Thứ sáu 17/01/2025 16:18 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Thái Bình: Họp báo về kinh tế - xã hội năm 2024, mục tiêu nhiệm vụ chủ yếu năm 2025

08:38 | 17/01/2025

(Xây dựng) - Sáng 16/1, UBND tỉnh tổ chức họp báo nhằm thông tin về tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu năm 2025 và công tác chuẩn bị Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Thái Bình: Họp báo về kinh tế - xã hội năm 2024, mục tiêu nhiệm vụ chủ yếu năm 2025
Cuộc họp báo do ông Phạm Văn Nghiêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cùng sự tham gia của đại diện các Sở, ban, ngành, các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.

10 kết quả nổi bật của tỉnh Thái Bình trong năm 2024

Năm 2024, trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức (tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; biến động chính trị, xung đột quân sự tại một số quốc gia, khu vực; giá nguyên vật liệu tăng cao; thiên tai, bão lũ, biến đổi khí hậu...), song Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, đồng bộ các chủ trương, chính sách, chỉ đạo của Trung ương và các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, do vậy, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh cơ bản ổn định và đạt được kết quả tích cực, cụ thể:

Một là: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) năm 2024 tăng 7,01% so với năm 2023, bình quân tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021-2024 tăng gấp 1,35 lần so với bình quân chung cả nước; quy mô nền kinh tế xếp hạng thứ 23/63 tỉnh thành. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 19,7%; công nghiệp và xây dựng chiếm 44,3%; dịch vụ chiếm 30,4% và thuế sản phẩm chiếm 5,6%.

Tổng thu ngân sách Nhà nước thực hiện đạt 28.066,4 tỷ đồng, đạt 144% dự toán, tăng 15,7% so với năm 2023; trong đó, thu nội địa 11.578,9 tỷ đồng, đạt 134,5% dự toán, tăng 18% (là năm thứ hai liên tiếp thu nội địa đạt trên 11.000 tỷ đồng; mặc dù nguồn thu từ thuế bảo vệ môi trường giảm mạnh, tuy nhiên thu thuế phí trên địa bàn đạt gần 6.000 tỷ đồng; thu tiền sử dụng đất 5.590,8 tỷ đồng - đây cũng là nỗ lực rất lớn của tỉnh).

Hai là: Thu hút đầu tư và thực hiện cải cách hành chính đạt kết quả cao. Thu hút vốn đầu tư của tỉnh đạt trên 43.177,6 tỷ đồng; trong đó có 199 dự án đầu tư sản xuất kinh doanh với tổng số vốn đăng ký là 30.104,6 tỷ đồng; đặc biệt thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 1.16 tỷ USD (đứng thứ 12/63 tỉnh, thành cả nước). Năm 2024 cũng là năm thứ ba liên tiếp Thái Bình có số doanh nghiệp thành lập mới vượt con số 1.000 doanh nghiệp; tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao đạt top đầu cả nước.

Tiếp tục thực hiện chủ đề năm 2024 "Trách nhiệm, kỷ cương, tăng cường cải cách, tận dụng cơ hội, bứt phá đi lên", UBND tỉnh chỉ đạo thường xuyên chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính Nhà nước, xử lý trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị, địa phương; tổ chức hội nghị gặp gỡ, trao đổi với lãnh đạo cấp phòng của một số cơ quan, đơn vị về cải cách hành chính và phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện quyết liệt các giải pháp cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số trên các lĩnh vực nhằm tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp và người dân, góp phần đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước. Tỷ lệ tiếp nhận hồ sơ trực tuyến hiện đạt 86,94%. Năm 2023, chỉ số PAR INDEX của Thái Bình xếp thứ 38/63 tỉnh, thành phố, tăng 5 bậc; SIPAS xếp thứ 11/63 tỉnh, thành phố, tăng 2 bậc.

Ba là: Chủ động, kịp thời ban hành các văn bản triển khai, tổ chức thực hiện các văn bản, quy định mới của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành, Trung ương; từ đó tăng cường các giải pháp huy động nguồn lực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt tháo gỡ được nút thắt trong giải phóng mặt bằng, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, thúc đẩy kinh tế - xã hội và tăng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh (Tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai các Luật mới: Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đấu thầu… đến cấp xã trên địa bàn tỉnh; ban hành Quy định giá bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Bình; ban hành Quy định một số chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi trên địa bàn tỉnh…).

Thái Bình: Họp báo về kinh tế - xã hội năm 2024, mục tiêu nhiệm vụ chủ yếu năm 2025
Quang cảnh buổi họp báo.

Bốn là: Chỉ đạo khẩn trương sắp xếp tinh gọn bộ máy theo chỉ đạo của Trung ương. Giai đoạn 2023-2025, tỉnh đã xây dựng Đề án sắp xếp 28 đơn vị hành chính cấp xã để thành lập 10 xã mới, giảm 18 xã (sau sắp xếp, toàn tỉnh từ 260 xã, phường, thị trấn giảm xuống còn 242 xã, phường, thị trấn).

Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”; tỉnh đã khẩn trương chỉ đạo quyết liệt việc đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị: thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18; chỉ đạo các cơ quan đơn vị liên quan khẩn trương xây dựng Đề án sắp xếp tổ chức, tinh gọn tổ chức bộ máy các cơ quan chính quyền cấp tỉnh theo tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”; cấp tỉnh không chờ cấp huyện, cấp huyện không chờ cấp cơ sở; đối với các cơ quan chuyên môn, cơ quan hành chính thuộc UBND tỉnh không thuộc diện hợp nhất, sáp nhập thì tiến hành rà soát, sắp xếp, cơ cấu lại và giảm bình quân tối thiểu 20% đầu mối các phòng, đơn vị trực thuộc; đối với các cơ quan thuộc diện sáp nhập tiếp tục rà soát và thực hiện giảm mạnh các đầu mối bên trong. Đến nay, dự thảo Đề án đã hoàn thành và báo cáo xin ý kiến Thường trực Tỉnh ủy lần 2. Dự kiến hoàn thành việc sắp xếp tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị trong tháng 2/2025; và sau sắp xếp, Thái Bình sẽ giảm 5 Sở, 36 phòng, ban, chi cục.

Năm là: Xây dựng nông thôn mới và ứng phó khắc phục hậu quả bão số 3 (bão Yagi) được tập trung chỉ đạo. Xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu tiếp tục được quan tâm chỉ đạo thực hiện theo hướng thực chất, hiệu quả. Trong năm, đã công nhận 13 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Tính đến nay, Thái Bình có 40 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Sáu là: Tổ chức thành công hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh và xúc tiến đầu tư vào tỉnh; tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền; rà soát, hoàn thiện hồ sơ Quy hoạch tỉnh bảo đảm thống nhất với Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; xây dựng kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh. Tập trung chỉ đạo xây dựng và phát triển Khu kinh tế Thái Bình dần trở thành trọng điểm, động lực phát triển kinh tế của tỉnh; hoàn thành phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung Khu kinh tế. Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ triển khai một số dự án lớn như: Khu công nghiệp VSIP, Khu công nghiệp Hải Long, Khu công nghiệp Hưng Phú, Nhà máy nhiệt điện LNG, Nhà máy sản xuất Amoniac... và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, giải phóng mặt bằng, triển khai đầu tư hạ tầng các dự án trọng điểm trong khu kinh tế; đồng thời đẩy mạnh xúc tiến, thu hút đầu tư vào khu kinh tế, các khu công nghiệp... Chuẩn bị tốt các nền tảng, các điều kiện để phát triển bứt phá trong năm 2025 và những năm tiếp theo.

Bảy là: Tập trung chỉ đạo, tháo gỡ các vướng mắc, nút thắt đặc biệt trong công tác giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ tổ chức triển khai thi công các công trình trọng điểm, quan trọng tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Với tinh thần "vượt nắng thắng mưa", "xuyên ngày nghỉ lễ", các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh được tích cực triển khai thực hiện, có dự án đã hoàn thành đưa vào hoạt động, phát huy hiệu quả đầu tư, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội; như: Hoàn thành dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Bình - Phố Nối, đoạn qua tỉnh Thái Bình, với 39km qua 4 huyện và 22 xã; hoàn thành các dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường tỉnh kết nối các huyện (đường 452, đoạn từ đường Thái Bình Hà Nam đi xã Dân Chủ, huyện Hưng Hà); dự án cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 455 đoạn từ xã An Dục huyện Quỳnh Phụ đến đường tỉnh 456 huyện Thái Thụy; dự án tuyến đường tỉnh 454 từ thành phố đi Sa Cao, đoạn từ thành phố đến nút giao với đường ĐH.13; dự án đường Quốc lộ 37 và cầu sông Hóa kết nối với Hải Phòng; cơ bản hoàn thành hạ tầng Khu công nghiệp Liên Hà Thái... Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng để thực hiện 32 dự án phát triển nhà ở; phê duyệt dự án tuyến đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua tỉnh Nam Định và Thái Bình (CT.08)...

Tám là: Tổ chức nhiều sự kiện quan trọng và ghi dấu ấn trong lĩnh vực văn hóa - xã hội… Thái Bình đã tổ chức phát động đợt thi đua cao điểm "300 ngày chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát" trên địa bàn tỉnh với mục tiêu đến tháng 9/2025 hoàn thành xây mới 1.164 nhà, cải tạo 942 nhà tạm, nhà dột nát.

Chín là: Công tác quốc phòng, quân sự địa phương được tăng cường, xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh tinh, gọn, mạnh. An ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; giữ vững thành tích 12 năm liên tiếp trên địa bàn tỉnh không xảy ra đốt pháo nổ trong đêm giao thừa.

Mười là: Năm 2024, đã hoàn thành 15/20 chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX giao; một năm với chủ đề “trách nhiệm, kỷ cương, tăng cường cải cách, tận dụng cơ hội, bứt phá đi lên” được thực hiện xuyên suốt từ đầu đến cuối năm.

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy chú trọng đổi mới phương thức lãnh đạo, linh hoạt, sáng tạo trong điều hành, đoàn kết, tập trung trí tuệ, bám sát tình hình thực tiền, tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX.

Mục tiêu chủ yếu năm 2025

Năm 2025 là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và là năm tổ chức Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng; các cấp, các ngành, các địa phương, cơ quan, đơn vị phấn đấu thực hiện hoàn thành ở mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX đề ra, tạo tiền đề thuận lợi cho tỉnh Thái Bình bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, đó là kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên giàu mạnh. Để đạt được mục tiêu đó, Thái Bình phải bứt phá và phát triển với quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất, hành động quyết liệt nhất, bảo đảm hoàn thành vượt các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra; phấn đấu tăng trưởng GRDP năm 2025 đạt ở mức 2 con số (10,5% trở lên) để đóng góp vào tăng trưởng chung của cả nước.

Và để chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ nhân dân đón năm mới và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm; thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Trung ương; thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Trung ương; Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 11/12/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025; Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 18/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm và Chỉ thị số 40-CT/TU ngày 28/12/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025; UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 02/01/2025 về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm.

Kim Oanh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Việt Nam có cơ hội vàng để tham gia vào "cuộc chơi" của các trung tâm tài chính

    Việt Nam có "cơ hội vàng" thông qua việc lập hành lang pháp lý mở, ban hành các chính sách ưu đãi vượt trội, phù hợp với thông lệ quốc tế để trở thành "sân chơi" cho nhà đầu tư tài chính hàng đầu.

  • Thành phố Hồ Chí Minh: Giải ngân đầu tư công cho bồi thường đạt hơn 98%

    (Xây dựng) - Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, tính đến ngày 9/1/2025 đã có hơn 34.400 tỷ đồng, vốn bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được giải ngân, đạt tỷ lệ 98,36%. Số tiền này đã được chuyển cho các ban Bồi thường giải phóng mặt bằng các quận, huyện để chi trả cho người dân bị ảnh hưởng giải tỏa các dự án trên địa bàn.

  • Vũ Quang (Hà Tĩnh): Triển khai kế hoạch đầu tư vốn đầu tư công năm 2025

    (Xây dựng) - UBND huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) vừa ban hành văn bản yêu cầu các phòng, ban, ngành cấp huyện; UBND các xã, thị trấn và Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện đẩy nhanh tiến độ triển khai, giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước năm 2025.

  • Quảng Trị: Cấp nhiều quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

    (Xây dựng) - Năm 2024, cùng với việc tổ chức rà soát các dự án đã cấp quyết định chủ trương đầu tư, các dự án trọng điểm để kịp thời đôn đốc, hướng dẫn thực hiện đảm bảo tiến độ, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Trị đã tiến hành cấp 5 Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư với tổng vốn đầu tư là 2.902 tỷ đồng.

  • Hai nhà đầu tư quốc tế lớn “xông đất” Bình Định

    (Xây dựng) – Chủ tịch Quỹ đầu tư Finance Suisse và Chủ tịch Công ty Palmer Johnson, đơn vị hàng đầu thế giới về sản xuất siêu du thuyền có trụ sở tại Monaco đã đến thăm và khảo sát tại Bình Định. Chuyến thăm đánh dấu một bước tiến quan trọng trong nỗ lực đưa Bình Định trở thành điểm đến hấp dẫn của du lịch siêu sang trọng tại khu vực và trên toàn thế giới.

  • Ngành Công Thương triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025

    (Xây dựng) – Năm 2024, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, ngành Công Thương đã chủ động, sáng tạo, đột phát góp phần vào tăng trưởng kinh tế của cả nước với nhiều kết quả ngoạn mục. Phát huy thành tựu của năm 2024, năm 2025 là năm toàn ngành Công Thương quyết tâm tăng tốc bứt phá để góp phần hoàn thành, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, nhiệm vụ, tạo nền tảng vững chắc cho đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load