Thứ sáu 22/11/2024 01:32 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Phú Yên: Nhà thờ Mằng Lăng công trình kiến trúc độc đáo

22:14 | 15/08/2023

(Xây dựng) - Nhà thờ Mằng Lăng là một trong những nhà thờ cổ nhất Việt Nam ở xã An Thạch, huyện Tuy An có kiến trúc độc đáo với hình dáng, đường nét mang đậm dấu ấn kiến trúc thế kỷ XIX. Những năm qua, nơi đây nổi tiếng là điểm du lịch tâm linh thu hút du khách trong nước và thế giới đến tham quan, chiêm ngưỡng.

Phú Yên: Nhà thờ Mằng Lăng công trình kiến trúc độc đáo
Nhà thờ Mằng Lăng là một trong những nhà thờ cổ nhất Việt Nam ở xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên

Những người cao niên tại địa phương chia sẻ, nhà thờ Mằng Lăng có tên gọi như vậy, bởi hàng trăm năm trước khu vực này là rừng với rất nhiều cây mằng lăng, có tán phủ rộng, lá cây hình bầu dục, hoa mọc chùm nở ra màu tím hồng. Giờ đây, dấu vết khu rừng mằng lăng ấy không còn nữa nhưng ngôi nhà thờ vào thời điểm ấy được đặt tên về loại cây quý này.

Theo tư liệu, Nhà thờ Mằng Lăng được xây dựng vào năm 1892 thuộc kinh phí của Tu hội Thừa sai Paris do công của Linh mục Joseph de la Cassagne (tục gọi Cố Xuân). Đây là giáo xứ đầu tiên, cũng là nhà thờ có quy mô lớn nhất tỉnh Phú Yên thời bấy giờ. Đặc biệt, Nhà thờ Mằng Lăng còn lưu giữ cuốn sách chữ Quốc ngữ đầu tiên “Phép giảng tám ngày” của linh mục Alexandre de Rhodes in năm 1651 tại Roma.

Thoạt nhìn, Nhà thờ Mằng Lăng có màu xám và khuôn viên xây dựng rộng chừng 5.000m2. Mặt tiền của nhà thờ trang trí nhiều hoa văn, hai bên có hai lầu chuông, chính giữa là thập tự giá, tất cả đều sơn màu xám hòa quyện với khung cảnh thiên nhiên. Thời gian qua, nhà thờ thu hút du khách với vẻ ngoài đậm nét kiến trúc Gothic mang đặc trưng châu Âu - một phong cách kiến trúc khá nổi tiếng trên toàn thế giới.

Phú Yên: Nhà thờ Mằng Lăng công trình kiến trúc độc đáo
Đến Nhà thờ Mằng Lăng du khách tận mắt chiêm ngưỡng cuốn sách chữ Quốc ngữ đầu tiên “Phép giảng tám ngày” của linh mục Alexandre de Rhodes in năm 1651 tại Roma.

Anh Đỗ Tuấn Vũ - hướng dẫn viên của Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Biển xanh Hải Phòng chia sẻ: Công ty rất có nhiều chuyến tour đưa khách về Phú Yên tham quan và một trong điểm tham quan khách du lịch thích thú nhất chính là Nhà thờ Mằng Lăng. Tại đây, du khách có thể tự do check-in, chụp ảnh lưu niệm và tận mắt chiêm ngưỡng cuốn sách chữ Quốc ngữ đầu tiên “Phép giảng tám ngày” của linh mục Alexandre de Rhodes in năm 1651 tại Roma còn lưu giữ ở đây. Đoàn khách ai cũng thích thú, choáng ngợp với khu thánh đường bên trong nhà thờ qua những khung cửa sổ sặc sỡ sắc màu, những bức tường phủ sơn màu nâu vàng và mái trần gỗ bóng mượt treo những chiếc đèn cổ.

Phú Yên: Nhà thờ Mằng Lăng công trình kiến trúc độc đáo
Cuốn sách chữ Quốc ngữ đầu tiên “Phép giảng tám ngày” của linh mục Alexandre de Rhodes in năm 1651 tại Roma.

Bà Nguyễn Thị Hồng Thái - Giám đốc Sở Văn hóa – Thể Thao và Du lịch tỉnh Phú Yên cho biết: Trong lịch sử truyền giáo, thời Phó tướng Nguyễn Phúc Vinh vào trấn thủ dinh Trấn Biên (1629), các giáo sĩ phương Tây đến nơi này truyền đạo. Đầu tiên là linh mục người Ý Buzoni. Năm 1641, linh mục Alexandre de Rhodes (Giáo sĩ Đắc Lộ) đến làm lễ rửa tội cho hơn 90 giáo dân tại đây. Thánh An-rê Phú Yên được rửa tội vào thời gian này, hiện trong khuôn viên nhà thờ có khu lưu niệm thánh An-rê Phú Yên.

Phú Yên: Nhà thờ Mằng Lăng công trình kiến trúc độc đáo
Trong khuôn viên nhà thờ có khu lưu niệm thánh An-rê Phú Yên.

Bà Nguyễn Thị Hồng Thái thông tin thêm: Nằm cách thành phố Tuy Hòa khoảng 35km về phía Bắc, những năm qua, với công trình kiến trúc Gothic đậm chất châu Âu, Nhà thờ Mằng Lăng trở thành một trong những điểm du lịch nổi tiếng thu hút khách đến Phú Yên tham quan cũng như trải nghiệm. Cùng đó, để phát huy hiệu quả giá trị di sản văn hóa phục vụ du lịch, thời gian đến ngành văn hóa sẽ tiếp tục triển khai một số nhiệm vụ như: Tập trung bảo tồn, tôn tạo và phát huy tốt giá trị di tích, danh thắng đáp ứng yêu cầu phát triển; đa dạng sản phẩm du lịch, hình thành sản phẩm du lịch đặc trưng, khả năng cạnh tranh cao; tổ chức các dịch vụ tại các điểm đến tăng sự đa dạng, phong phú và tính hấp dẫn của các tuyến, điểm du lịch.

Mỹ Bình

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bình Định: Công nhận bảo vật quốc gia 2 tượng sư tử đá thành Đồ Bàn

    (Xây dựng) – 2 tượng sư tử đá thành Đồ Bàn được phát hiện vào năm 1992, gần tháp Cánh Tiên, trong khu thành Đồ Bàn, thuộc xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Cặp sư tử thành Đồ Bàn được xem là những tượng sớm nhất thuộc phong cách tháp Mẫm và có tạo hình tư thế độc đáo nhất trong lịch sử điêu khắc tượng sư tử của Champa.

  • Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử Quốc gia

    (Xây dựng) - Nhân chào mừng kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với các đơn vị, cá nhân tổ chức các hoạt động, sự kiện văn hoá, văn nghệ đa dạng.

  • Hà Tĩnh: Đẩy nhanh tu bổ, tôn tạo di tích khu mộ, tượng đài Hải Thượng Lãn Ông

    (Xây dựng) - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu huyện Hương Sơn chỉ đạo, động viên các nhà thầu tranh thủ tối đa các thời điểm thời tiết thuận lợi; tăng cường nhân lực, “vượt nắng thắng mưa”, hoàn thành các hạng mục dự án trước ngày 20/12/2024. Đơn vị tư vấn cần tăng cường giám sát để công trình thi công đảm bảo chất lượng, kỹ thuật và mỹ thuật.

  • Cà Mau: Khởi công xây dựng Di tích lịch sử chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là

    (Xây dựng) - Ngày 19/11, tại xã Trần Phán (huyện Đầm Dơi), UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi công xây dựng Di tích chiến thắng Đầm Dơi - Cái Nước - Chà Là. Đây là 1 trong 7 công trình được Ban Thường vụ Tỉnh uỷ lựa chọn là công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2025-2030.

  • Trưng bày hơn 200 hiện vật, hình ảnh về Di sản văn hoá biển Hải Phòng - Quảng Ninh

    (Xây dựng) - Ngày 19/11, Bảo tàng Hải Phòng phối hợp với Bảo tàng Quảng Ninh khai mạc trưng bày “Sắc màu di sản văn hoá biển Hải Phòng - Quảng Ninh”.

  • Khơi dậy sức sống cho di sản

    Số lượng di tích đồ sộ, di sản phi vật thể phong phú đang được coi là nguồn lực lớn cho công nghiệp văn hóa, cho kinh tế sáng tạo của Việt Nam. Những năm gần đây, nhiều địa phương từng bước tích cực khai thác nguồn lực này, dù rằng, hiệu quả có trong thực tế có thể chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có và chưa hẳn được như kỳ vọng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load