Thứ tư 05/02/2025 16:58 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Pháp luật /

Quyết tâm xử lý tình trạng vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn thành phố Hà Nội

11:53 | 03/05/2020

(Xây dựng) – Thời gian qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội, nhiều tuyến đê sông bị xâm hại nghiêm trọng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn… Vì vậy, khi bước vào mùa mưa bão, UBND thành phố Hà Nội đã yêu cầu các Sở, ban, ngành liên quan cũng như quận, huyện, thị xã tập trung chỉ đạo, xử lý vi phạm pháp luật đê điều.

quyet tam xu ly tinh trang vi pham phap luat ve de dieu tren dia ban thanh pho ha noi
Nhiều năm qua, tình trạng vi phạm pháp luật về đê điều vẫn là vấn đề gây nhức nhối (ảnh TTXVN)

UBND thành phố Hà Nội có công văn yêu cầu các Sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo xử lý vi phạm pháp luật về đê điều. Cụ thể, công văn nêu rõ, UBND thành phố nhận được văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc đề nghị ngăn chặn, xử lý dứt điểm tình trạng vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn thành phố.

UBND thành phố cũng yêu cầu Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo kiểm tra, rà soát, đánh giá, tổng hợp các vụ việc vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn; chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan tổ chức đợt cao điểm xử lý vi phạm pháp luật về đê điều. Đặc biệt, kiên quyết xử lý dứt điểm, đúng quy định pháp luật các vụ việc vi phạm tồn đọng, đặc biệt các vụ việc vi phạm nghiêm trọng ảnh hưởng đến an toàn đê điều, thoát lũ, gây bức xúc trong dư luận.

Không chỉ vậy, các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo đúng quy định của pháp luật, phối hợp chặt chẽ với các hạt quản lý đê tiến hành kiểm tra thường xuyên, phát hiện, ngăn chặn, xử lý ngay từ khi phát sinh những vi phạm mới; chịu trách nhiệm trước UBND thành phố nếu để xảy ra những vụ việc vi phạm mới không bị xử lý đúng quy định của pháp luật.

Đồng thời, UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức tuyên truyền sâu rộng những quy định của pháp luật về đê điều đến mọi người dân, tăng cường tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện thỏa thuận, xin cấp phép trước khi có hoạt động liên quan đến đê điều…

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, chỉ đạo Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn và các đơn vị liên quan rà soát, thống kê, phân loại vi phạm tồn đọng, lập danh sách các trường hợp vi phạm cần xử lý, giải toả gửi cho các đơn vị thực hiện; chỉ đạo Thanh tra Sở, Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội tăng cường kiểm tra, phối hợp chặt chẽ với UBND các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn và các đơn vị liên quan ngăn chặn kịp thời, xử lý dứt điểm các vụ việc vi phạm phát sinh mới; phối hợp với các cơ quan truyền thông, UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức tuyên truyền, phố biến pháp luật về đê điều; tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ về phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm.

Công an thành phố chỉ đạo các đơn vị, lực lượng chức năng tăng cường tuần tra, xử lý các trường hợp bơm hút cát trái phép ở lòng sông; đặc biệt tại những khu vực đê sát sông, những khu vực có kè bảo vệ bờ; ngăn chặn, xử lý triệt để các trường hợp xe quá tải trọng cho phép đi trên đê; bố trí lực lượng phối hợp với các cơ quan, đơn vị, chính quyền các địa phương để tổ chức ngăn chặn, xử lý, cưỡng chế, giải tỏa vi phạm pháp luật về đê điều; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành điều tra, lập hồ sơ, xử lý theo quy định của pháp luật đối với các vụ việc vi phạm nghiêm trọng, có dấu hiệu vi phạm Luật Hình sự.

Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã, các đơn vị liên quan kiểm tra, rà soát việc quản lý, sử dụng đất đai ở bãi sông, trong phạm vi bảo vệ đê điều, sử dụng đất làm bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng ven sông; kiên quyết thu hồi hoặc, báo cáo cấp có thẩm quyền thu hồi đối với diện tích đất bãi sông sử dụng sai mục đích, vi phạm pháp luật.

Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã, các đơn vị liên quan kiểm tra hoạt động bến thủy nội địa đối với các tổ chức, cá nhân mở bến bãi tập kết, trung chuyển vật liệu xây dựng; thu hồi giấy phép hoặc đình chỉ hoạt động bến thủy nội địa đối với các bến bãi tập kết, trung chuyển vật liệu xây dựng vi phạm pháp luật về đê điều; chỉ đạo Thanh tra Sở phối hợp với Cảnh sát giao thông và các đơn vị liên quan tuần tra, ngăn chặn, xử lý xe có tải trọng vượt quá tải trọng được phép đi trên đê, xử lý tàu, thuyền, xà lan, bè mảng neo đậu trái phép vào phạm vi bảo vệ công trình kè bảo vệ bờ sông, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

Sở Xây dựng kiểm tra, hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện việc cấp giấy phép xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ tại khu vực ven đê, trên bãi sông theo đúng quy định; chỉ đạo Thanh tra Sở tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về trật tự xây dựng tại khu vực ven đê, bãi sông…

Chi cục Đê điều và Phòng, chống lụt bão Hà Nội cho biết, từ năm 2019 đến nay, trên địa bàn thành phố xảy ra 116 vụ vi phạm pháp luật đê điều. Tuy nhiên, tính đến ngày 28/3, các địa phương mới xử lý được 33 vụ, chưa xử lý dứt điểm 83 vụ.

Ánh Dương

Theo

Cùng chuyên mục
  • Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

    (Xây dựng) – Bộ Xây dựng vừa ban hành Quyết định số 90/QĐ-BXD về Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp năm 2025 của Bộ Xây dựng.

  • Thanh Hóa: Thanh tra dự án nâng cấp, cải tạo Công viên Hội An

    (Xây dựng) - Phó Chánh Thanh tra tỉnh Thanh Hóa Trương Nho Tự vừa ký Quyết định số 63/QĐ-TTTH thanh tra việc đầu tư xây dựng dự án nâng cấp, cải tạo Công viên Hội An, thành phố Thanh Hóa.

  • Hoàn thiện Dự thảo Luật Quản lý phát triển đô thị

    (Xây dựng) - Năm 2024, Cục Phát triển đô thị tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 24/01/2022 về Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW; thực hiện các nhiệm vụ theo lĩnh vực được giao về quản lý và phát triển đô thị; tham mưu Bộ trưởng Bộ Xây dựng hoàn thiện thể chế, các văn bản quy phạm pháp luật…

  • Luật Nhà ở: Tác động tích cực tới thị trường

    (Xây dựng) - Với nhiều điểm đột phá, khả thi và phù hợp với thực tiễn, Luật Nhà ở 2023 đang triển khai sâu rộng, đem lại nhiều phản hồi và tác động tích cực; dần tháo gỡ vướng mắc pháp lý cho thị trường nhà ở và tạo điều kiện tiếp cận nhà ở tốt hơn cho người dân.

  • Đưa Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn sớm vào cuộc sống

    (Xây dựng) - Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn chính thức được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8. Luật gồm 5 Chương và 59 Điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025.

  • Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội: Siết chặt kỷ cương trong quản lý trật tự xây dựng

    (Xây dựng) - Nhờ tăng cường công tác thanh, kiểm tra chuyên ngành, năm 2024, Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội đã phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm hành chính trong xây dựng; hướng dẫn chủ đầu tư, các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng thực hiện đúng quy định của pháp luật, góp phần xây dựng Thủ đô “Văn hiến - văn minh - hiện đại”.

Xem thêm
  • Khắc phục bất cập trong quản lý, phát triển đô thị

    (Xây dựng) - Để sớm khắc phục bất cập trong công tác quản lý và phát triển đô thị, Bộ Xây dựng đã tham mưu Chính phủ trình Quốc hội đề nghị xây dựng Luật Quản lý phát triển đô thị (QLPTĐT) và đã được Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025.

    20:00 | 28/01/2025
  • Vụ pháp chế: tập trung xây dựng thể chế

    (Xây dựng) - Năm 2024, Bộ Xây dựng đã tập trung mọi nguồn lực để triển khai công tác xây dựng thể chế và tổ chức triển khai các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) đã được ban hành. Thực hiện chức năng của mình, Vụ Pháp chế đã phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ triển khai hiệu quả công tác hoàn thiện thể chế, thi hành pháp luật và các công tác pháp chế được giao.

    14:00 | 27/01/2025
  • Hà Nội: Làm rõ trách nhiệm 2 quận liên quan đến vi phạm tại Cụm công nghiệp Từ Liêm

    (Xây dựng) - Liên quan đến vi phạm tại Cụm công nghiệp Từ Liêm, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm của UBND quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm.

    11:03 | 23/01/2025
  • Bình Định: Khởi tố vụ án khai thác cát trái phép

    (Xây dựng) - Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an tỉnh Bình Định) đã tiến hành Khởi tố vụ án khai thác cát trái phép tại Công ty TNHH Đắc Tài có trụ sở tại thôn Thủ Thiện Thuận, xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn. Đây là vụ án khai thác trái phép khoáng sản (cát) lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh.

    12:36 | 22/01/2025
  • Nhiều cá nhân và tập thể bị kỷ luật tại Gia Lai

    (Xây dựng) - Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Gia Lai đã tiến hành xử lý kỷ luật đối với nhiều cá nhân và tập thể thuộc Cục Thi hành án dân sự tỉnh Gia Lai và nguyên Giám đốc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Đăk Đoa do các sai phạm trong lãnh đạo, quản lý và thực hiện nhiệm vụ.

    12:26 | 22/01/2025
  • Nghệ An: Vi phạm quy định phòng cháy, Công ty Trung Đô bị xử phạt 80 triệu đồng

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành quyết định xử phạt 80 triệu đồng đối với Công ty Cổ phần Trung Đô (Công ty Trung Đô) do đưa công trình vào sử dụng, hoạt động khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.

    22:33 | 21/01/2025
  • Khởi tố, bắt tạm giam Giám đốc Đại học Huế

    (Xây dựng) - Ngày 18/1, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Huế cho biết, vừa phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam ông Lê Anh Phương, Giám đốc Đại học Huế để điều tra, làm rõ hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ.

    19:53 | 18/01/2025
  • Gia Lai: Hơn 2,7 tỷ đồng sai phạm tại huyện Chư Prông phải thu hồi

    (Xây dựng) - Thanh tra tỉnh Gia Lai vừa công bố Kết luận Thanh tra, yêu cầu thu hồi số tiền hơn 2,7 tỷ đồng do sai phạm tại các cơ quan trực thuộc UBND huyện Chư Prông. Kết luận này nêu rõ những hạn chế trong quản lý tài chính và đầu tư xây dựng tại địa phương trong giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2023.

    23:03 | 15/01/2025
  • Năm 2024, Thanh tra Sở Xây dựng Quảng Nam xử phạt nhiều đơn vị với số tiền hơn 1,3 tỷ đồng

    (Xây dựng) – Trong năm 2024, qua công tác thanh tra, kiểm tra, Thanh tra Sở Xây dựng Quảng Nam đã phát hiện, tham mưu xử lý vi phạm hành chính nhiều đối tượng vi phạm, với tổng số tiền xử phạt là 1,365 tỷ đồng, trong đó xử lý vi phạm về trật tự xây dựng là 1,04 tỷ đồng.

    21:30 | 15/01/2025
  • Bắc Giang: Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng đối với 47 tổ chức

    (Xây dựng) – Trong năm 2024, Sở Xây dựng Bắc Giang đã ban hành 50 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng đối với 47 tổ chức, số tiền phạt 2,62 tỷ đồng.

    19:32 | 14/01/2025
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load