Thứ ba 05/11/2024 01:14 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Tam Dương (Vĩnh Phúc): Bảo tồn và phát huy nghệ thuật tuồng cổ trong xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu tại xã Hoàng Đan

18:35 | 30/09/2024

(Xây dựng) - Nhằm bảo vệ, giữ gìn và phát huy nghệ thuật tuồng cổ, huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc) đã triển khai nhiều giải pháp như: Hỗ trợ kinh phí đối với nghệ nhân lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể và hỗ trợ kinh phí hoạt động, duy trì và phát triển Câu lạc bộ Tuồng xã Hoàng Đan, giai đoạn 2024-2030.

Tam Dương (Vĩnh Phúc): Bảo tồn và phát huy nghệ thuật tuồng cổ trong xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu tại xã Hoàng Đan
Lãnh đạo huyện Tam Dương tặng hoa chúc mừng Câu lạc bộ Tuồng xã Hoàng Đan.

Nghệ thuật tuồng cổ xuất hiện và gắn bó với người dân xã Hoàng Đan, huyện Tam Dương từ đầu những năm 1960. Câu lạc bộ Tuồng xã Hoàng Đan được thành lập năm 1964, trong quá trình hoạt động câu lạc bộ được Nhà hát Tuồng Việt Nam tận tình giúp đỡ. Nghệ thuật Tuồng xã Hoàng Đan là một di sản văn hóa truyền thống, theo đó đã được gắn liền với lễ hội “Chạy cày” diễn ra tại thôn Đan trì, lễ hội “Rước lợn” diễn ra tại thôn Hoàng Vân, xã Hoàng Đan và hoạt động văn hóa văn nghệ mà địa phương tổ chức. Cho đến nay, Câu lạc bộ Tuồng xã Hoàng Đan là câu lạc bộ tuồng duy nhất của tỉnh Vĩnh Phúc.

Trải qua thời gian cùng những biến chuyển của thời đại, nghệ thuật tuồng cổ vẫn được bảo tồn qua bao thế hệ bằng hình thức truyền miệng và trình diễn cho đến ngày nay. Tuy nhiên, hiện nay, việc giữ gìn, phát huy, lan tỏa nghệ thuật tuồng gặp nhiều khó khăn, nhất là trong bối cảnh thời đại công nghệ và hiện đại hóa. Đặc biệt, nghệ thuật tuồng đang thiếu lớp diễn viên, nhạc công kế cận để gìn giữ di sản đáng quý này.

Với sự tận tình giúp đỡ của Ban Giám đốc và tập thể cán bộ, nghệ sỹ Nhà hát Tuồng Việt Nam, sự quan tâm trách nhiệm của Đảng, chính quyền và nhân dân xã Hoàng Đan, năm 2014 đã khôi phục và thành lập lại Câu lạc bộ Tuồng xã Hoàng Đan. Từ đó, Câu lạc bộ hoạt động, tập luyện, biểu diễn bằng sự cố gắng, say mê; chủ động lên kế hoạch tự học tự truyền dạy vào buổi tối (sau thời gian lao động sản xuất) cho các thế hệ con cháu… Điều đó cho thấy loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc này của người dân xã Hoàng Đan luôn luôn được trân trọng gìn giữ và bảo tồn.

Thực hiện Đề án xây dựng “Làng văn hóa kiểu mẫu” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023-2030, UBND huyện Tam Dương đã lựa chọn thôn Chằm, xã Hoàng Đan để xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu năm 2023. Theo đó, việc duy trì và phát huy nghệ thuật Tuồng, Câu lạc bộ Tuồng xã Hoàng Đan từ công tác khôi phục, truyền dạy đến công tác hỗ trợ, đầu tư luôn được huyện Tam Dương và tỉnh Vĩnh Phúc quan tâm đặc biệt.

Tam Dương (Vĩnh Phúc): Bảo tồn và phát huy nghệ thuật tuồng cổ trong xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu tại xã Hoàng Đan
Câu lạc bộ Tuồng xã Hoàng Đan công diễn trích đoạn tuồng lịch sử “Trần Quốc Toản ra quân”.

Thực hiện kế hoạch năm 2024, huyện Tam Dương phối hợp với Nhà hát Tuồng Việt Nam tổ chức lớp tập huấn nghệ thuật tuồng cho Câu lạc bộ Tuồng xã Hoàng Đan từ ngày 23-29/9. Nhà hát Tuồng Việt Nam đã cử 3 nghệ sỹ trực tiếp truyền dạy cho các nghệ nhân, hạt nhân và nhạc công.

Thông qua lớp tập huấn, các hạt nhân của Câu lạc bộ Tuồng xã Hoàng Đan được nâng cao kỹ thuật hát, tiếng nói sân khấu, kỹ thuật múa, biểu diễn (chất giọng địa phương); dàn nhạc được nâng cao kỹ năng hòa tấu bài bản truyền thống tuồng, đánh nhạc phục vụ diễn viên biểu diễn trên sân khấu (đọc, hát theo nhạc lý để thổi kèn, kéo nhị, gõ phách). Trong thời gian tập huấn, câu lạc bộ được dàn dựng và tập luyện 1 trích đoạn tuồng lịch sử "Trần Quốc Toản ra quân".

Trong thời gian tới, huyện Tam Dương tiếp tục đầu tư dụng cụ, đạo cụ cho Câu lạc bộ Tuồng; phối hợp với Nhà hát Tuồng Việt Nam tổ chức các lớp tập huấn cho các nghệ nhân, hạt nhân và nhạc công; phối hợp với các cơ quan đơn vị duy trì và phát triển nghệ thuật Tuồng trong phong trào nghệ thuật quần chúng, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân; làm cho nghệ thuật Tuồng trở thành sản phẩm văn hóa tiêu biểu, mang bản sắc của địa phương; nâng cao niềm tự hào về truyền thống quê hương. Đồng thời, chú trọng quan tâm, hỗ trợ, tạo nhiều không gian biểu diễn cho các hạt nhân Câu lạc bộ Tuồng xã Hoàng Đan.

Bích Huệ - An Nhiên

Theo

Cùng chuyên mục
  • Khám phá 8 di sản thế giới trên vùng đất Cố đô Huế

    (Xây dựng) - Cố đô Huế với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, là tỉnh duy nhất của Việt Nam sở hữu 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và Di sản khu vực. Trong đó, có 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

  • Vĩnh Long: Di sản làng nghề trăm tuổi bên dòng Cổ Chiên

    (Xây dựng) - Nhằm bảo tồn và phát triển “Vương quốc lò gạch” Mang Thít trở thành vùng di sản đương đại có giá trị mang tầm cỡ quốc tế, một điểm đến trên bản đồ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt Ðề án “Di sản đương đại Mang Thít” với diện tích 3.060ha, thuộc 4 xã: Mỹ Phước, Mỹ An, Nhơn Phú và Hòa Tịnh, với sản phẩm du lịch trọng điểm là “Vương quốc lò gạch”.

  • Thái Nguyên: Khánh thành công trình di tích đền thờ Lý Nam Đế

    (Xây dựng) - UBND thành phố Phổ Yên vừa tổ chức cắt băng khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo di tích đền thờ Lý Nam Đế (đền Mục), tại phường Tiên Phong, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

  • Mê Linh (Hà Nội): Lấy ý kiến về dự án Khu công viên thể dục, thể thao rộng hơn 60ha

    (Xây dựng) - Dự án Khu công viên thể dục, thể thao huyện Mê Linh được kỳ vọng sẽ trở thành tổ hợp thể thao hiện đại tầm cỡ khu vực, sẵn sàng trở thành một địa điểm cho thi đấu Olympic trong tương lai.

  • Lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích làng cổ Phước Tích

    Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ vừa có công văn số 4769/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thống nhất lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích Làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền.

  • Hội chợ Ấn Độ 2024 - Lễ hội tôn vinh sự đa dạng của Ấn Độ

    (Xây dựng) – Ngày 2/11, Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội đã tổ chức "Hội chợ Ấn Độ - Lễ hội tôn vinh sự đa dạng của Ấn Độ" tại khuôn viên Đại sứ quán. Lễ hội nhằm mục đích tăng cường mối quan hệ văn hóa trong cộng đồng người Ấn Độ, quảng bá về Ấn Độ đến cộng đồng người Việt Nam và tôn vinh tình hữu nghị truyền thống sâu sắc giữa nhân dân hai nước.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load