(Xây dựng) - Tetra Pak vừa công bố Báo cáo Bền vững lần thứ 25, bám sát các kết quả mà Công ty đã đạt được theo chương trình phát triển bền vững của mình. Báo cáo tập trung vào 5 lĩnh vực tác động lẫn nhau: Hệ thống thực phẩm, kinh tế tuần hoàn, khí hậu, thiên nhiên và bền vững xã hội.
Báo cáo Bền vững năm 2023 của Tetra Pak nêu bật những thành tựu của công ty trong việc bảo vệ thực phẩm, con người và hành tinh. |
Báo cáo Bền vững năm 2023 cho thấy, Công ty đã giảm được 20% lượng phát thải khí nhà kính trên toàn chuỗi giá trị và 47% lượng phát thải khí nhà kính trong các hoạt động của mình kể từ năm 2019. Điều này giúp Tetra Pak tiến gần hơn đến mục tiêu đạt mức phát thải khí nhà kính bằng 0 trong các hoạt động của Công ty vào năm 2030; đồng thời hỗ trợ tham vọng dài hạn của công ty là hợp tác với các nhà cung cấp, khách hàng và các bên liên quan để đạt phát thải khí nhà kính bằng 0 trên toàn chuỗi giá trị vào năm 2050.
Một cột mốc quan trọng khác là Tetra Pak đã ra mắt hộp giấy tiệt trùng với lớp màng làm từ giấy, giúp giảm 33% lượng khí thải carbon và đưa công ty tiến gần hơn đến việc phát triển bao bì thực phẩm bền vững nhất thế giới. Thành tựu đột phá này là kết quả của khoản đầu tư 100 triệu Euro vào nghiên cứu và phát triển bao bì trong năm 2023, với kế hoạch đầu tư tương tự hàng năm trong vòng năm đến mười năm tới.
Ông Adolfo Orive, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc của Tetra Pak. |
Ông Adolfo Orive, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tetra Pak nhận định: “Sự hợp tác trong ngành công nghiệp thực phẩm ngày càng quan trọng nhằm cung cấp lương thực bền vững khi dân số ngày càng gia tăng. Sự hiện diện toàn cầu và các giải pháp trọn gói của chúng tôi mang lại cơ hội hợp tác với các bên liên quan trên toàn chuỗi giá trị, từ nông dân và nhà sản xuất thực phẩm đến các nhà cung cấp, nhà hoạch định chính sách, người tiêu dùng và nhiều đối tượng khác. Chúng tôi hiểu rõ trách nhiệm đi kèm với vai trò này và cam kết tiếp tục đóng góp để chuyển đổi hệ thống thực phẩm của thế giới theo hướng an toàn, bền bỉ và bền vững hơn”.
Báo cáo Bền vững năm 2023 của Tetra Pak nêu bật những thành tựu của công ty trong năm qua và các sáng kiến liên tục nhằm bảo vệ thực phẩm, con người và hành tinh. Các thành tựu này bao gồm:
Mở rộng Chương trình Sữa học đường: Công ty đã hỗ trợ 64 triệu trẻ em tại 49 quốc gia được tiếp cận sữa và các đồ uống dinh dưỡng khác thông qua Chương trình Sữa học đường.
Đẩy nhanh Tái chế: Số lượng bao bì hộp giấy đựng thực phẩm được thu gom và chuyển đi tái chế trên toàn thế giới đã tăng 7% so với năm 2022. Ngoài ra, khối lượng polyAl được tái chế cũng tăng 14%.
Một lần nữa Tetra Pak được công nhận về vai trò lãnh đạo trong tính minh bạch và hiệu suất doanh nghiệp: Trong 8 năm liên tiếp, Tetra Pak nằm trong “Danh sách A” của CDP Forests. Ngoài ra, Công ty đã nhận được xếp hạng A trong lĩnh vực an ninh nước, mặc dù đây là năm đầu tiên báo cáo trong lĩnh vực này.
Tích cực triển khai các nguyên tắc hướng dẫn của Liên Hợp Quốc về kinh doanh và nhân quyền.
Tại Việt Nam, Tetra Pak đã triển khai nhiều sáng kiến dài hơi nhằm đóng góp cho nền kinh tế tuần hoàn.
Cụ thể, Công ty đã mở rộng chương trình tái chế học đường đến các tỉnh Bắc Ninh, Bình Dương, giúp nâng cao ý thức phân loại và thu gom vỏ hộp giấy để tái chế cho hàng triệu học sinh tại gần 1.200 trường học. Đồng thời, Công ty cũng tiếp tục các hoạt động hỗ trợ khách hàng trong việc thực thi các quy định liên quan đến trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR), tăng cường hợp tác với các đơn vị tái chế như Đồng Tiến để nâng cao năng lực tái chế vỏ hộp giấy tại Việt Nam, cùng với các khách hàng và đối tác không ngừng mở rộng mạng lưới thu gom vỏ hộp giấy đựng đồ uống với gần 150 điểm thu gom công cộng cho tới nay.
Trong năm 2023, đã có gần 1.400 tấn vỏ hộp giấy đựng đồ uống, tương đương khoảng 139 triệu vỏ hộp giấy đã qua sử dụng được các đối tác của Tetra Pak thu gom và tái chế. Mới đây, Công ty cũng công bố khoản đầu tư 97 triệu Euro để tiếp tục mở rộng nhà máy tại Bình Dương, với việc triển khai hướng tới cam kết của Tetra Pak về trách nhiệm bảo vệ môi trường và quản lý doanh nghiệp, giữ vững các tiêu chuẩn bền vững trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
Tetra Pak cam kết tiếp tục đóng góp nhằm bảo đảm hệ thống thực phẩm của thế giới an toàn, bền bỉ và bền vững hơn. |
"Chúng tôi đang tích cực triển khai các hoạt động đồng hành cùng Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn. Năm 2023, chúng tôi đã hợp tác với Vạn Điểm và Biopa để tiên phong thực hiện thu mua, thu gom và tái chế vỏ hộp giấy tại miền Bắc với 40 tấn vỏ hộp giấy được thu gom và tái chế. Năm 2024, chúng tôi đặt mục tiêu sẽ đạt con số 500 tấn vỏ hộp giấy được thu gom và tái chế thông qua thỏa thuận hợp tác này.
Bên cạnh đó, chúng tôi đã thiết lập thêm 20 điểm thu gom cố định tại các cửa hàng sữa của khách hàng Tetra Pak, và dự kiến sẽ tăng gấp đôi số lượng vỏ hộp giấy thu gom được tại đây, lên 4 tấn/năm. Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục duy trì các hoạt động tuần lễ thu gom vỏ hộp giấy tại hệ thống các siêu thị của Aeon Mall, MM Mega Market, nhằm tăng cường nhận thức và thói quen thu gom, phân loại vỏ hộp giấy trong cộng đồng” - bà Lương Thanh Thư, Trưởng phòng Phát triển bền vững, Tetra Pak Việt Nam chia sẻ.
“Chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục triển khai các nỗ lực phát triển bền vững tại Việt Nam như lời minh chứng cho 30 năm xây dựng những câu chuyện tốt đẹp của chúng tôi tại Việt Nam”, bà Lương Thanh Thư nhấn mạnh thêm.
Báo cáo Bền vững lần thứ 25 của Tetra Pak cũng nêu rõ: - Cách tiếp cận hướng đến việc chuyển đổi hệ thống thực phẩm, thiết lập bốn lộ trình chính với các mục tiêu, như đã được công bố tại COP28. - Ra mắt vỏ hộp đựng đồ uống tiệt trùng với lớp màng làm từ giấy, chứa 90% nguyên liệu có thể tái tạo. - Giảm 47% lượng khí thải nhà kính trong vận hành kể từ năm 2019. |
Phong Thư
Theo