Thứ bảy 14/12/2024 17:33 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Nông thôn mới

Phú Xuyên (Hà Nội): Lấy thế mạnh làng nghề truyền thống làm điểm tựa xây dựng nông thôn mới

14:48 | 31/10/2024

(Xây dựng) - Nổi tiếng là vùng đất trăm nghề, những năm qua, huyện Phú Xuyên đã nỗ lực phát huy thế mạnh các làng nghề truyền thống, gây dựng nhiều sản phẩm OCOP chất lượng. Từ đó tạo điểm tựa để địa phương này hòa mình vào công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM).

Phú Xuyên (Hà Nội): Lấy thế mạnh làng nghề truyền thống làm điểm tựa xây dựng nông thôn mới
Phú Xuyên đã và đang bảo tồn, phát huy giá trị các làng nghề truyền thống.

Mảnh đất trăm nghề

Mảnh đất phía Nam của Thủ đô Hà Nội - Phú Xuyên, từ xa xưa đã được mệnh danh là đất trăm nghề. Theo thông kê, huyện Phú Xuyên có trên 150 thôn, cụm dân cư có nghề, trong đó có nhiều làng nghề truyền thống lâu đời.

Đến nay, toàn huyện có hơn 50 làng nghề được Thành phố Hà Nội công nhận. Trong đó, tiêu biểu là các làng nghề khảm trai, mây giang đan, đồ mộc, nông sản, thực phẩm, dệt may, cơ khí, tơ lưới, da giày… Sản phẩm của các làng nghề luôn thích ứng với thị trường, nhanh nhạy trước thời cuộc, đa dạng mẫu mã, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tiêu thụ rộng khắp trong và ngoài nước.

Những năm qua, việc giữ gìn và phát triển làng nghề tại huyện Phú Xuyên luôn được Thành phố và huyện quan tâm, tạo sự chuyển biến tích cực. Từ sự phát triển nhanh chóng của các làng nghề, làng nghề truyền thống, UBND huyện đã hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ triển khai đầu tư xây dựng để sớm đưa 4 cụm công nghiệp làng nghề xã: Đại Thắng, Phú Túc, Phú Yên, Vân Từ vào hoạt động. Bên cạnh đó, tiếp tục triển khai quy hoạch cụm công nghiệp ở các xã: Tân Dân, Sơn Hà, Phượng Dực...

Đồng thời, phối hợp các Sở, ngành triển khai quy hoạch lại làng có nghề theo hướng di chuyển các cơ sở sản xuất trong khu dân cư ra cụm công nghiệp và khu sản xuất tập trung theo quy hoạch, bảo vệ môi trường làng nghề. Những năm qua, huyện và các xã có nhiều giải pháp hỗ trợ phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề như: Quy hoạch, xây dựng cụm công nghiệp, nâng cấp hệ thống lưới điện, đường giao thông…

Bên cạnh đó, quy hoạch và từng bước xây dựng hàng loạt cụm công nghiệp làng nghề. Tính từ năm 2018 đến nay, Phú Xuyên đã xây dựng 4 cụm công nghiệp làng nghề, phấn đấu đến năm 2025 thành lập mới 4 cụm công nghiệp làng nghề và quy hoạch 12 cụm công nghiệp khác. Đặc biệt, việc phát triển làng nghề gắn với du lịch luôn được lãnh đạo huyện chú trọng quan tâm.

Theo đó, những năm qua, huyện đã phối hợp với Sở Du lịch và các đơn vị khảo sát, đánh giá hiện trạng di tích lịch sử, văn hóa tại các làng nghề trên địa bàn xã: Phú Túc, Chuyên Mỹ, Phú Yên, Tân Dân, Vân Từ. Qua đó, lập dự án đầu tư, hỗ trợ, nâng cấp, cải tạo một số hạng mục cơ sở hạ tầng, chỉnh trang cảnh quan môi trường phục vụ du lịch làng nghề giai đoạn 2020-2030.

Huyện đã và đang triển khai xây dựng bãi đỗ xe, nhà vệ sinh công cộng, khu trưng bày giới thiệu sản phẩm tại các làng nghề kết hợp du lịch, hình thành tuyến du lịch làng nghề trên địa bàn. Triển khai xây dựng nhãn hiệu tập thể cũng được chú trọng, vì thế huyện đã có trên 220 sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được Thành phố chứng nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 - 4 sao.

Làng nghề Phú Xuyên không ngừng phát triển sau những cải tiến, năng động tiếp cận thị trường cùng ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt, với định hướng phát triển làng nghề gắn với du lịch, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Phú Xuyên khóa XXV đã ban hành Chương trình số 02-CTr/HU ngày 26/2/2021 đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ, nông nghiệp…

Những dấu ấn trên con đường NTM

Năm 2020, Phú Xuyên chính thức được công nhận huyện đạt chuẩn NTM. Sau hơn 10 năm xây dựng NTM, người dân trên địa bàn huyện Phú Xuyên đã đóng góp 43.690 ngày công, số tiền tự nguyện đóng góp, công trình quy ra tiền là 276,347 tỷ đồng và hiến hàng chục nghìn mét đất nông nghiệp cũng như đất ở để mở rộng đường giao thông nông thôn. Nhờ có sự đóng góp, đến nay huyện đã hoàn thành xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại nhằm phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh.

Trong đó, hoàn thành xây dựng 100% hệ thống đường trục xã, liên xã, trục thôn, liên thôn, xóm, đảm bảo đi lại thuận tiện. Cùng với đó, 100% tuyến đường trục chính giao thông nội đồng đã được cứng hóa, đảm bảo việc đi lại vận chuyển hàng hóa của người dân. Hệ thống trường học và thiết bị dạy học được đầu tư nâng cấp, không còn phòng học tạm hay phòng học dột nát. Đến nay toàn huyện đã có 56/88 trường học đạt trường chuẩn quốc gia.

Bên cạnh đó, trong những năm qua, huyện đã thực hiện dồn đổi được 9.060ha đất nông nghiệp, trong đó có 2.830ha đất chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, hình thành các vùng sản xuất tập trung lúa chất lượng cao 400ha, thủy sản 300ha, rau an toàn xã Minh Tân 159ha, rau cần Khai Thái 30ha, bưởi thồ Bạch Hạ 40ha… Nhờ vậy, đời sống của người dân ngày càng được nâng lên, thu nhập bình đầu người đến nay đạt hơn 55 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 90,2%, rác thải sinh hoạt được thu gom vận chuyển đi ngay trong ngày, tỷ lệ 100% người dân dùng nước hợp vệ sinh.

Điểm nổi bật trong xây dựng NTM ở Phú Xuyên là huyện có nhiều chính sách hỗ trợ trong xây dựng NTM. Với những bước đi phù hợp, đến nay Phú Xuyên có tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp, Thương mại, Dịch vụ.

Từ năm 2020 đến nay, Phú Xuyên tiếp tục trên con đường đưa các xã về tiến tới mục tiêu cao hơn là NTM kiểu mẫu, NTM nâng cao. Chỉ sau 3 năm, đến cuối năm 2023, Đoàn thẩm định NTM của Thành phố Hà Nội về chấm điểm xác định, huyện có thêm 3 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, gồm: Nam Triều, Phú Yên, Chuyên Mỹ và 2 xã Đại Thắng, Tri Trung đạt NTM kiểu mẫu.

Xây dựng NTM giúp sản xuất nông nghiệp ở Phú Xuyên ngày càng phát triển. Hiện nay, toàn huyện có nhiều vùng sản xuất chuyên canh rau, lúa, thủy sản, cây ăn quả đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là yếu tố thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, giúp nhiều hộ gia đình làm giàu trên chính mảnh đất của mình.

Thời gian qua, Phú Xuyên hình thành các mô hình ứng dụng cộng nghệ đảm bảo an toàn thực phẩm, đạt tiêu chuẩn VietGAP, như: Mô hình phát triển rau an toàn tại xã Minh Tân với 5ha; Mô hình trồng Nho hạ đen xã Hồng Thái; mô hình trồng sen với đủ các loại giống sen được trồng khoảng 40ha ở xã Nam Triều, Nam Phong, Quang Trung; mô hình trồng bưởi Thồ…

Các sản phẩm nông nghiệp chủ lực (lúa, rau, quả an toàn...) của Phú Xuyên ngoài tiêu dùng tại chỗ, số lượng còn lại được các hợp tác xã nông nghiệp, hộ kinh doanh tổ chức liên kết tiêu thụ sản phẩm đảm bảo đạt 100%. Một số mô hình sản xuất theo chuỗi liên kết ổn định: Mô hình cấy lúa liên kết bao tiêu sản phẩm với 170ha tại xã: Châu Can 100ha, Chuyên Mỹ 60ha, Minh Tân 10ha...

Đến nay Phú Xuyên có 81 hợp tác xã, 100% hợp tá xác chuyển đổi theo luật hoặc thành lập mới theo Luật Hợp tác xã năm 2012, trong đó: 67 hợp tác xã nông nghiệp và 14 hợp tác xã công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ. Các hợp tác xã nông nghiệp đều được duy trì và hoạt động ổn định; trong 67 hợp tác xã nông nghiệp có 31 hợp tác xã dịch vụ tổng hợp, 37 hợp tác xã nông nghiệp chuyên trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản quy mô vừa và nhỏ.

Phú Xuyên (Hà Nội): Lấy thế mạnh làng nghề truyền thống làm điểm tựa xây dựng nông thôn mới
Làng nghề sản xuất lưới chã ở Phú Xuyên.

Để phát huy giá trị các làng nghề truyền thống, mới đây UBND huyện Phú Xuyên đã phối hợp Sở Công Thương Hà Nội tổ chức triển lãm quảng bá sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Phú Xuyên năm 2024. Đây là hoạt động thường niên, được huyện Phú Xuyên tổ chức từ năm 2011. Triển lãm năm nay đã thu hút được 150 gian hàng và 4 khu trưng bày đã thu hút nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã có sản phẩm làng nghề tiêu biểu, đặc sắc của Hà Nội và huyện Phú Xuyên tham gia.

Bà Vũ Thị Quyên, chủ cơ sở sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ Vinh Quyên ở xã Chuyên Mỹ chia sẻ: “Chúng tôi rất vui khi được tham gia trưng bày các sản phẩm đặc trưng tại lễ hội. Qua lễ hội mà các sản phẩm của gia đình tôi được nhiều người biết hơn. Đây không chỉ là dịp để các làng nghề, nghệ nhân khoe tài, mà còn là cơ hội để gìn giữ và phát triển nghề truyền thống của địa phương chúng tôi”.

Ông Đinh Ngọc Dư, Bí thư Đảng ủy xã Chuyên Mỹ cho biết: Xã Chuyên Mỹ có 7 thôn thì cả 7/7 thôn trong xã đều được UBND Thành phố công nhận làng nghề truyền thống. Với sự cần cù sáng tạo của nhiều thế hệ cùng những cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước và sự quan tâm của các cấp nghề Khảm trai, Sơn mài trên địa bàn xã ngày càng phát triển. Tiểu thủ công nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của xã, tăng trưởng bình quân hàng năm từ sản xuất tiểu thủ công nghiệp là 8,5%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt 72,8 triệu đồng, trong đó hộ làm nghề đạt trên 150 triệu đồng/người/năm.

Theo ông Nguyễn Trọng Vĩnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên, kết quả đạt được là nhờ đội ngũ cán bộ chuyên môn từ huyện đến cơ sở đã được trang bị kiến thức lý luận và thực tiễn. Vai trò của người dân trong xây dựng NTM từng bước được xác định rõ, qua đó khuyến khích người dân tích cực tham gia xây dựng NTM.

Hằng năm, huyện đều phối hợp tổ chức Lễ hội vinh danh làng nghề, triển lãm quảng bá sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ. Đây là cơ hội để tiếp thị, quảng bá, giới thiệu, xây dựng thương hiệu, đẩy mạnh hoạt động kết nối cung cầu hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm làng nghề của huyện. Đồng thời, thu hút đầu tư, tăng cường trao đổi, giao thương hàng hóa trong và ngoài huyện góp phần thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Lễ hội cũng tạo ra sân chơi tôn vinh người thợ giỏi, khích lệ tinh thần sáng tạo của các nghệ nhân. Qua mỗi kỳ lễ hội, sức sáng tạo và khả năng thích ứng của các làng nghề Phú Xuyên càng được thể hiện rõ nét. Đặc biệt, việc kết hợp phát triển làng nghề với du lịch đã mang lại động lực mới cho kinh tế địa phương, giúp các làng nghề phát triển bền vững qua nhiều thế hệ.

Thu Quỳnh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Lâm Đồng: Hướng đến nông thôn mới văn minh, hiện đại

    (Xây dựng) - Với phương châm đích đến trong xây dựng nông thôn mới của tỉnh Lâm Đồng là liên tục cải thiện, nâng cao chất lượng sống của người dân, do đó, xây dựng nông thôn mới có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc đã được các cấp ủy, cấp chính quyền địa phương nhận thức sâu sắc trong công tác chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới của địa phương.

  • Kon Tum: Hừng sáng vùng đất Đăk Tô

    (Xây dựng) - Trong năm 2024, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của nhân dân, huyện Đăk Tô đã tập trung phát triển kinh tế - xã hội, huy động các nguồn lực để xây dựng và nâng cấp các công trình giao thông, thủy lợi, trường học và văn hóa. Đến nay, toàn huyện có 8/8 xã đạt tiêu chí giao thông, thủy lợi và điện, tạo tiền đề phát triển kinh tế và nâng cao đời sống cho người dân.

  • Bình Dương xây dựng Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định số 3496/QĐ-UBND về Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021 - 2025 áp dụng cho các xã đã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; làm cơ sở để UBND các xã tiếp tục giữ vững, duy trì và nâng cao các tiêu chí đã đạt.

  • Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk): Xã Ea Kao quyết tâm đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trong thời gian sớm nhất

    (Xây dựng) - Trong không khí hân hoan khi xã Ea Kao, thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn mới nâng cao, lãnh đạo cùng người dân nơi đây nêu quyết tâm tiếp tục phấn đấu nhằm đưa xã Ea Kao lên chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên của thành phố trong thời gian tới.

  • Yên Thế (Bắc Giang): Huyện miền núi chuyển mình nhờ xây dựng nông thôn mới

    (Xây dựng) – Năm 2024, dù gặp nhiều khó khăn và thách thức, nhưng với tinh thần quyết tâm cao, cùng sự vào cuộc quyết liệt của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trên địa bàn, phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) tại huyện miền núi Yên Thế (Bắc Giang) đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, nhiều vùng nông thôn đang dần trở thành những miền quê đáng sống.

  • Hương Sơn (Hà Tĩnh): Sôi nổi phong trào ra quân xây dựng nông thôn mới

    (Xây dựng) - Thực hiện chỉ đạo của huyện Hương Sơn về đợt cao điểm xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh chào mừng kỷ niệm 300 năm ngày sinh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, trong những ngày này, nhiều địa phương tổ chức ra quân hưởng ứng với khí thế thi đua sôi nổi.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load