độ công trình, ngày 9/12, UBND thành phố Thái Nguyên đã tổ chức họp thông qua phương án cưỡng chế thu hồi đất đối với 3 hộ dân nói trên có tổng diện tích trên 1.930m2. Hiện trạng các khu đất có các công trình nhà ở, phục vụ sinh hoạt, nhà vệ sinh và chăn nuôi…

Theo phương án cưỡng chế thu hồi đất của thành phố Thái Nguyên, dự kiến hoạt động cưỡng chế sẽ được thực hiện vào trung tuần tháng 12/2023.

Tại cuộc họp này, Lãnh đạo UBND thành phố Thái Nguyên giao cho Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố phối hợp với UBND xã Phúc Trìu hoàn thiện phương án và chuẩn bị các điều kiện thực hiện cưỡng chế thu hồi đất theo quy định.

Được biết: Sau gần 1 năm khởi công, Dự án xây dựng sân vận động Thái Nguyên đang triển khai thi công hạng mục san nền trên phần diện tích đã được bàn giao mặt bằng là 14,336ha, các hạng mục san nền công trình đã thực hiện gồm đào xúc đất cấp I 90%; đào nền 88%; đắp nền được trên 90%; hạng mục nền đường giao thông tuyến chính đào nền 98%; đào khuôn đường được 80%; đã hoàn thiện công tác ép cọc đại trà khán đài A và thi công xong giằng dầm móng khán đài; khán đài B, C, D đã đào móng, đập phá đầu cọc, đổ bê tông lót móng…

Vũ Vân Phương

Theo

Cùng chuyên mục
  • Thí điểm sử dụng cát biển đắp nền đường tại dự án cao tốc Hậu Giang - Cà Mau

    (Xây dựng) - Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (BĐSCL) có điều kiện đặc thù là vùng đất yếu, nguồn vật liệu sử dụng đắp nền cho các dự án giao thông là cát sông. Tuy nhiên, việc triển khai xây dựng hệ thống đập thuỷ điện tại thượng nguồn từ nhiều năm trở lại đây đã khiến việc bồi lắng phù sa tại khu vực BĐSCL giảm đáng kể và có xu hướng ngày càng khan hiếm. Vì vậy, lựa chọn nguồn cát biển thay thế cát sông đang được nghiên cứu để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

  • Bình Định: Sạt lở đèo An Khê do mưa lớn

    (Xây dựng) - Trong những ngày qua, tại khu vực đèo An Khê (nút giao thông nối hai tỉnh Bình Định - Gia Lai) mưa lớn kéo dài khiến đoạn đường đang thi công trên đèo bị sạt lở, gây ách tắc giao thông.

  • Bài 2: Đề xuất giải pháp đột phá cho chuyển đổi số

    (Xây dựng) - Trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 24 HĐND tỉnh Bắc Ninh khóa XIX, các đại biểu đã tập trung thảo luận về các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị. Nhiều đề xuất thiết thực đã được đưa ra, bao gồm hoàn thiện khung pháp lý, đầu tư hạ tầng công nghệ và bồi dưỡng nguồn nhân lực, nhằm tạo đột phá cho quá trình chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.

  • Hậu Giang có tân Bí thư Tỉnh ủy

    (Xây dựng) – Chiều 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang đã tổ chức Hội nghị triển khai Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Theo Quyết định số 1729-QĐNS/TW của Ban Chấp hành Trung ương chuẩn y Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang nhiệm kỳ 2020-2025.

  • Bài 1: Sắp xếp tinh gọn bộ máy, hướng tới đô thị loại I năm 2025

    (Xây dựng) – Sáng 11/12, Kỳ họp thứ 24 HĐND tỉnh Bắc Ninh khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026, vừa kết thúc thành công sau 2,5 ngày làm việc (từ ngày 9-11/12) với nhiều nội dung quan trọng.

  • Một số kiến nghị liên quan đến Chương trình phát triển đô thị Đà Nẵng giai đoạn 2021-2030

    (Xây dựng) - Chương trình phát triển đô thị (Chương trình PTĐT) thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2030 đã được HĐND thành phố thông qua tại Nghị quyết số 78/HĐND ngày 15/12/2022 và UBND thành phố ban hành Quyết định số 3431/UBND ngày 30/12/2022. Tuy nhiên đến nay kết quả thực hiện Chương trình PTĐT cho thấy một số chỉ tiêu chính đã đề ra rất khó hoàn thành.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load