Thứ tư 05/02/2025 23:53 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Khoa học - Công nghệ /

Sắp ban hành tiêu chuẩn phòng cháy dành cho công trình nhà ở riêng lẻ dưới 7 tầng

08:49 | 20/06/2024

(Xây dựng) – Đây là chia sẻ của PGS.TS Vũ Ngọc Anh - Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường (Bộ Xây dựng) khi trả lời phỏng vấn Báo điện tử Xây dựng về giải pháp phòng cháy chữa cháy (PCCC) cho công trình nhà ở riêng lẻ.

Sắp ban hành tiêu chuẩn phòng cháy dành cho công trình nhà ở riêng lẻ dưới 7 tầng
PGS.TS Vũ Ngọc Anh, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường (Bộ Xây dựng)

PV: Thưa Vụ trưởng, thời gian gần đây, tại Hà Nội đã xảy ra nhiều vụ cháy nhà ở riêng lẻ kết hợp kinh doanh, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Vậy theo Vụ trưởng, đâu là nguyên nhân dẫn đến những vụ cháy này?

Vụ trưởng Vũ Ngọc Anh: Theo thống kê thì có nhiều nguyên nhân gây ra các vụ cháy, song phần lớn là nguyên nhân chập cháy do sử dụng điện.

Đối với công trình nhà riêng lẻ xây đã lâu, hệ thống điện đa phần xuống cấp, không được được bảo trì, nâng cấp. Mùa hè nóng bức, người dân thường sử dụng quạt, điều hòa, thiết bị làm mát và các phụ tải khác, khiến cho hệ thống điện bị quá tải, gây ra chập, cháy nổ.

Đối với công trình xây mới, có thể ban đầu người dân chỉ tính toán phụ tải cho các thiết bị sử dụng điện trong nhà, đủ để phục vụ nhu cầu ở của gia đình. Nhưng khi đưa công trình vào sử dụng thì lại chuyển đổi mục đích khác như cho thuê phòng trọ, hoặc kết hợp kinh doanh… Nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt tăng nhanh ngoài tầm kiểm soát khiến cho hệ thống điện, thiết bị điện trong công trình nhà ở bị quá tải, nguy cơ cháy nổ tăng cao.

Vụ cháy nhà ở riêng lẻ kết hợp trọ và kinh doanh sửa chữa xe máy điện làm chết 14 người ở số 1 ngách 43/98/31 phố Trung Kính, phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy và vụ cháy nhà ở kết hợp kinh doanh vật liệu xây dựng làm chết 4 người ở số 207 phố Định Công Hạ, quận Hoàng Mai, cùng trên địa bàn Hà Nội, là những ví dụ điển hình về sự cố điện tạo ra nguồn cháy. Khi xảy ra sự cố, nguồn cháy này kết hợp với vật liệu có tính bắt cháy và cháy mạnh dẫn đến thiệt hại lớn, gây chết người nói trên.

PV: Theo Vụ trưởng, đối với nhà ở riêng lẻ, cần có những giải pháp nào để giảm nguy cơ cháy nổ, giảm thiệt hại về người và tài sản khi không may bị cháy?

Vụ trưởng Vũ Ngọc Anh: Theo tôi, để giảm nguy cơ cháy nổ xảy ra, các cơ quan chức năng cần khuyến cáo người dân tuân thủ mục đích, công năng ban đầu khi xây dựng công trình và thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống điện, phụ tải. Các vật dụng dễ bắt lửa, dễ cháy cần đặt cách xa các vị trí có thể là điểm xuất phát nguồn cháy (như ổ điện, thiết bị đang sạc điện, bếp gas, nguồn lửa…).

Trường hợp muốn chuyển đổi nhà ở riêng lẻ sang cho thuê hay dùng cho mục đích kinh doanh, người dân nên thuê người có chuyên môn đến kiểm tra hệ thống điện, tính toán sao cho phù hợp với công suất, mục đích chuyển đổi, nhu cầu sản xuất rồi mới nâng cấp hệ thống đường dây điện, cầu chì, aptomat…

Tuy nhiên, cần lưu ý, trước khi chuyển đổi sang mục đích khác, người dân phải tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan, trong đó có pháp luật về PCCC.

Đối với các công trình nhà ở riêng lẻ kết hợp với mục đích khác, có quy mô cao từ 7 tầng trở lên (hoặc có chiều cao PCCC từ 25m trở lên, hoặc có khối tích trên 5000m3) thì phải tuân thủ QCVN 06:2022/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình; Thông tư 09/2023/TT-BXD ban hành sửa đổi 1:2023 QCVN 06:2022/BXD.

Theo đó, giữa mỗi công năng khác nhau trong công trình phải được phân chia bằng các vách ngăn cháy, có giới hạn chịu lửa theo quy định của quy chuẩn. Tại mỗi khoang cháy có các hệ thống hút khói và lối thoát nạn.

Có nghĩa là với nhà ở riêng lẻ kết hợp kinh doanh thì phải có sự phân cách giữa không gian để kinh doanh và không gian để ở bằng các vách ngăn cháy, để khi xảy ra cháy ở công năng này thì không ảnh hưởng sang công năng khác. Mỗi công năng sẽ có thiết kế giải pháp PCCC riêng.

Vách ngăn cháy có thể bằng tường gạch, tường bê tông, tường thạch cao chịu nước. Tại các lối thoát nạn phải dùng cửa chống cháy, ngăn khói. Để phát hiện cháy sớm và cảnh báo cháy thì cần thiết phải lắp đặt hệ thống báo khói, báo cháy kết nối với chuông báo đến các gian phòng.

Chính quyền địa phương phải kiểm tra, nhắc nhở các hộ gia đình kinh doanh cần tuân thủ quy định, không cho phép các điểm bán hàng, kinh doanh tại nhà riêng lẻ tập kết quá nhiều hàng hóa như một nhà kho. Bởi khi xảy ra hỏa hoạn, các kho này không chỉ ảnh hưởng đến gia chủ mà còn ảnh hưởng đến các nhà liền kề.

Sắp ban hành tiêu chuẩn phòng cháy dành cho công trình nhà ở riêng lẻ dưới 7 tầng
Công trình nhà ở trở thành kho chứa hàng. Vật liệu dễ cháy nổ nằm ngổn ngang, chắn lối đi.

PV: Dù các cơ quan chức năng tuyên truyền nhiều về việc không làm “chuồng cọp” quây kín ban công nhà ở hoặc nếu có “chuồng cọp” thì phải có cửa thoát nạn. Nhưng trên thực tế, nhiều vụ cháy xảy ra thiệt hại nghiêm trọng về người là do công trình không có lối thoát hiểm. Vụ trưởng nhận định gì về vấn đề này?

Vụ trưởng Vũ Ngọc Anh: Mặc dù Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo và cơ quan chuyên môn đã đưa ra hướng dẫn về việc không làm “chuồng cọp” quây kín ban công, tum thang, tuy nhiên, trên thực tế nhiều công trình nhà ở mặt phố, nhà ở riêng lẻ chưa tuân thủ triệt để.

Tôi cho rằng, đối với những trường hợp nhà ở phải làm “chuồng cọp” thì phải mở lỗ thoát nạn khẩn cấp, bố trí các thang tụt, thang dây, lối thoát sang ban công mái nhà liền kề. Tránh trường hợp có lối thoát ra ban công nhưng không tiếp cận được vùng an toàn (như ban công nhà liền kề, tụt xuống tầng dưới hoặc mặt đất…).

Chính quyền các địa phương cùng cơ quan chuyên môn về PCCC tích cực tuyên truyền, hướng dẫn, nâng cao ý thức phòng cháy và kỹ năng thoát nạn khi có cháy cho người dân. Đồng thời hướng dẫn, vận động các hộ gia đình lắp đặt hệ thống báo khói, báo cháy tự động; tham gia tổ liên gia về PCCC; chuẩn bị các phương tiện chữa cháy tại chỗ; trang bị mặt nạ chống nhiễm khói, đèn pin, dụng cụ cắt kim loại, phá kính, thang dây, thang tụt như đã nói ở trên… Đặc biệt, người dân cần được trang bị và thực hiện kỹ năng thoát nạn trong trường hợp khẩn cấp khi có cháy.

Sắp ban hành tiêu chuẩn phòng cháy dành cho công trình nhà ở riêng lẻ dưới 7 tầng
Tầng bị cháy của công trình không có lối thoát nạn tiếp cận được vùng an toàn.

PV: Vậy xin hỏi, đối với nhà ở riêng lẻ nhiều tầng, nhiều căn hộ quy mô nhỏ không áp dụng được Quy chuẩn 06:2022/BXD thì có các quy chuẩn, tiêu chuẩn về PCCC không, thưa Vụ trưởng?

Vụ trưởng Vũ Ngọc Anh: Với công trình nhà ở riêng lẻ quy mô nhỏ, không áp dụng được Quy chuẩn 06:2022 và sửa đổi 01:2023 Quy chuẩn 06:2022/BXD thì tùy theo loại hình có thể tham khảo các tiêu chuẩn TCVN 2622:1995 về PCCC cho nhà và công trình - yêu cầu thiết kế; Tiêu chuẩn TCVN 9411:2012 về Nhà ở liên kề - Tiêu chuẩn thiết kế…

Trong thời gian tới, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ ban hành Tiêu chuẩn TCVN Nhà ở riêng lẻ - Yêu cầu chung về thiết kế do các cơ quan chuyên môn của Bộ Xây dựng biên soạn (dự kiến công bố trong tháng 6/2024). Tiêu chuẩn này áp dụng cụ thể cho đối tượng là nhà ở riêng lẻ và nhà ở riêng lẻ kết hợp với mục đích kinh doanh có quy mô dưới 7 tầng (hoặc có chiều cao PCCC dưới 25m, hoặc có khối tích nhỏ hơn 5000m3).

Tiêu chuẩn có quy định chung và quy định chi tiết để xây mới hoặc cải tạo chuyển đổi công năng cho các công trình nhà ở riêng lẻ và nhà ở riêng lẻ kết hợp kinh doanh (có thể áp dụng cho nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ).

Đối với nhà ở riêng lẻ hiện hữu, chưa thể khắc phục triệt để các vấn đề về an toàn cháy, Bộ Xây dựng đã phối hợp với Bộ Công an, Cảnh sát PCCC và Cứu nạn cứu hộ Thành phố Hà Nội, Cảnh sát PCCC và Cứu nạn cứu hộ Thành phố Hồ Chí Minh, căn cứ tình hình thực tiễn đã biên soạn “Tài liệu tham khảo Hướng dẫn nâng cao an toàn cháy đối với công trình hiện hữu”. Tài liệu tham khảo này cung cấp một số giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao an toàn cháy và giải pháp thoát nạn cho người khi có sự cố cháy.

PV: Trân trọng cảm ơn Vụ trưởng!

Talkshow “Những điểm mới trong Dự thảo TCVN về Nhà ở riêng lẻ - Yêu cầu chung về thiết kế”

Yến Mai – Minh Hằng (thực hiện)

Theo

Cùng chuyên mục
  • Kiên Giang: Chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp tăng 32 hạng so với năm 2023

    (Xây dựng) – Theo Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kiên Giang, địa phương hiện xếp hạng 13/63 các tỉnh thành trên cả nước về chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp, tăng 32 hạng so với năm 2023.

  • Bình Dương: Tập trung “gỡ vướng” cho phát triển khoa học, công nghệ và chuyển đổi số

    (Xây dựng) – Lãnh đạo tỉnh Bình Dương xác định, phát triển khoa học, công nghệ và chuyển đổi số luôn là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược. Để giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, thực hiện tỉnh Bình Dương đã tập trung chỉ đạo rà soát, tháo gỡ các rào cản nhằm góp phần vào thắng lợi chung của chuyển đổi số quốc gia…

  • Khủng hoảng dữ liệu AI: Giải quyết bài toán chất lượng bằng dữ liệu tổng hợp

    (Xây dựng) - Chất lượng dữ liệu đầu vào trong các hệ thống AI quyết định độ chính xác và tính phù hợp của kết quả đầu ra, giống như nguyên liệu kém chất lượng sẽ cho ra món ăn không ngon. Khái niệm "Garbage in, Garbage out" (tạm dịch: "Đầu vào thế nào, đầu ra thế ấy") nhấn mạnh vai trò thiết yếu của dữ liệu chất lượng cao.

  • Sứ mệnh của khoa học công nghệ và kỳ vọng trong kỷ nguyên mới

    Với việc triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, cùng Chương trình hành động của Chính phủ, đất nước ta đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn trong việc thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất hiện đại và chuyển mình mạnh mẽ trong kỷ nguyên số.

  • Bức phác thảo của tương lai công nghệ 2025

    Hầu hết các dự báo đều cho rằng năm 2025 sẽ là một năm của những thay đổi lớn về công nghệ. Trí tuệ nhân tạo (AI), robot, du hành vũ trụ và những đột phá về chăm sóc sức khỏe cho phép chúng ta hình dung một tương lai tràn ngập tiến bộ xã hội dựa trên sự phát triển công nghệ.

  • Báo chí trong "kỷ nguyên AI"

    Không khí Tết Nguyên đán đang ùa về, mang theo niềm hân hoan và kỳ vọng cho một khởi đầu tươi mới.

Xem thêm
  • Đà Nẵng: Quản lý đô thị bằng công nghệ số

    (Xây dựng) - Thành phố Đà Nẵng tích cực triển khai chuyển đổi số trong quản lý quy hoạch và phát triển đô thị, với mục tiêu xây dựng một trong những đô thị đáng sống và phát triển bền vững hàng đầu Việt Nam.

    20:00 | 29/01/2025
  • Ngành Xây dựng: Đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

    (Xây dựng) - Chiến lược phát triển khoa học công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo ngành Xây dựng đến năm 2030 là động lực quan trọng để phát triển, nâng cao sức cạnh tranh nền kinh tế, chuyển giao các công nghệ tiên tiến trên thế giới của Ngành. Phóng viên Báo Xây dựng phỏng vấn PGS.TS Vũ Ngọc Anh - Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường (Bộ Xây dựng) về việc triển khai thực hiện Chiến lược.

    14:06 | 29/01/2025
  • Ứng dụng VIUP-NCD 2024, giải pháp chuyển đổi số trong quy hoạch đô thị và nông thôn

    (Xây dựng) – Nhằm đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trong quy hoạch, Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia (VIUP) đã tổ chức Hội thảo “Giải pháp chuyển đổi số trong quy hoạch đô thị và nông thôn, ứng dụng VIUP-NCD 2024”.

    17:08 | 27/01/2025
  • Đổi mới sáng tạo - 'đòn bẩy' đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

    Mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia xác định khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là những động lực then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

    14:20 | 27/01/2025
  • Cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng: Ứng dụng BIM trong thiết kế dự án

    (Xây dựng) - Dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng là tuyến đường huyết mạch kết nối Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (tỉnh Lạng Sơn) với các vùng kinh tế trọng điểm. Dự án đánh dấu bước tiến lớn trong ứng dụng công nghệ số vào các công trình giao thông, với việc tiên phong sử dụng mô hình thông tin công trình (BIM) trong thiết kế dự án.

    13:00 | 27/01/2025
  • Ứng dụng BIM vào công trình xây dựng

    (Xây dựng) - BIM là tiến trình tạo dựng và sử dụng mô hình kỹ thuật số cho cả vòng đời của công trình, từ giai đoạn thiết kế, xây dựng, đến vận hành, bảo trì và tháo dỡ công trình. Với hệ thống pháp lý và chính sách thúc đẩy áp dụng BIM về cơ bản đã định hình, việc áp dụng BIM vào thực tế sẽ là nhân tố then chốt cải thiện quy trình quản lý quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị hiệu quả hơn.

    10:00 | 26/01/2025
  • Ưu đãi phát triển hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong quản trị, xử lý dữ liệu

    (Xây dựng) - Chính sách ưu đãi phát triển hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong xây dựng, phát triển, bảo vệ, quản trị, xử lý, sử dụng dữ liệu được Bộ Công an đề xuất tại dự thảo Nghị định quy định hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và sản phẩm, dịch vụ về dữ liệu.

    08:36 | 24/01/2025
  • Dự thảo danh mục 24 loại dữ liệu cốt lõi, 18 loại dữ liệu quan trọng

    (Xây dựng) - Bộ Công an đang dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục dữ liệu quan trọng, dữ liệu cốt lõi.

    08:34 | 24/01/2025
  • 2025: Xu hướng doanh nghiệp sử dụng dữ liệu như vũ khí cạnh tranh

    (Xây dựng) - Trong môi trường kinh doanh số hiện nay, dữ liệu đang trở thành một yếu tố then chốt, được ví như mỏ dầu cần được khai thác để tạo ra giá trị.

    15:11 | 23/01/2025
  • Daibau - nền tảng thông minh giúp tìm nhà thầu, thợ dễ dàng

    (Xây dựng) - Trong thời đại 4.0, khi mọi thứ đều có thể được tìm thấy chỉ với vài cú click chuột, việc tìm kiếm nhà thầu/ thợ uy tín để xây dựng hay cải tạo nhà cửa cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, vẫn còn đó những lo ngại: “Liệu nhà thầu này có đủ chuyên nghiệp không? Giá cả thế nào? Có phù hợp với nhu cầu không?” Câu chuyện của chị Phương – một gia chủ vừa sử dụng Daibau để tìm nhà thầu cải tạo căn hộ, sẽ cho bạn một cái nhìn rõ nét về sự tiện ích vượt trội của nền tảng này.

    14:30 | 23/01/2025
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load