(Xây dựng) – SSC xử phạt Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Sài Gòn số tiền 92,5 triệu đồng do không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật.
Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) ban hành Quyết định số 246/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Sài Gòn (SDI Corp), địa chỉ trụ sở tại số nhà A3, đường số 5, khu dân cư 10ha, khu phố 3, phường An Phú, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo đó, SSC xử phạt SDI Corp số tiền 92,5 triệu đồng theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 42 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán (Nghị định số 156/2020/NĐ-CP) do không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật.
Cụ thể, SDI Corp không gửi nội dung công bố thông tin cho Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) các tài liệu: Báo cáo tình hình sử dụng số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu đối với trái phiếu còn dư nợ được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện năm 2022, báo cáo tình hình sử dụng số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu đối với trái phiếu còn dư nợ được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện bán niên 2023.
Đồng thời, SDI Corp gửi nội dung công bố thông tin cho HNX không đúng thời hạn đối với các tài liệu: Báo cáo tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu năm 2021, báo cáo tài chính bán niên 2022, báo cáo tài chính năm 2021, tình hình thanh toán lãi, gốc trái phiếu năm 2021.
Cụ thể khi ấy, Thanh tra Chính phủ kiểm tra 9 khách hàng, bao gồm: Công ty Cổ phần Him Lam Thủ Đô; Công ty Cổ phần Đầu tư Hồng Bàng; Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Bảo Lộc; Công ty Cổ phần Đầu tư TM - DV Nam Thắng; Công ty Cổ phần TMXD Công Phúc; Công ty Cổ phần Hạ tầng Bảo Tín; Công ty Cổ phần ĐTXD Việt Phú Mỹ; Công ty Cổ phần QLĐTXD Việt Hà, Công ty Cổ phần XDTMDVDL Hiệp Ân. Tổng dư nợ tại thời điểm 31/8/2018 là 9.262 tỷ đồng (chiếm 48,52% vốn tự có của Sacombank), mục đích vay vốn để nhận chuyển nhượng và đầu tư cùng một dự án.
Cũng theo Thanh tra Chính phủ, 9 khách hàng không có mối quan hệ liên quan theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, không trực tiếp thực hiện dự án mà vay vốn để chuyển cho bên thứ 3 thực hiện thông qua hình thức ký hợp đồng nguyên tắc về việc chuyên nhượng các phân khu thuộc dự án.
Trong khi đó, việc thẩm định năng lực tài chính để thực hiện dự án chỉ dừng lại ở khách hàng vay vốn, không thẩm định đối với đơn vị thực hiện dự án, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng do đến thời điểm thanh tra dự án đang gặp nhiều khó khăn về tính pháp lý đất đai trong thời gian dài, làm tăng chi phí lãi vay, ảnh hưởng hiệu quả phương án đầu tư kinh doanh dự án đã được ngân hàng phê duyệt, ảnh hưởng chất lượng tín dụng và kết quả kinh doanh của Sacombank trong giai đoạn thực hiện đề án tái cơ cấu…
Công Danh
Theo