Thứ năm 12/09/2024 15:37 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

TCty CP Sông Hồng:

Tái cấu trúc và nâng cao quản trị DN

11:49 | 15/04/2014

(Xây dựng) - Thực hiện chủ trương sắp xếp, đổi mới DN giai đoạn 2011 - 2015 theo Nghị quyết Trung ương khóa XI và sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Xây dựng về nâng cao hiệu quả công tác quản lý, điều hành và chỉ đạo sản xuất kinh doanh của TCty, các đơn vị thành viên, TCty CP Sông Hồng đã xây dựng phương án tái cấu trúc và nâng cao quản trị của TCty giai đoạn 2014 - 2015.


Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng chúc mừng CBCNVC-LĐ TCty nhân dịp kỷ niệm 55 thành lập TCty Sông Hồng.

Chiến lược phát triển

Phát huy thế mạnh thương hiệu, uy tín trên thị trường, phấn đấu phát triển TCty lớn mạnh về mọi mặt, có trình độ công nghệ quản lý hiện đại và chuyên môn hóa cao. Gia tăng giá trị vốn góp của cổ đông, đảm bảo hài hòa lợi ích của người lao động và lợi ích xã hội. Tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được nhằm củng cố, phát triển lực lượng sản xuất để tạo ra sự thay đổi về chất, về quy mô trong toàn TCty. Tập trung phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc ngành nghề kinh doanh chính gồm: Xây dựng; Sản xuất và cung cấp VLXD; Phát triển đô thị, nhà ở và BĐS; Thương mại dịch vụ. Thực hiện gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất, kinh doanh với khoa học công nghệ, nghiên cứu phát triển; không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh của TCty.      

Mục tiêu đến năm 2015 ổn định tổ chức bộ máy quản lý tập trung, đảm bảo tinh gọn, chuyên sâu. Xây dựng trình độ công nghệ, quản lý tiên tiến hiện đại và chuyên môn hóa cao đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh của TCty. Xây dựng nguồn lực về kinh tế, tài chính đáp ứng yêu cầu phát triển SXKD trong nền kinh tế thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Phát huy hết tiềm năng sẵn có và tận dụng thời cơ, chủ động tìm kiếm cơ hội để sản xuất kinh doanh các mặt hàng mới có hiệu quả cao, mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Tập trung lực lượng, phương tiện thiết bị thi công cho công trình trọng điểm để sớm đưa vào vận hành.  


Lãnh đạo TCty kiểm tra Thủy điện Ngòi Hút 1 do TCty làm chủ đầu tư.

 

Thực trạng

TCty CP Sông Hồng được thành lập ngày 23/8/1958. Ngày 20/11/1995 được Bộ Xây dựng thành lập lại trên cơ sở tổ chức sắp xếp lại các đơn vị của TCty và một số đơn vị thuộc Bộ Xây dựng. Năm 2010, TCty là Cty do Tập đoàn Sông Đà nắm giữ cổ phần chi phối theo mô hình thí điểm Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam. Năm 2012 Thủ tướng Chính phủ quyết định kết thúc thí điểm hình thành Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam, Bộ Xây dựng đã quyết định chuyển giao quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu vốn Nhà nước tại TCty từ Cty mẹ - Tập đoàn Sông Đà về Bộ Xây dựng. Hiện nay TCty CP Sông Hồng do Bộ Xây dựng nắm giữ cổ phần chi phối.

Ngành nghề kinh doanh chính của TCty là thi công xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, hạ tầng, giao thông, thủy lợi...; Đầu tư và kinh doanh phát triển nhà và hạ tầng kỹ thuật khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế; Đầu tư và kinh doanh bất động sản và dịch vụ cho thuê văn phòng, nhà ở; Sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu các chủng loại vật liệu xây dựng, vật tư, thiết bị, nhiên liệu và các sản phẩm tiêu dùng khác; Chế tạo, lắp ráp máy móc, thiết bị điện, điện tử; Sản xuất, kinh doanh điện thương phẩm; Đào tạo, dạy nghề, giáo dục định hướng; Tổ chức thực hiện việc đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài;


Công nhân xây dựng Sông Hồng trên công trường.

Về cơ cấu tổ chức, ngày 10/5/2010, TCty Sông Hồng chính thức hoạt động theo mô hình Cty cổ phần, do Bộ Xây dựng nắm phần vốn Nhà nước chi phối là 73,2%. Số vốn còn lại được bán cho cán bộ nhân viên và các cổ đông ngoài. Ngay sau khi chuyển sang hoạt động theo mô hình cổ phần, TCty đã nhanh chóng ổn định tổ chức, nhân sự, thực hiện bổ nhiệm lại các chức danh quản lý, điều hành; sắp xếp, tái cơ cấu lại bộ máy quản lý các phòng, ban nghiệp vụ, đơn vị trực thuộc Cty mẹ đảm bảo bộ máy gọn nhẹ, tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh; ban hành các quy chế quy định của TCty cổ phần phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện nay TCty có 7 phòng nghiệp vụ, 2 BQLDA, các Ban điều hành thi công, và 36 đơn vị gồm 1 đơn vị sự nghiệp, 13 Cty con, 13 Cty liên kết và đầu tư tài chính vào 9 Cty.

Về tài chính, tiềm lực tài chính của TCty cũng như các đơn vị thành viên còn hạn chế, vốn còn nhỏ lẻ hoạt động manh mún, phân tán, năng lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Vốn điều lệ quá nhỏ so với quy mô hoạt động của TCty, hiện tại vốn điều lệ của TCty mới đạt 270 tỷ đồng, trong đó vốn Nhà nước nắm giữ tại TCty là 197,63 tỷ đồng chiếm 73,2% vốn điều lệ, trong đó giá trị của đơn vị sự nghiệp là Trường Trung cấp nghiệp vụ Sông Hồng là 67,35 tỷ, chiếm khoảng 34,08% vốn Nhà nước và 24,9% vốn điều lệ. Thực chất vốn điều lệ của TCty để phục vụ sản xuất kinh doanh trực tiếp chỉ khoảng hơn 200 tỷ, không tương xứng với quy mô hoạt động của một TCty.

Trong quá trình phát triển, cùng với việc cổ phần hóa các đơn vị thành viên, TCty CP Sông Hồng đã thành lập mới và góp vốn đầu tư vào một số Cty con, Cty liên kết. Tính đến thời điểm hiện tại, Cty mẹ - TCty CP Sông Hồng đã đầu tư vào 13 Cty con, 13 Cty liên kết và đầu tư tài chính vào 9 Cty. Thực hiện công tác sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN; các Chỉ thị của Bộ Xây dựng về việc tiếp tục nâng cao chất lượng công tác sắp xếp, đổi mới, phát triển DNNN thuộc Bộ Xây dựng và thực hiện các giải pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động, đảm bảo sự phát triển ổn định và tăng trưởng bền vững đối với các đơn vị thuộc Bộ Xây dựng, từ năm 2008, TCty đã thực hiện rà soát, sắp xếp, thu hẹp đầu mối các đơn vị theo hướng tập trung đầu tư, phát triển các đơn vị mạnh hoạt động trong các lĩnh vực trọng điểm của TCty; thoái vốn của TCty tại các đơn vị có cùng ngành nghề sản xuất kinh doanh, các đơn vị hoạt động không hiệu quả và các đơn vị đã thực hiện cổ phần hóa mà TCty không cần thiết phải nắm giữ cổ phần. TCty đã có các văn bản báo cáo xin ý kiến Bộ Xây dựng, Tập đoàn Sông Đà về việc thoái vốn tại đơn vị trước khi triển khai thực hiện và đảm bảo đúng các quy định của pháp luật khi thực hiện thoái vốn.

Năm 2010, thực hiện chủ trương tái cơ cấu các khoản đầu tư ra ngoài DN theo quy định tại Thông tư 117/2010/TT-BTC ngày 05/8/2012 của Bộ Tài chính, HĐQT TCty CP Sông Hồng đã chỉ đạo việc tái cơ cấu vốn đầu tư ra ngoài DN thông qua việc ban hành các Nghị quyết về việc chuyển nhượng cổ phần, bán vốn, thoái vốn tại một số đơn vị. TCty đã thực hiện việc cơ cấu lại vốn với sự tham gia của Cty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của DN - Bộ Tài chính (DATC) tại 3 đơn vị: Cty CP XNK và Xây dựng Sông Hồng, Cty CP Sông Hồng số 6 và Cty CP Sông Hồng số 36.

Cùng với việc ban hành các Nghị quyết của HĐQT, TCty đã tích cực đôn đốc, triển khai việc tìm kiếm các đối tác, các nhà đầu tư để chuyển nhượng cổ phần, xây dựng phương án tái cơ cấu đối với các đơn vị hoạt động SXKD không hiệu quả, thua lỗ. Hiện nay, TCty đã dừng việc góp vốn vào các Cty liên kết và đang triển khai các công việc để tiếp tục bán bớt phần vốn hoặc thoái vốn tại các đơn vị còn lại.

Tái cấu trúc và nâng cao quản trị

Để thực hiện tái cấu trúc và nâng cao quản trị DN, TCty đã xây dựng chiến lược và kế hoạch đến 2015, chuyển đổi cơ cấu kinh doanh theo hướng chuyên môn hóa và hiện đại hóa. Xây dựng chiến lược và kế hoạch SXKD đến 2015 của Cty mẹ - TCty CP Sông Hồng theo ngành nghề kinh doanh chính trình Bộ Xây dựng phê duyệt. Xây dựng chiến lược và kế hoạch SXKD đến 2015 của Cty con trên cơ sở chiến lược và kế hoạch kinh doanh của TCty trình HĐQT TCty phê duyệt.

Xây dựng chiến lược và kế hoạch SXKD đến năm 2015 của Cty mẹ: Xây dựng Cty mẹ - TCty CP Sông Hồng phát triển ổn định, bền vững. Cty mẹ thực hiện quản lý và đầu tư vốn: ký kết các hợp đồng lớn, quản lý và triển khai các dự án quy mô lớn, cần huy động nguồn lực của nhiều đơn vị thành viên; Xây dựng thương hiệu Sông Hồng; Đầu tư tài chính vào các doanh nghiệp, định hướng hoạt động đầu tư; Kiểm tra giám sát việc sử dụng và phát triển vốn của TCty tại các đơn vị. Tăng cường năng lực cạnh tranh trong đấu thầu, phấn đấu trở thành nhà tổng thầu EPC các dự án xây dựng lớn trong nước. Làm chủ công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh. Đổi mới về tổ chức và cơ chế quản lý, tạo sự liên kết bền vững, hiệu quả, minh bạch về quyền, nghĩa vụ và lợi ích giữa Cty mẹ và các Cty con và giữa các Cty con với nhau, tạo thành một thể thống nhất dưới sự điều phối tập trung của Cty mẹ để thực hiện mục tiêu chung và đảm bảo lợi ích của từng Cty con cũng như lợi ích chung của toàn TCty.

Nhiệm vụ chính là hoàn thành tái cơ cấu toàn TCty CP Sông Hồng theo Chiến lược phát triển được Bộ Xây dựng phê duyệt. Thoái vốn tại các Cty con, Cty liên kết, giảm tỷ lệ vốn tại các Cty con để tập trung tài chính cho Cty mẹ. Chỉ đạo hoàn thành thi công và bàn giao chủ đầu tư các công trình, dự án đảm bảo chất lượng, tiến độ; Thực hiện hiệu quả các dự án đầu tư của TCty. Tổ chức tiếp thị đấu thầu các công trình EPC, dự án lớn trong và ngoài nước để đảm bảo việc làm và thu nhập cho cán bộ công nhân viên toàn TCty. Đẩy mạnh công tác xuất nhập khẩu, mở rộng đối tác, thị trường, lĩnh vực xuất khẩu lao động kỹ thuật để thi công các công trình tại nước ngoài. Nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong công tác quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh. Mở rộng và quan hệ chặt chẽ với các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước để đảm bảo cho việc huy động các nguồn vốn lớn phục vụ cho hoạt động SXKD, đầu tư phát triển trong toàn TCty. Tạo lập được sự hợp tác hỗ trợ lẫn nhau trong toàn TCty để giải quyết những vấn đề chung, then chốt, cơ bản nhất để cùng phát triển bền vững.

Tái cấu trúc về tổ chức Cty mẹ:  Xem xét, nghiên cứu để bổ sung và sửa đổi các quy chế, quy định đã ban hành cho phù hợp với pháp luật hiện hành và điều kiện mới. Hoàn thiện hệ thống quy chế nội bộ của TCty CP, làm cơ sở cho công tác quản lý, điều hành và phối hợp giữa HĐQT, Tổng giám đốc, các tổ chức đoàn thể trong Cty mẹ. Định biên lại lực lượng lao động tại các phòng, ban theo hướng tinh gọn đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ một cách có hiệu quả nhất, nâng cao hiệu quả công tác, giảm chi phí và tạo điều kiện nâng cao thu nhập của người lao động.

Đối với lĩnh vực đào tạo nghề: Trường Trung cấp Kỹ thuật nghiệp vụ Sông Hồng có trụ sở tại TP Việt Trì (tỉnh Phú Thọ) là một đơn vị trực thuộc Cty mẹ - TCty CP Sông Hồng do Bộ Xây dựng thành lập. Hiện Trường hoạt động theo hình thức đơn vị sự nghiệp có thu. Tại thời điểm xác định giá trị DN để cổ phần hóa (31/12/2006), giá trị vốn Nhà nước tại Trường là 67,35 tỷ đồng, chiếm 24,9% vốn điều lệ TCty và chiếm tới 34,08% giá trị phần vốn Nhà nước tại TCty. Do vậy rất khó khăn cho TCty trong hoạt động SXKD và công tác đào tạo của Nhà trường. Căn cứ chủ trương đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của DN và định hướng của Bộ Xây dựng về việc sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp, các trường đào tạo, TCty báo cáo đề nghị chuyển Trường Trung cấp Kỹ thuật Nghiệp vụ Sông Hồng về Bộ Xây dựng quản lý.

Tái cấu trúc tổ chức các Cty con, Cty liên kết và đầu tư tài chính: Hiện nay, TCty có 13 Cty con (2 Cty TNHH MTV TCty nắm giữ 100% vốn, 11 Cty con TCty nắm giữ  tỷ lệ cổ phần chi phối); 13 Cty liên kết và đầu tư tài chính vào 9 Cty. Căn cứ nhiệm vụ SXKD, yêu cầu định hướng phát triển của TCty và tình hình thực tế hiện nay của TCty và các đơn vị thành viên. Để lành mạnh tài chính của các đơn vị và TCty, TCty xây dựng phương án thoái vốn, sắp xếp cấu trúc lại trên cơ sở phát triển các đơn vị mạnh, chủ chốt của TCty là các Cty con, hoạt động trong các lĩnh vực ngành nghề kinh doanh chính của TCty, cơ cấu lại các khoản nợ; Thu gọn đầu mối các đơn vị liên kết xét thấy không cần thiết đầu tư; Thực hiện thoái vốn tại các đơn vị kinh doanh kém hiệu quả, thua lỗ. Cụ thể: Giữ nguyên 6 Cty con hoạt động ổn định, hiệu quả; Thoái toàn bộ vốn đầu tư tại 14 đơn vị, gồm 6 Cty con, 8 Cty liên kết, 3 Cty đầu tư tài chính. Cơ cấu 1 Cty con thành Cty liên kết. Không tiếp tục góp vốn vào 3 đơn vị. Hệ thống TCty sau khi tái cấu trúc gồm 15 đơn vị, gồm 6 Cty con, 5 Cty liên kết, 4 Cty đầu tư tài chính. Giảm 21 đầu mối (1 Trường, 6 Cty con, 9 Cty liên kết, 5 Cty đầu tư tài chính).

Đối với các đơn vị đề nghị thoái hết vốn, là những đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, không có tiềm năng phát triển do sản xuất kinh doanh nhiều năm liền thua lỗ, tình hình tài chính mất cân đối nghiêm trọng, vốn chủ sở hữu âm liên tục và khó có khả năng khắc phục dù TCty đã tìm mọi cách hỗ trợ Cty tháo gỡ khó khăn như Cty CP Sông Hồng Thăng Long, Cty CP Sông Hồng Đà Nẵng.


Sảnh E Nhà ga T1 Nội Bài do TCty tham gia thi công.

Đối với các đơn vị không tiếp tục tham gia góp vốn, là các đơn vị mới thành lập nhưng không có tiềm năng phát triển hoặc TCty nhận thấy không cần thiết phải nắm giữ cổ phần chi phối như Cty CP Sông Hồng Sài Gòn thành lập năm 2011, TCty không tiếp tục góp vốn điều chỉnh giảm tỷ lệ vốn góp của TCty từ 55% xuống 26% vốn điều lệ; Cty CP Sông Hồng Bình Tây thành lập năm 2010, TCty tham gia góp vốn thành lập để thực hiện dự án đầu tư, tuy nhiên TCty dự kiến chuyển dự án đầu tư, không tiếp tục góp vốn và thoái hết phần vốn đã góp. Đối với các đơn vị khác, TCty góp vốn bằng giá trị thương hiệu, khó theo dõi, quản lý, không phát triển được giá trị thương hiệu Sông Hồng như Cty CP Đầu tư và Xây dựng Sông Hồng 9, Cty CP Xây dựng Tân Long Sông Hồng, Cty CP Sông Hồng Hoàng Mai, Cty CP Đầu tư Xây dựng Thương mại Sông Hồng, do đó TCty không tiếp tục tham gia góp vốn tại những đơn vị này.

Tái cấu trúc về tài chính: TCty sẽ rà soát cơ cấu lại các khoản đầu tư góp vốn, thoái vốn tại các Cty hoạt động SXKD không hiệu quả, ngành nghề kinh doanh không phù hợp và quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh chính của TCty. Tập trung và phát triển vào các ngành nghề lĩnh vực sản xuất chính có nguồn vốn rõ ràng, nhanh, đem lại hiệu quả cao cho DN. Tăng cường và giải quyết dứt điểm những vướng mắc liên quan ảnh hưởng đến tiến độ công tác thu hồi vốn các công trình dở dang, công nợ lớn... giảm mức tồn kho, dở dang và công nợ tới mức tối thiểu phù hợp. Nâng cao công tác quản trị nội bộ, tăng cường và có nhiều giải pháp kiểm soát doanh thu chi phí theo kế hoạch được duyệt đảm bảo SXKD có hiệu quả cao, làm gia tăng vốn chủ sở hữu của DN đảm bảo khắc phục tình trạng mất cân đối tài chính... Khai thác linh hoạt có hiệu quả mọi nguồn vốn trên thị trường từ các nhà đầu tư, các tổ chức tài chính và phi tài chính, các nguồn vốn nước ngoài thông qua các hình thức huy động vốn vay, nợ, tài trợ, phát hành trái phiếu, cổ phiếu...

Xây dựng và nâng cao quy trình quản trị DN theo thông lệ quốc tế: Xây dựng chương trình nâng cao quản trị DN ở Cty mẹ và các Cty con, bao gồm Quy tắc chuẩn mực đạo đức đối với các thành viên HĐQT, Ban Tổng giám đốc, Trưởng phòng, ban và nhân sự liên quan với các thông lệ quốc tế tốt nhất và các quy trình bắt buộc; Sổ tay quản trị DN cho HĐQT trị mô tả vai trò, chức năng và hoạt động của HĐQT. Đánh giá nhu cầu đào tạo các thành viên của HĐQT, các cán bộ chủ chốt của TCty và khuyến nghị các chương trình đào tạo nội bộ cũng như từ các nguồn bên ngoài. Phân cấp trách nhiệm, quyền hạn của các cấp trong TCty. Hoàn chỉnh các quy chế, qui định quản lý đảm bảo cho công tác quản lý điều hành, kiểm tra kiểm soát mọi hoạt động từ sản xuất kinh doanh trong tất cả các lĩnh vực hoạt động. Bên cạnh đó là xây dựng chiến lược và vận hành hệ thống thông tin điện tử trong TCty.

 

Đặng Tiên Phong
Chủ tịch HĐQT TCty CP Sông Hồng

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Hà Tĩnh: Đề xuất xây dựng nhà máy 100 triệu USD tại Cụm công nghiệp Lạc Thiện

    (Xây dựng) - Tập đoàn Đại Lợi Phổ - nhà đầu tư Đài Loan (Trung Quốc) đề xuất xây dựng nhà máy sản xuất giày thể thao với số vốn đầu tư 100 triệu USD tại Cụm công nghiệp Lạc Thiện (Đức Thọ, Hà Tĩnh) với diện tích khoảng 30ha và sẽ tạo việc làm cho khoảng 4.500 - 5.000 lao động.

    22:42 | 11/09/2024
  • Tình hình cung ứng hàng hóa ứng phó với bão số 3 năm 2024

    (Xây dựng) – Theo thông tin từ Bộ Công Thương, trước tình hình mưa lũ tiếp tục diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương phía Bắc, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương và Sở Công Thương các địa phương đã khẩn trương nắm bắt tình hình triển khai các nhiệm vụ cung ứng hàng hóa trước thời điểm cơn bão số 3 đổ bộ vào miền Bắc và đã có sự chuẩn bị nguồn cung ứng hàng hóa thiết yếu đảm bảo phục vụ nhân dân. Do vậy, người dân đã chủ động mua sắm, hàng hóa dự trữ trước khi bão đổ bộ.

    17:02 | 11/09/2024
  • Quảng Bình: Dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch đạt gần 70% tiến độ thi công

    (Xây dựng) - Tính đến tháng 9/2024, tiến độ thi công dự án tại Trung tâm điện lực Quảng Trạch của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã đạt gần 70%, trong đó đã có nhiều hạng mục gần như đã hoàn thành.

    16:54 | 11/09/2024
  • Linh hoạt phát triển pin lưu trữ trong hệ thống điện

    Quy hoạch điện VIII đã tính toán đến tỷ lệ tích hợp cao của năng lượng tái tạo vào hệ thống điện, dự tính đến năm 2030 hệ thống điện Việt Nam phải có 2.700 MW lưu trữ năng lượng; trong đó 2.400 MW là thủy điện tích năng và 300 MW là pin lưu trữ. Để đảm bảo phát triển theo quy hoạch và pin lưu trữ có thể đi vào hỗ trợ cho hệ thống điện, các chuyên gia cho rằng, cần các chính sách ưu tiên và khuyến khích hợp lý.

    08:49 | 11/09/2024
  • Bình Dương: Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Bình Dương vừa ban hành Kế hoạch số 4895/KH-UBND hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2024 nhằm đồng bộ các chính sách hỗ trợ, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.

    20:31 | 10/09/2024
  • Vĩnh Phúc: Công khai hơn 100 doanh nghiệp “chây ỳ” nộp thuế

    (Xây dựng) - Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc vừa công khai danh sách 106 trường hợp “chây ỳ” nộp thuế, nợ tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách Nhà nước (tính đến ngày 31/7/2024) với tổng số tiền hơn 560 tỷ 517 triệu đồng.

    19:59 | 10/09/2024
  • Hạn mức chỉ định thầu đối với gói thầu mua sắm

    (Xây dựng) – Nhiều đơn vị đang chuẩn bị triển khai các gói thầu từ nguồn kinh phí hỗ trợ sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi năm 2024 và các nguồn vốn sự nghiệp khác.

    14:57 | 10/09/2024
  • Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa trong 8 tháng tăng 16,7% so với cùng kỳ năm trước

    (Xây dưng) – Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa trong 8 tháng năm 2024 đạt 511,11 tỷ USD, tăng 16,7% (tương ứng tăng 73,07 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.

    14:09 | 10/09/2024
  • Quảng Nam: Huyện Tiên Phước xin hỗ trợ 76 tỷ đồng trả nợ và thanh toán khối lượng công trình xây dựng

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Quảng Nam đã có công văn giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính nghiên cứu nội dung kiến nghị của UBND huyện Tiên Phước tại Tờ trình số 250 về việc đề nghị hỗ trợ kinh phí trả nợ, thanh toán khối lượng, đầu tư mới và đẩy nhanh tiến độ các công trình xây dựng cơ bản.

    13:44 | 10/09/2024
  • Ninh Thuận: Tập trung đầu tư hạ tầng để thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp

    (Xây dựng) - Tính đến tháng 8/2024, Ninh Thuận đã cấp quyết định chủ trương đầu tư và điều chỉnh chủ trương đầu tư cho 40 dự án với tổng vốn đầu tư trên 30 nghìn 359 tỷ đồng. Trong đó, thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp giữ vai trò quan trọng.

    10:59 | 10/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load