Thứ ba 05/11/2024 11:18 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Ninh Bình 30 năm tái lập tỉnh: Chú trọng đầu tư xây dựng, hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

12:33 | 27/03/2022

(Xây dựng) - Khi mới tái lập tỉnh vào năm 1992, vốn đầu tư vào Ninh Bình hầu như rất ít, chủ yếu tập trung vào việc nâng cấp tu bổ đê điều và một số hồ đập phục vụ sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên, sau 30 năm tái lập tỉnh, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của Ninh Bình đã có những sự “thay da đổi thịt” rõ rệt.

ninh binh 30 nam tai lap tinh chu trong dau tu xay dung hoan thien ket cau ha tang kinh te xa hoi
Sau 30 năm tái lập tỉnh, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của Ninh Bình đã có những sự “thay da đổi thịt” rõ rệt.

Vượt qua nhiều gian nan, khó khăn trong những năm đầu tiên tái lập tỉnh, đến nay tỉnh Ninh Bình đã dần chủ động được nguồn lực và xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025, trong đó tập trung bố trí vốn để triển khai dứt điểm một số dự án lớn để xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, kết nối vùng, liên vùng, có sức lan tỏa, mở rộng không gian, tạo dư địa và động lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội như: Xây dựng tuyến đường Đông Tây tỉnh Ninh Bình (giai đoạn 1); Xây dựng tuyến đường bộ ven biển, đoạn qua tỉnh Ninh Bình (giai đoạn 1 và 2); Xây dựng đường Đinh Tiên Hoàng (giai đoạn 2).

Hệ thống hạ tầng tạo kiến trúc cảnh quan đô thị văn minh, hiện đại; Nâng cấp cụm công trình thủy lợi Nam sông Vân, tỉnh Ninh Bình; Xây dựng tổ hợp Bảo tàng – Thư viện tỉnh Ninh Bình. Tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích lịch sử – văn hóa, xây dựng thiết chế văn hóa; Xây dựng tổ hợp Bảo tàng Thư viện tỉnh Ninh Bình.

Về hạ tầng giao thông: Kể từ khi tái lập tỉnh, được sự quan tâm của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương cơ sở hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh được đầu tư phát triển mạnh mẽ, tiến bộ vượt bậc. Nhiều quy hoạch giao thông được thực hiện, hạ tầng giao thông được từng bước hoàn thiện đồng bộ, diện mạo đô thị được khang trang, sạch đẹp. Hệ thống đường cao tốc đến Ninh Bình dần hình thành, nhiều tuyến đường đối nội, đối ngoại có tính chất kết nối vùng, liên vùng, các khu, điểm du lịch được đầu tư nâng cấp, mở rộng, xây mới làm thay đổi cơ bản về cơ sở hạ tầng giao thông; tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, góp phần phát huy tiềm năng của tỉnh như: Tuyến đường Bái Đính – Ba Sao đoạn qua địa phận tỉnh Ninh Bình; tuyến đường ĐT482; tuyến đường kết nối Quốc lộ 10 với Quốc lộ 12B đoạn Yên Mô – Kim Sơn (tuyến ĐT.480E cũ); tuyến đường Đông – Tây...

Nổi bật là đầu tư xây mới 15km đường cao tốc Cao Bồ – Mai Sơn đã hoàn thành và thông xe trong tháng 01/2022; cải tạo, nâng cấp 150km đường quốc lộ, mạng lưới đường bộ. Đến nay, trên địa bàn có tổng cộng 3.770km đường được phân cấp, phân loại gồm 8 tuyến đường quốc lộ dài 238km, 19 tuyến đường tỉnh dài 259,5km, đường huyện 349,5km, đường đô thị 374 km, đường xã 1.378km, đường chuyên dùng 118km, đường đê kết hợp giao thông 219km. Trong đó, hệ thống giao thông nông thôn chiếm 82%. Nhiều cây cầu lớn được hình thành như: Nam Bình, Gián Khẩu, Hoàng Long.

ninh binh 30 nam tai lap tinh chu trong dau tu xay dung hoan thien ket cau ha tang kinh te xa hoi
Trong những năm qua, du lịch Ninh Bình đã có bước phát triển mạnh mẽ, nhiều khu, điểm du lịch được hình thành, phát triển mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế.

Về hạ tầng thủy lợi: Nhiều dự án trọng điểm được quan tâm đầu tư, dự án phân lũ chậm lũ; đê biển Bình Minh II, Hàn Khẩu Bình Minh III, đê biển Bình Minh IV đã tạo ra một vùng bãi bồi rộng màu mỡ hàng ngàn ha; kè chắn sóng Cồn nổi; hệ thống đê sông; đầu tư xây dựng Âu Kim Đài. Các công trình đê điều, thủy lợi, trạm bơm… đã được đầu tư xây dựng, nâng cấp, củng cố, tăng cường góp phần phát huy tính chủ động trong công tác phòng, chống lụt bão, hạn hán, xâm nhập mặn, ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai. Đặc biệt, hệ thống cơ sở hạ tầng vùng phân lũ, chậm lũ đã phát huy hiệu quả tích cực trong những năm mưa bão to bất thường.

Về hạ tầng du lịch: Trong những năm qua, du lịch Ninh Bình đã có bước phát triển mạnh mẽ, nhiều khu, điểm du lịch được hình thành, phát triển mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế, như: Quần thể danh thắng Tràng An; Khu du lịch tâm linh chùa Bái Đính; Khu di tích lịch sử - văn hóa cố đô Hoa Lư…

Cơ sở hạ tầng du lịch tại Ninh Bình được quan tâm và ưu tiên nguồn lực để đầu tư, nâng cấp. Nhiều dự án, công trình được tập trung đầu tư, nhất trong là lĩnh vực giao thông đường bộ, đường thủy phục vụ khách tham quan du lịch như: Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu du lịch sinh thái Tràng An; Dự án tu bổ tôn tạo di tích lịch sử văn hóa cố đô Hoa Lư, Dự án xây dựng quảng trường và sân lễ hội phía trước Khu di tích lịch sử văn hóa cố đô Hoa Lư, Dự án đầu tư xây dựng hệ thống giao thông đường bao hào nước vùng bảo vệ đặc biệt cố đô Hoa Lư; Dự án xây dựng Quảng trường và tượng đài Đinh Tiên Hoàng Đế tại thành phố Ninh Bình; Dự án nạo vét, xây kè bảo tồn cảnh quan sông Sào Khê; Dự án nâng cấp tuyến đê hữu Hoàng Long và đê sông Đáy kết hợp giao thông đoạn đường từ Cúc Phương - Chùa Bái Đính đi Kim Sơn...

Đối với cơ sở vật chất ngành Du lịch thì chỉ tính đến hết năm 2020, toàn tỉnh có 689 cơ sở lưu trú, với 8.508 phòng nghỉ, trong đó có 15 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 3 – 4 sao và tương đương, 264 cơ sở kinh doanh homestay được cấp phép, tạo việc làm có thu nhập ổn định cho hàng trăm lao động là cộng đồng dân cư ở các khu, điểm du lịch trên địa bàn.

ninh binh 30 nam tai lap tinh chu trong dau tu xay dung hoan thien ket cau ha tang kinh te xa hoi
Nhờ chú trọng đầu tư xây dựng, hoàn thiện kết cấu hạ tầng cùng với tập trung thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước đã giúp nguồn thu ngân sách của Ninh Bình liên tục tăng trưởng mạnh mẽ qua từng năm.

Tỉnh đã quan tâm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư, xây dựng các trung tâm tổ chức hội nghị, nhà hàng cao cấp, như: Trung tâm hội nghị tại Khu du lịch văn hóa tâm linh chùa Bái Đính, nhà hàng, khách sạn và các cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí, mua sắm, như: Sân golf Hoàng Gia, sân golf Tràng An 18 lỗ… Các dự án đầu tư du lịch này đã góp phần tạo nên một diện mạo mới, chất lượng mới cho các sản phẩm du lịch ở Ninh Bình trong suốt những năm qua.

Ngoài ra, hạ tầng về y tế, giáo dục, văn hóa, bưu chính viễn thông cũng được Ninh Bình đầu tư xây dựng một cách đồng bộ.

Nhờ chú trọng đầu tư xây dựng, hoàn thiện kết cấu hạ tầng cùng với tập trung thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước đã giúp nguồn thu ngân sách của Ninh Bình liên tục tăng trưởng mạnh mẽ qua từng năm. Năm 1992, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn mới chỉ đạt gần 40 tỷ đồng đến năm 2000 đạt 150 tỷ đồng, gấp 3,7 lần năm 1992. Năm 2005 đạt 639 tỷ đồng. Năm 2010 đạt 3.066 tỷ đồng. Năm 2015 đạt 4.329 tỷ đồng. Năm 2020 đạt mốc kỷ lục là 22.586 tỷ đồng. Năm 2021, thu ngân sách trên địa bàn đạt 22.094 tỷ đồng, đứng thứ 14 trong 63 tỉnh, thành phố của cả nước, trong đó số thu nội địa đứng thứ 16/63 tỉnh, thành phố.

Anh Tú

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Công nghiệp hỗ trợ cần các giải pháp về nguyên liệu

    (Xây dựng) - Một số tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam rất mong tìm được nguồn nguyên liệu trong nước để sản xuất. Thời gian tới, nếu Việt Nam khuyến khích phát triển nhanh công nghiệp hỗ trợ và tiếp tục ký thêm các hiệp định thương mại tự do sẽ tạo sức hút lớn cho doanh nghiệp nước ngoài.

    07:56 | 05/11/2024
  • Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất may công nghiệp

    (Xây dựng) - Đó là Đề án vừa được tỉnh Bình Định nghiệm thu, đã giúp huyện miền núi Vĩnh Thạch phát triển sản xuất hàng may mặc với công suất 80.000 sản phẩm/năm, đạt chất lượng.

    21:11 | 04/11/2024
  • Bình Định hiện thực hoá phát triển công nghiệp hỗ trợ hài hòa, bền vững

    (Xây dựng) - Thực hiện Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Bình Định đã đề ra những nhiệm vụ giải pháp trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX là “Bổ sung cơ chế, chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu công nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo với hàm lượng khoa học công nghệ cao, tăng tỷ lệ nội địa hóa; ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ...”.

    21:09 | 04/11/2024
  • Xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn, quy chuẩn về chuyển đổi xanh trên từng ngành, lĩnh vực

    (Xây dựng) – Đó là kiến nghị của đại biểu Lê Đào An Xuân, Đoàn Đại biểu Quốc hội (Đoàn ĐBQH) tỉnh Phú Yên tại phiên Quốc hội họp toàn thể Đánh kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, ngày 4/11.

    20:53 | 04/11/2024
  • Bắc Giang: Dự án Logistics hơn 4.000 tỷ đồng có dấu hiệu “hồi sinh”

    (Xây dựng) – Sau nhiều năm “đắp chiếu”, dự án hạ tầng, kho bãi Trung tâm Logistics quốc tế thành phố Bắc Giang (dự án Trung tâm Logistics thành phố Bắc Giang) do Công ty TNHH Logistics quốc tế Bắc Giang làm chủ đầu tư đang có dấu hiệu được tái khởi động.

    20:50 | 04/11/2024
  • Hà Nội: Khởi công Cụm công nghiệp Thanh Văn - Tân Ước

    (Xây dựng) - Ngày 4/11, huyện Thanh Oai (Thành phố Hà Nội) tổ chức Lễ khởi công Cụm công nghiệp Thanh Văn - Tân Ước. Với sự kiện này, Thanh Oai là huyện thứ 2 của Hà Nội hoàn thành khởi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật toàn bộ 5/5 cụm công nghiệp, đạt tỷ lệ 100%.

    20:48 | 04/11/2024
  • Bình Dương sẽ tiếp tục là điểm đến lý tưởng cho nhà đầu tư

    (Xây dựng) – Từ đầu năm đến nay, Bình Dương đã thu hút hơn 1,58 tỷ USD vốn FDI, gồm 163 dự án mới, 131 dự án điều chỉnh tăng vốn và 105 dự án góp vốn mua cổ phần. Để tiếp tục là điểm đến lý tưởng cho nhà đầu tư, Bình Dương khẳng định sẽ tiếp tục tập trung cải thiện môi trường đầu tư, đơn giản hóa, công khai và minh bạch các thủ tục hành chính, quy trình giải quyết hồ sơ hành chính…

    20:17 | 04/11/2024
  • Hà Nội hướng tới thành quả thu hút FDI cao hơn

    Kể từ khi Việt Nam mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đến nay, Hà Nội luôn đứng trong tốp đầu cả nước về lĩnh vực này, tạo được ấn tượng tích cực, cũng như thúc đẩy tiến trình xây dựng, phát triển kinh tế. Đó cũng là thực tế tương xứng với vị thế, sức hấp dẫn và nỗ lực tự thân của thành phố Hà Nội.

    19:23 | 04/11/2024
  • Bình Định: Chuẩn bị quỹ đất từ 20 - 30ha để sẵn sàng phục vụ thu hút các nhà đầu tư thứ cấp

    (Xây dựng) – “Khẩn trương kêu gọi nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm đầu tư vào những cụm công nghiệp có trong quy hoạch; chuẩn bị quỹ đất từ 20 - 30ha để sẵn sàng phục vụ thu hút các nhà đầu tư thứ cấp”, Đây là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tự Công Hoàng đến UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh nhằm tiếp tục triển khai thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu được giao trong năm 2024.

    14:32 | 04/11/2024
  • Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng

    (Xây dựng) - Một trong những điểm sáng trong bức tranh kinh tế Việt Nam từ đầu năm đến nay chính là xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp đã được cải thiện rõ nét hơn. Ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo đang có sự tăng trưởng mạnh, tiếp tục thể hiện rõ vai trò động lực chính cho tăng trưởng của nền kinh tế và động lực này sẽ còn duy trì và phát huy trong quý IV/2024.

    12:59 | 04/11/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load