(Xây dựng) - Trong Niên giám Bền vững năm 2024 được xây dựng bởi S&P Global Inc, Tập đoàn SCG đã được vinh danh top 1% Đánh giá Doanh nghiệp bền vững toàn cầu của S&P. SCG là tập đoàn đầu tiên tại ASEAN góp mặt trong Chỉ số phát triển bền vững của Dow Jones (DJSI) từ khi Niên giám Bền vững ra mắt vào năm 2004.
Giải thưởng này là minh chứng cho cam kết ESG của SCG để đạt mục tiêu Net Zero vào năm 2050 và kiến tạo tương lai xanh, bền vững cho khu vực ASEAN, bao gồm Việt Nam. |
Doanh nghiệp bền vững toàn cầu là một đánh giá hàng năm xoay quanh các hoạt động bền vững của doanh nghiệp. Các công ty được đánh giá trên thang điểm 100 dựa trên các tiêu chí kinh tế, môi trường và xã hội cụ thể của từng ngành. Để được ghi danh trong Niên giám, các công ty phải đạt vị trí trong top 15% của ngành và đạt điểm CSA, điểm đánh giá ESG của S&P Global không bao gồm bất kỳ mô hình tiếp cận nào khác, trong khoảng 30% các công ty dẫn đầu ngành. Quá trình nghiên cứu CSA đã được thử nghiệm trong thực tế trong hơn 20 năm qua, thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư và lãnh đạo doanh nghiệp.
Nhân dịp 20 năm kỷ niệm Niên giám Bền vững, SCG tiếp tục củng cố vị trí top 1% nhờ những hoạt động bền vững nổi bật. Cụ thể, SCG đạt điểm cao cho chính sách môi trường, chiến lược khí hậu và sáng kiến phát triển nguồn nhân lực. Ngoài ra, SCGP (SCG Packaging) - công ty thành viên ngành Bao bì của SCG, cũng được xếp hạng top 1% Đánh giá Doanh nghiệp bền vững toàn cầu S&P trong lĩnh vực bao bì và hộp đựng trên tổng số 51 công ty toàn cầu.
Tiến sĩ Chana Poomee, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc Phát triển bền vững của SCG chia sẻ: “SCG rất vinh dự và tự hào khi nhận được giải thưởng này. Điều này cho thấy cam kết vững chắc của SCG trong 20 năm qua, được công nhận rộng rãi với tư cách là đơn vị lãnh đạo phát triển bền vững toàn cầu. Giải thưởng cũng đánh dấu sự thành công của SCG trong việc triển khai các sáng kiến bền vững toàn diện bao gồm các khía cạnh ESG. Kết quả đã được minh chứng trong bảng xếp hạng CSA của S&P Global, đánh giá 9.400 công ty hoạt động trong 62 ngành nghề trên khắp thế giới. SCG đã không ngừng nắm bắt cơ hội và thách thức, thích nghi và phát triển để duy trì khả năng phục hồi và sẵn sàng vượt qua khủng hoảng”.
“Hướng tới mục tiêu chuyển đổi sang xã hội carbon thấp, chúng tôi sẽ triển khai chiến lược nhiệt huyết vì tăng trưởng xanh toàn diện - Passion for Inclusive Green Growth. SCG cam kết vì một xã hội Net Zero bền vững thông qua những sáng kiến đổi mới xanh, đảm bảo không để ai bị bỏ lại phía sau. Theo đó, phát triển kinh tế sẽ gắn liền với bảo vệ môi trường, tạo ra các cơ hội và giá trị bền vững cho tất cả các lĩnh vực, đồng thời thúc đẩy xã hội khu vực ASEAN hướng tới một tương lai bền vững”, Tiến sĩ Chana Poomee nói thêm.
Với hơn 30 năm hoạt động tại Việt Nam, SCG và các công ty thành viên đã triển khai nhiều hoạt động ESG từ sáng kiến carbon thấp đến sản xuất xanh nhằm chống biến đổi khí hậu và đạt mục tiêu Net Zero.
Gần đây, dòng sản phẩm SCG Low Carbon Super xi măng đã chính thức ra mắt tại thị trường Việt Nam. Đây là sản phẩm xi măng thân thiện với môi trường nhờ áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, giảm 20% lượng carbon trong quá trình sản xuất. SCGP cũng đã thành công phát triển các giải pháp bao bì bền vững giúp giảm thiểu chất thải và có thể tái chế hoàn toàn. Một trong những sáng kiến của SCGP là thùng carton xanh, góp phần giảm thiểu nguyên liệu sử dụng đến 15% để sản xuất hộp carton có khối lượng nhẹ và thân thiện với môi trường.
So với năm 2020, những nỗ lực chung của cả tập đoàn trong năm 2023 đã giúp giảm 21% lượng khí nhà kính, tương ứng với 7,16 triệu tấn CO2. Tại Việt Nam, công ty thành viên của SCG Packaging (SCGP) là Công ty Giấy Kraft Vina đã củng cố cam kết Net Zero bằng cách lắp đặt hệ thống điện mặt trời công suất 4MW để cung cấp năng lượng tái tạo và tiêu thụ khoảng 40% nguyên liệu sinh khối trong lò hơi để giảm lượng than tiêu thụ hàng năm.
Bên cạnh đó, SCG và các công ty thành viên đã nỗ lực thúc đẩy một môi trường làm việc bền vững và lành mạnh cho tất cả mọi người. Theo đó, nhân viên được đối xử công bằng và bình đẳng mà không bị phân biệt đối xử về chủng tộc, tuổi tác hoặc giới tính. Vì vậy, nhân viên sẽ có nhiều cơ hội hơn để phát huy tối đa tiềm năng của mình trong vai trò hiện tại cũng như chuẩn bị cho những thay đổi trong tương lai. Đặc biệt, tập đoàn và các công ty con cũng tổ chức các chương trình đào tạo và truyền thông liên tục để nâng cao nhận thức của nhân viên về thực hành ESG và khuyến khích họ đưa ra những quyết định bền vững.
Ngoài ra, SCG luôn nỗ lực nâng cao chất lượng cuộc sống và thúc đẩy phát triển bền vững, khẳng định cam kết vững chắc với chiến lược ESG 4 Plus. Tập đoàn đã đưa ra nhiều sáng kiến về môi trường và xã hội nhằm đạt những mục tiêu chung.
Một trong những sáng kiến nổi bật là chương trình trọng điểm thường niên - Học bổng SCG Sharing the Dream, đã được tập đoàn tổ chức trong suốt 17 năm qua, không chỉ hỗ trợ về mặt tài chính mà hơn 5.500 sinh viên Việt Nam có cơ hội tham gia vào nhiều hoạt động ý nghĩa, từ tham quan nhà máy đến hội thảo, hoạt động ngoại khóa và ESG Camp để hiểu rõ hơn về thực hành ESG trong thực tiễn.
Nỗ lực giảm bất bình đẳng thông qua các hoạt động đào tạo nghề cho đối tượng khuyết tật. |
Trong 15 năm qua, Tập đoàn SCG đã hợp tác với trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đời sống cho học sinh khuyết tật. Bắt đầu từ năm nay, tập đoàn cũng phát động sáng kiến “My Career Dream” (Em và Ước mơ nghề nghiệp) giúp học sinh khuyết tật khám phá cơ hội nghề nghiệp, từ đó góp phần giảm bớt bất bình đẳng trong xã hội.
Nhờ theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững và các sáng kiến ESG trong nhiều thập kỷ, SCG đã và đang có những bước tiến hướng đến nền kinh tế không phát thải. Điều này lý giải vì sao SCG được xếp hạng số một trong Niên giám Bền vững của S&P Global trong 10 năm và liên tục nằm trong top 3 ngành Vật liệu xây dựng trong 14 năm kể từ năm 2004.
Giải thưởng này là minh chứng cho việc thực hiện cam kết ESG (môi trường, xã hội và quản trị minh bạch) của SCG để đạt mục tiêu Net Zero vào năm 2050 và kiến tạo tương lai xanh, bền vững tại khu vực ASEAN, bao gồm Việt Nam.
Trung Kiên
Theo