Thứ sáu 17/01/2025 14:02 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Pháp luật /

Những điểm mới trong hợp đồng xây dựng

14:27 | 14/01/2014

Sau 3 năm thực hiện Nghị định số 48/2010/NĐ-CP bước đầu các nội dung đổi mới của Nghị định này đã đi vào cuộc sống, góp phần làm minh bạch quá trình quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, sau thời gian áp dụng Nghị định số 48 đã bộc lộ một số yếu điểm, tạo ra kẽ hở trong quá trình thực hiện hợp đồng hoạt động đầu tư xây dựng. Vì vậy, Bộ Xây dựng đã ban hành Nghị định số 207/2013/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 48 của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng.


Hợp đồng xây dựng quyết định đến kết quả quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Hợp đồng xây dựng là công cụ cho việc thực hiện cơ chế đàm phán, thỏa thuận về chi phí đầu tư xây dựng công trình, giữa các chủ thể tham gia vào hoạt động xây dựng, có tính chất đặc thù. Đó là quá trình mua bán sản phẩm xây dựng chỉ diễn ra trên giấy, không như các sản phẩm khác, do đó quá trình thực hiện hợp đồng có nhiều yêu cầu cần phải thay đổi sao cho phù hợp với thực tế. Vì vậy, không thể đánh đồng các quy định của hợp đồng xây dựng với các loại hợp đồng kinh tế thông thường khác.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/02/2014. Các hợp đồng xây dựng đã ký kết và đang thực hiện trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì không phải thực hiện theo quy định tại Nghị định này.

Nghị định 207 cũng nêu một số điểm sửa đổi bổ sung tại Điều 4, nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng như sau: Hợp đồng xây dựng chỉ được ký kết khi bên giao thầu đã có kế hoạch vốn để thanh toán cho bên nhận thầu theo tiến độ thanh toán của hợp đồng, trừ các công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp. Tại Điều 15 cũng nêu rõ về giá hợp đồng xây dựng, theo đó giá hợp đồng phải tính toán đầy đủ các yếu tố rủi ro như trượt giá trong thời gian thực hiện. Các bên phải tự chịu trách nhiệm đối với các rủi ro của mình liên quan đến hợp đồng. Giá hợp đồng theo đơn giá cố định chỉ áp dụng cho các gói thầu tại thời điểm lựa chọn nhà thầu và đàm phán ký kết hợp đồng đã đủ điều kiện để xác định rõ về chất lượng, tiến độ thực  hiện và đơn giá để thực hiện các công việc, nhưng chưa xác định được chính xác khối lượng công việc.

Đối với vấn đề bảo lãnh tạm ứng hợp đồng được bổ sung tại khoản 7, Điều 16 thì trước khi bên giao thầu thực hiện việc tạm ứng hợp đồng cho bên nhận thầu, thì bên nhận thầu phải nộp cho bên giao thầu bảo lãnh tạm ứng hợp đồng với giá trị tương đương khoản tiền tạm ứng...

Thời gian có hiệu lực của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng phải được kéo dài cho đến khi bên giao thầu đã thu hồi hết số tiền tạm ứng. Giá trị của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng sẽ được khấu trừ tương ứng với giá trị tiền tạm ứng đã thu hồi qua mỗi lần thanh toán giữa bên giao thầu và bên nhận thầu.

Theo TS Phạm Văn Khánh - Vụ trưởng Vụ Kinh tế xây dựng (Bộ Xây dựng): Việc sửa đổi Nghị định số 48 là vấn đề cấp bách trong tình hình thực tiễn của hoạt động xây dựng hiện nay. Tại Nghị định 207 sửa đổi một số điều Nghị định 48 đã nêu bật được quy định bảo lãnh tạm ứng hợp đồng, thông thường trước đây các chủ đầu tư đều tạm ứng tiền cho nhà thầu thi công, nhưng trong quá trình thực hiện một số nhà thầu đã đem số tiền đó đi làm việc khác. Sau này khi nhà thầu với một lý do nào đó bỏ công trình, nhưng vì không có hoạt động bảo lãnh nên chủ đầu tư không có cơ sở để đòi. Do đó, để khắc phục tình trạng này, quy định mới bắt buộc các chủ đầu tư phải yêu cầu nhà thầu bảo lãnh tạm ứng hợp đồng để sau này có thể bù lại khoản đã tạm ứng.

Vũ Quang

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load