Thứ sáu 19/04/2024 11:22 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Siêu thị lên trực tuyến, “phả hơi nóng” cho sàn thương mại điện tử

15:08 | 14/05/2021

(Xây dựng) - Cuộc đổ bộ của nhiều chuỗi siêu thị và sàn thương mại điện tử được dự báo sẽ thay đổi cơ bản cách vận hành của thị trường bán lẻ hàng thiết yếu.

sieu thi len truc tuyen pha hoi nong cho san thuong mai dien tu
Cuộc đua xây dựng các nền tảng online kết hợp offline sẽ là yếu tố chính quyết định thắng bại trong thị trường bán lẻ hàng thiết yếu.

Việt Nam đang trên đường trở thành một trong những thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, chỉ xếp sau Indonesia. Báo cáo Thương mại điện tử Đông Nam Á 2020 của Google, Temasek và Bain & Company cho biết, thương mại điện tử Việt Nam năm 2020 tăng 16% và đạt quy mô trên 14 tỷ USD. Dự đoán tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2020-2025 là 29% và tới năm 2025 quy mô thương mại điện tử nước ta đạt 52 tỷ USD.

Lực hút các nhà đầu tư nước ngoài

Sự hấp dẫn của thị trường thương mại điện tử Việt Nam thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài mạnh mẽ. Hiện nay, cả 4 sàn giao dịch thương mại điện tử lớn nhất là Shopee, Lazada, Tiki và Sendo đều có sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài.

Chẳng hạn, tại Tiki, có nhiều tên tuổi xuất hiện như: Công ty VNG (Việt Nam), quỹ đầu tư mạo hiểm của chính phủ Singapore là EDBI; JD.com (công ty thương mại điện tử lớn thứ 2 tại Trung Quốc, chỉ sau Alibaba), các nhà đầu tư từ Hàn Quốc như STIC, KIP; đến từ Nhật Bản như CyberAgent Ventures, Sumitomo…

Trong khi đó, Shopee nhận vốn đầu tư 50 triệu USD của Công ty SEA (Singapore). Tencent (công ty công nghệ của Trung Quốc) đang là cổ đông lớn nhất của SEA – công ty mẹ của Shopee với 40% cổ phần. Cổ đông kiểm soát tại Lazada là Alibaba. Ngoài Alibaba, trong số các cổ đông khác của Lazada còn có quỹ đầu tư quốc gia Temasek của Singapore. Tại Sendo, nhà đầu tư trong nước nắm gần 35% cổ phần, trong khi 16 cổ đông ngoại sở hữu hơn 65% cổ phần.

Đáng chú ý, Alibaba có chiến lược đầu tư toàn cầu, không chỉ riêng thị trường Việt Nam. Theo Báo cáo M&A nửa cuối năm 2019 của Hampleton, trong vòng 30 tháng, Alibaba đã thực hiện 8 thương vụ đầu tư vào lĩnh vực E-commerce, trong đó có thể kể đến các thỏa thuận đầu tư vào Daraz Group (nhà bán lẻ online tại Pakistan), ORDRE (nhà bán lẻ online về hàng may mặc), Ele.me (dịch vụ giao thức ăn cho các đơn đặt hàng online tại Trung Quốc).

Trong 3 năm 2018, 2019, 2020 Alibaba đã thực hiện nhiều đợt rót vốn đầu tư vào Lazada (nền tảng e-commerce hàng đầu tại Đông Nam Á) với giá trị lần lượt là 1,5 tỷ USD, 790 triệu USD và 2,3 tỷ USD. Năm 2018, Alibaba mua 85% cổ phần của Trendyol – trang e-commerce hàng đầu tại Thổ Nhĩ Kỳ) với giá trị tiền mặt là 728 triệu USD. Năm 2017, Alibaba đầu tư vào 1,1 tỷ USD vào Tokopedia – nền tảng thương mại điện tử hàng đầu tại Indonesia.

Siêu thị lên trực tuyến: Thay đổi cách vận hành thị trường bán lẻ

Shopee, Tiki, Lazada là các trang thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam, hàng hóa đa dạng. Tuy nhiên, ngành thương mại điện tử tại Việt Nam hiện nay chưa tập trung vào các nhu cầu thiết yếu, có tần suất sử dụng mỗi ngày như thực phẩm, đồ uống. E-commerce hiện đang phục vụ cho các nhu cầu không thiết yếu, giá trị cao như mỹ phẩm, quần áo, du lịch… Để thúc đẩy việc mua sắm online, cần tập trung vào phục vụ các sản phẩm thiết yếu - những sản phẩm mà người tiêu dùng có nhu cầu sử dụng hằng ngày. Nhu yếu phẩm hiện chiếm 50% thị trường bán lẻ Việt Nam và 25% chi tiêu tiêu dùng của người Việt.

Thị trường đang ghi nhận dòng dịch chuyển mạnh mẽ lên online của các nhà bán lẻ hàng thiết yếu. Ông Yol Phokasub - Giám đốc Điều hành Central Retail (CRC) cho biết, tỉ lệ đóng góp doanh thu từ kênh trực tuyến ngày càng gia tăng. Từ cuối năm 2020, doanh số từ các kênh đa nền tảng của BigC, Nguyễn Kim đóng góp 5% và 8% doanh thu trên tổng doanh thu. Các hình thức thúc đẩy bán lẻ online của CRC như xây dựng các cửa hàng thương mại điện tử trên Lazada, Shopee và Tiki; hợp tác với các ứng dụng đặt hàng Grab, Chopp, Now.vn và Beamin; phát triển thương mại điện tử kết hợp mạng xã hội như Zalo.

Không chỉ có các điểm bán offline, Bách hóa Xanh cũng đang kỳ vọng và tập trung nguồn lực để phát triển mảng online. Ông Trần Kinh Doanh - Tổng Giám đốc của Bách Hóa Xanh cho biết, trong tháng 6 tới, chuỗi cửa hàng này sẽ đưa ra dịch vụ giao hàng trong vòng 2 tiếng, áp dụng từ Khánh Hòa đến tận Cà Mau.

“Chúng tôi đang sở hữu mạng lưới kho hàng phân tán dày đặc nhất nhì trong mảng tạp hóa hiện nay. Điều này hình thành một hệ thống logistics xuyên suốt các tỉnh, thành”, ông Doanh nói.

Sau khi sáp nhập hệ thống cửa hàng Vinmart của Vincommerce, Masan đang tỏ ra quyết liệt hơn cả trong chiến lược đưa hàng thiết yếu lên online. Thực tế, Masan đặt mục tiêu giai đoạn 2021-2015, doanh thu bán lẻ trực tuyến sẽ đóng góp khoảng 25% tổng doanh thu. Đây là một con số không hề nhỏ, như năm 2020, doanh thu thuần của Masan Consumer là hơn 22.000 tỷ đồng, với mục tiêu đề ra doanh thu mảng trực tuyến sẽ đóng góp không dưới 4.000 tỷ đồng/năm.

Ông Trương Công Thắng - CEO của The CrownX (công ty nắm giữ lợi ích của Masan tại Masan Consumer Holdings và VinCommerce) cho biết, Công ty hướng đến xây dựng mô hình bán lẻ kết hợp xuyên suốt từ offline đến online - xây dựng một “Point of Life” để đáp ứng nhu cầu mua sắm đa dạng của người tiêu dùng. Theo mô hình này, ước tính người tiêu dùng sẽ tiết kiệm được từ 5-10% cho hàng hóa thiết yếu, nhà sản xuất và nông dân sẽ gia tăng lợi nhuận từ 5-10% và đối tác nhượng quyền bán lẻ sẽ gia tăng lợi nhuận từ 5-10% so với hoạt động hiện tại của họ.

Mới đây, có nhiều thông tin đồn đoán rằng một quỹ đầu tư có mối quan hệ với Alibaba sẽ đầu tư vào The CrownX. Nếu trở thành hiện thực, đây cũng là một thương vụ khẳng định tiềm năng lớn của thị trường bán lẻ online hàng thiết yếu và cuộc đua này đang ngày càng nóng hơn với những tên tuổi lớn có quy mô toàn cầu.

Thực tế, xu hướng bán lẻ trực tuyến hàng thiết yếu đang rất mạnh mẽ trên thế giới. Walmart là một công ty bán lẻ đa quốc gia của Mỹ, vận hành chuỗi các đại siêu thị và cửa hàng bách hóa (mô hình bán lẻ offline). Với hơn 5.000 cửa hàng khắp cả nước, Walmart đạt doanh thu 500 tỷ USD mỗi năm, phục vụ 150 triệu người tiêu dùng. Từ mô hình các cửa hàng hiện hữu (offline) đạt lợi nhuận, Walmart đã lấn sân sang lĩnh vực bán lẻ online.

Năm 2018, Walmart đã mua cổ phần chi phối tại Flipkart, hãng bán lẻ trực tuyến lớn nhất của Ấn Độ. Theo đó, Walmart sẽ đầu tư 16 tỷ USD để thâu tóm 77% cổ phần tại Tập đoàn Flipkart. Qua giao dịch này, Walmart đã thâm nhập thị trường thương mại điện tử Ấn Độ - được Morgan Stanley định giá khoảng 200 tỷ USD. Đồng thời, việc thâu tóm Flipkart cũng tạo thêm sức mạnh để Walmart cạnh tranh trên sân chơi thương mại điện tử toàn cầu.

Năm 2019, nhà bán lẻ hàng đầu của Anh Marks and Spencer (M&S) đã mua 50% cổ phần của Ocado (siêu thị trực tuyến tại Anh) với giá lên tới 994 triệu USD. Các mặt hàng thực phẩm gắn nhãn của M&S được bán trực tuyến trên Ocado từ tháng 9/2020.

Theo đánh giá, chiến lược của Walmart là hướng đi phù hợp với nhiều hệ hống bán lẻ có quy mô lớn tại Việt Nam như Winmart (tên mới của chuỗi bán lẻ Vinmart), Coopmart, Bách Hóa Xanh, Central Retail... Vì vậy, cuộc đua xây dựng các nền tảng online kết hợp offline sẽ là yếu tố chính quyết định thắng bại trong thị trường bán lẻ hàng thiết yếu.

Hoàng Linh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Tổng Công ty Khí Việt Nam đề xuất phương án cấp khí LNG cho Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình

    (Xây dựng) - Tại Thái Bình, Tổng Công ty Khí Việt Nam (PVGas) đề xuất phương án cấp khí LNG cho Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình, hộ tiêu thụ công nghiệp tại địa bàn tỉnh trên cơ sở tận dụng đường ống hiện hữu của PVGas, trong đó giai đoạn 1 triển khai ngay kho nổi FSRU đặt ngoài khơi, kết nối cấp khí vào đường ống Thái Bình hiện hữu; giai đoạn 2 cấp khí từ kho LNG của PVGas tại Nam Định hoặc Hải Phòng, kết nối cấp khí vào đường ống Thái Bình hiện hữu.

  • Bắc Giang: Phát triển kết cấu hạ tầng là đột phá chiến lược để phát triển kinh tế

    (Xây dựng) – Xác định phát triển kết cấu hạ tầng là một đột phá chiến lược để thúc đẩy phát triển kinh tế, thời gian tới, tỉnh Bắc Giang sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác chỉ đạo, dành nguồn lực, thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, làm nền tảng để phát triển kinh tế - xã hội.

  • Quảng Ngãi thành lập Tổ “gỡ khó” cho Dung Quất

    (Xây dựng) – Tổ công tác vừa được thành lập có nhiệm vụ tham mưu cho UBND tỉnh Quảng Ngãi trong việc hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi.

  • Khu công nghiệp Bình Đường - Thí điểm đầu tiên của chủ trương di dời lên phía Bắc của Bình Dương

    (Xây dựng) – Theo lãnh đạo tỉnh Bình Dương, việc di dời các khu công nghiệp lên phía Bắc của tỉnh là cần thiết nhưng cần đảm bảo lợi ích của các cá nhân, tập thể liên quan. Khu công nghiệp Bình Đường, Công ty TNHH Sung Hyun Vina sẽ là trường hợp đầu tiên nhằm thí điểm chuyển đổi công năng và di dời nhà máy, sau đó rút kinh nghiệm triển khai rộng ra toàn tỉnh Bình Dương.

  • Kon Tum: Huỷ gói thầu hơn 77 tỷ đồng

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Kon Tum vừa đưa ra quyết định hủy thầu đối với Gói thầu số 03 trong Dự án Xác định ranh giới sử dụng đất, đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính, lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng đất có nguồn gốc từ nông lâm trường trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

  • Bình Dương chọn Khu công nghiệp Bình Đường di dời thí điểm

    (Xây dựng) - Theo kế hoạch, Khu công nghiệp Bình Đường (phường An Bình, thành phố Dĩ An) sẽ được chính quyền tỉnh Bình Dương chọn để chuyển đổi công năng, thực hiện di dời thí điểm.

Xem thêm
  • Triển lãm Quốc tế về Năng lượng Điện và Chiếu sáng Việt Nam - EL Vietnam 2024

    (Xây dựng) - Công ty Cổ phần Quảng cáo và Hội chợ Quốc tế Hà Nội (HADIFA) tổ chức Triển lãm Quốc tế về Xây dựng, Công nghiệp Mỏ và Giao thông - Contech Vietnam 2024 và Triển lãm Quốc tế về Năng lượng Điện và Chiếu sáng Việt Nam – EL Vietnam 2024 từ ngày 17 đến ngày 20/4/2024 tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch Xây dựng Quốc gia (N.E.C.C.).

    20:44 | 18/04/2024
  • Khẩn trương xây dựng cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái

    (Xây dựng) – Đó là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về xây dựng, ban hành cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái lắp đặt tại nhà dân, cơ quan công sở và khu công nghiệp.

    19:52 | 17/04/2024
  • Hết quý I Đắk Nông mới giải ngân được 10% vốn đầu tư công

    (Xây dựng) - Theo thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Nông, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công chỉ đạt khoảng 10% vào cuối tháng 3/2024. Với kết quả này, Đắk Nông thuộc những địa phương có mức giải ngân thấp dưới mức bình quân chung cả nước.

    19:49 | 17/04/2024
  • Năng lượng gió đạt công suất lắp đặt mới kỷ lục và sự cần thiết phải hành động theo định hướng chính sách

    (Xây dựng) – Báo cáo mới nhất của Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu (GWEC) cho biết, ngành Công nghiệp điện gió toàn cầu đã đạt công suất lắp đặt mới kỷ lục vào năm 2023 là 117GW.

    19:42 | 17/04/2024
  • Công trình xây dựng với giải pháp tiết kiệm năng lượng hiệu quả

    (Xây dựng) – Một trong những công trình điển hình tại Hà Nội đạt “Giải thưởng hiệu quả năng lượng trong công trình xây dựng năm 2023” về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả đó là tháp Láng Hạ (quận Đống Đa) và Capital Place (quận Ba Đình) tại Hà Nội… Các tòa nhà đã áp dụng nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng, mang lại hiệu quả cao khi vận hành.

    15:54 | 17/04/2024
  • Đồng Nai dự kiến phương án bảo vệ thi công “siêu” dự án nhà máy điện tại Nhơn Trạch

    (Xây dựng) - Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đề nghị Công ty Cổ phần Tổng Công ty Tín Nghĩa (Tổng Công ty Tín Nghĩa) thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của các cấp về việc tạo điều kiện để chủ đầu tư thi công một số hạng mục dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4. Sau ngày 25/4, nếu Tổng Công ty Tín Nghĩa vẫn không tạo điều kiện thì tỉnh sẽ có phương án bảo vệ thi công.

    15:07 | 17/04/2024
  • Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc tiếp, làm việc với các doanh nghiệp Nhật Bản

    (Xây dựng) - Sáng 16/4, ông Dương Văn An - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Vĩnh Phúc đã có buổi tiếp, làm việc với ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn CNC Tech và ông Takashi Yanai - Giám đốc Bộ phận Khu công nghiệp hải ngoại, Tập đoàn Sumitomo Corporation (Nhật Bản) về việc triển khai các dự án tại tỉnh.

    12:00 | 17/04/2024
  • Có được kế thừa năng lực khi tham gia đấu thầu?

    (Xây dựng) - Hộ kinh doanh của ông Nguyễn Duy Hoàng (Bình Định) hoạt động đấu thầu cung cấp hàng hóa. Để mở rộng quy mô kinh doanh và tư cách pháp nhân, hộ kinh doanh của ông chuyển đổi sang hình thức Công ty TNHH và đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận.

    10:44 | 17/04/2024
  • Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư dự án

    (Xây dựng) - Đối với dự án đầu tư có đề xuất Nhà nước giao đất, cho thuê đất, về nguyên tắc, nhà đầu tư phải được thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tại Điều 32 Luật Đầu tư và các quy định khác có liên quan.

    10:29 | 17/04/2024
  • Bắc Ninh: Thúc đẩy cơ hội hợp tác đầu tư tại các khu vực Trung Á, Tây Á

    (Xây dựng) – Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Hương Giang đã tiếp và làm việc với ngài Shovgi Kamal Oglu Mehdizad - Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Azerbaijan và ngài Kanat Tumysh - Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Kazakhstan tại Việt Nam liên quan đến thúc đẩy các cơ hội hợp tác đầu tư.

    22:42 | 16/04/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load