Thứ ba 26/11/2024 11:37 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế / Doanh nghiệp

Ô nhiễm từ chất thải bể phốt: Đâu là giải pháp?

14:36 | 09/12/2022

(Xây dựng) - Ô nhiễm nguồn nước từ những chiếc bể phốt bê tông nứt vỡ, rò rỉ chất thải đang tiềm ẩn rất nhiều hiểm họa đe dọa sức khỏe con người. Hiện nay, Việt Nam đã tìm ra giải pháp để khắc phục hiệu quả tình trạng này.

Ô nhiễm từ chất thải bể phốt: Đâu là giải pháp?
Bể phốt bằng bê tông truyền thống (nguồn: Internet).

Nỗi ám ảnh từ những chiếc bể phốt bê tông

Mô hình bể phốt xuất hiện lần đầu tiên ở Pháp vào năm 1860 và nhanh chóng trở thành công trình xử lý nước thải cục bộ phổ biến trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Bể phốt bê tông có nguyên tắc hoạt động là thực hiện quá trình lắng cặn và lên men, phân hủy sinh học kỵ khí cặn lắng. Cấu tạo bể có từ hai đến ba ngăn, nhiều hình dạng, được xây bằng gạch, bê tông cốt thép đúc sẵn hoặc đổ tại chỗ. Tuổi thọ công trình thấp, thi công phức tạp, tốn nhân công và thời gian thực hiện. Sau một thời gian sử dụng, mô hình này đã bộc lộ nhiều bất cập. Hiện tượng nứt vỡ, tắc bể phốt, rò rỉ và tràn ngược nước thải… khiến cho cuộc sống sinh hoạt của các gia đình bị xáo trộn.

Ngoài hạn chế về khả năng chống thấm, chống rò rỉ và xử lý mùi hôi thì bất cập lớn hơn nữa là công nghệ lắng tràn của bể phốt bê tông truyền thống chỉ có thể xử lý được khoảng 50-70% lượng chất thải hữu cơ, còn lại sẽ thải trực tiếp ra ngoài môi trường qua đường thoát nước. Điều này là nguyên nhân trực tiếp khiến nguồn nước ngầm bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nguồn nước thải ra môi trường bốc mùi hôi thối, tiềm ẩn nhiều mầm bệnh nguy hiểm.

Giải pháp xử lý nước thải đến từ bể phốt thông minh

Ở nhiều nước phát triển trên thế giới, bể phốt tự hoại thông minh được xem là một trong những tiêu chí bắt buộc khi xây dựng các công trình dân sinh, có thể khắc phục được hầu hết những nhược điểm của bể phốt bê tông truyền thống.

Ô nhiễm từ chất thải bể phốt: Đâu là giải pháp?
Cấu tạo của bể phốt thông minh Septic (nguồn: Tập đoàn Sơn Hà).

Thay vì sử dụng chất liệu bê tông cốt thép đặt cố định dưới lòng đất, bể tự hoại thông minh sử dụng vật liệu nhựa nguyên sinh nhập khẩu (LLDPE), nhỏ gọn, có tính cơ động cao và dễ dàng lắp đặt ở nhiều địa hình. Được nung ở nhiệt độ cao, khi đưa vào sử dụng, sản phẩm có khả năng chịu lực tốt, không bị hấp thụ nhiệt.

Ô nhiễm từ chất thải bể phốt: Đâu là giải pháp?
Cơ chế hoạt động của bể phốt thông minh Septic (nguồn: Tập đoàn Sơn Hà).

Bể phốt tự hoại có kết cấu tương đối vững chắc, được thiết kế dạng hình cầu và cấu trúc gân nổi trên thân giúp sản phẩm không bị ảnh hưởng bởi các tác động bên ngoài, rất ít, thậm chí gần như không bị nứt bể hay tràn chất thải ra bên ngoài. Bên trong còn chứa hàng trăm quả bóng nhựa thông minh, nơi trú ngụ của các vi sinh vật kỵ khí có tác dụng làm tan các chất thải thô, xử lý mùi hôi, hạn chế tình trạng ứ đọng. Sau quá trình xử lý, nước thải ra đạt tiêu chuẩn nước loại B, đủ tiêu chuẩn xả thải và an toàn với môi trường. Tuổi thọ của bồn tự hoại, theo nhiều nghiên cứu, có thể lên đến hơn 50 năm.

Ô nhiễm từ chất thải bể phốt: Đâu là giải pháp?
Hàng vạn gia đình Việt đã chuyển sang sử dụng bể phốt thông minh (nguồn: Báo Thanh niên).

Từ “bể phốt bê tông truyền thống” đến “bể phốt tự hoại thông minh” là một cuộc cách mạng trong việc thay đổi thói quen sinh hoạt của người Việt, vì sức khỏe cộng đồng và môi trường sống bền vững.

Mộc Miên

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load