Chủ nhật 15/09/2024 16:29 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Thái Bình: Đề xuất bàn giao 17 cụm công nghiệp do UBND cấp huyện quản lý cho nhà đầu tư hạ tầng

20:42 | 07/09/2022

(Xây dựng) – Đây là một trong những đề xuất của Sở Công Thương tỉnh Thái Bình với tỉnh về tình hình đầu tư hạ tầng và phương án xử lý các cụm công nghiệp (CCN) do UBND cấp huyện đang quản lý.

thai binh de xuat ban giao 17 cum cong nghiep do ubnd cap huyen quan ly cho nha dau tu ha tang
Cụm công nghiệp Tân Minh, Vũ Thư, Thái Bình.

Báo cáo nêu rõ, thực trạng phần lớn các CCN ở tỉnh không được đầu tư hạ tầng bài bản, chưa đáp ứng yêu cầu về quy hoạch và xử lý ô nhiễm môi trường; công tác giải phóng mặt bằng còn nhiều khó khăn, nhiều dự án chậm triển khai thực hiện... Sở Công Thương đề xuất một số phương án xử lý, cụ thể như sau:

Tỉnh Thái Bình hiện có 28 CCN do UBND cấp huyện quản lý một phần hoặc toàn bộ. Phương án xử lý chia làm 3 nhóm gồm: Nhóm thứ nhất bỏ ra khỏi quy hoạch một số CCN; Nhóm thứ hai giao cho nhà đầu tư hạ tầng; Và nhóm thứ ba giao cho UBND huyện quản lý, đầu tư toàn bộ.

Theo đó, 6 CCN giữ nguyên hiện trạng, khi hết thời hạn thuê đất của doanh nghiệp sẽ bỏ ra khỏi CCN hoặc sẽ di dời đến CCN khác vì thay đổi quy hoạch thì giao UBND cấp huyện tiếp tục quản lý, khai thác, vận hành; 17 CCN có thể bàn giao cho nhà đầu tư hạ tầng tiếp nhận để đầu tư xây dựng hạ tầng; các CCN còn lại giao cho UBND cấp huyện đầu tư hạ tầng, quản lý và khai thác toàn bộ hạ tầng.

Lãnh đạo UBND tỉnh khẳng định các CCN trên rất quan trọng đối với phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của các địa phương, quản lý chặt chẽ công tác bảo vệ môi trường. Việc đầu tư hạ tầng đồng bộ, hiện đại và quản lý tốt nhằm phục vụ thu hút đầu tư và phát triển kinh tế của tỉnh.

Và thống nhất phương án xử lý do Sở Công Thương đề xuất, giao Sở này xây dựng lộ trình thực hiện xử lý đối với từng nhóm CCN. Về cơ chế chính sách theo hướng tỉnh cùng với huyện sử dụng vốn ngân sách và huy động các doanh nghiệp đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung đối với 5 CCN được giao cho UBND cấp huyện quản lý toàn bộ. Các sở, ngành cần chủ động báo cáo, xin ý kiến của các bộ, ngành liên quan làm rõ tính pháp lý và giải pháp tháo gỡ khó khăn trong việc bàn giao CCN cho nhà đầu tư hạ tầng quản lý, đầu tư, khai thác; nghiên cứu cơ chế, chính sách quản lý doanh nghiệp đang hoạt động tại các CCN không còn trong quy hoạch chặt chẽ theo quy định của pháp luật và bảo đảm quyền lợi cho doanh nghiệp.

Kim Oanh

Theo

Cùng chuyên mục
  • GDP cả năm 2024 có thể giảm 0,15% do ảnh hưởng cơn bão số 3

    Tốc độ tăng trưởng 6 tháng cuối năm của cả nước và nhiều địa phương dự báo chậm lại; tăng trưởng GDP quý 3/2024 của cả nước có thể giảm 0,35%; quý 4/2024 giảm 0,22% so với kịch bản không có bão số 3.

  • Chỉ bàn làm không bàn lùi

    Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trong 8 tháng năm 2024 mới đạt 40,49% kế hoạch, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2023 (cùng kỳ năm 2023 đạt 42,35% kế hoạch).

  • Quyết liệt các giải pháp để tăng tốc, bứt phá giải ngân vốn đầu tư công

    (Xây dựng) - Tại Nghị quyết 128/NQ-CP Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024, Chính phủ yêu cầu tiếp tục ưu tiên tối đa cho thúc đẩy tăng trưởng, quyết liệt các giải pháp để tăng tốc, bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công; tập trung cao độ khắc phục hậu quả bão số 3; điều tiết sản xuất, ổn định cung cầu các mặt hàng, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, năng lượng...

  • Dự án Bệnh viện Đa khoa Cà Mau 1.200 giường: Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến

    (Xây dựng) – Hội đồng tư vấn có báo cáo kiểm tra kết quả lựa chon nhà thầu Gói thầu 27. Theo đó, chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án công trình xây dựng tỉnh Cà Mau chưa xem xét toàn diện, khách quan, chưa đảm bảo quy định và mục tiêu của đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Bên mời thầu là Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư xây dựng Hợp Nhất xem thường pháp luật và công tác đấu thầu của Nhà nước. Gói thầu 27 được xét lại. Dự án tiếp tục kéo dài.

  • Quảng Bình: Tập trung tháo gỡ vướng mắc tại các dự án vay vốn ADB và dự án hạ tầng cơ bản cho phát triển toàn diện

    (Xây dựng) - Đó là nội dung kết luận của ông Phan Phong Phú, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trong quá trình kiểm tra thực địa, tình hình triển khai thực hiện các dự án vay vốn ADB - Dự án môi trường và biến đổi khí hậu thành phố Đồng Hới và Dự án hạ tầng cơ bản cho phát triển toàn diện tỉnh Quảng Bình.

  • Nhanh chóng khôi phục sản xuất, kinh doanh

    Ở các địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng và Bắc Ninh, sau khi bão đi qua, các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh đã huy động nhân lực khẩn trương khắc phục hậu quả, nhanh chóng khôi phục sản xuất, kinh doanh. Cán bộ, công nhân được yêu cầu trở lại làm việc, sản xuất, bảo đảm tiến độ, kế hoạch cung ứng hàng hóa cho thị trường, bàn giao sản phẩm đã ký kết đối tác từ đầu năm.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load