(Xây dựng) - Như tin đã đưa, Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Ninh mới đây đã chủ trì cuộc Họp báo, cung cấp thông tin về Lễ hội Hokkaido Nhật Bản tại thành phố Hạ Long năm 2023; và các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản 2023 tại Quảng Ninh; thông tin về các Dự án Nhật Bản đầu tư vào Quảng Ninh.
Giám đốc Sở Thông tin-Truyền thông Lê Ngọc Hân chủ chì cuộc Họp báo. |
Cụ thể, hiện Quảng Ninh có 173 dự án FDI của các nhà đầu tư đến từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, với tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt gần13,92 tỷ USD. Trong đó, Nhật Bản đứng thứ ba với 12 dự án với số vốn đăng ký 2.394.287.160 USD chiếm 17,21% vốn đầu tư toàn tỉnh khối FDI.
Trong 12 dự án, có 8 dự án đầu tư vào các Khu công nghiệp, Khu kinh tế (KCN, KKT) với tổng số vốn đăng ký đạt 125.440.000 USD; 4 dự án đầu tư ngoài KCN, KKT với tổng số vốn đăng ký đạt 2.268.847.160 USD. Các dự án tập trung vào các ngành, lĩnh vực gồm: 8 dự án công nghiệp chế biến, chế tạo với tổng số vốn đăng ký đạt 123.945.000 USD; 1 dự án sản xuất điện với tổng số vốn đăng ký đạt 1.998.000.000 USD; 1 dự án hoạt động tư vấn quản lý với tổng số vốn đăng ký đạt 350.000 USD; 1 dự án nông lâm nghiệp với tổng số vốn đăng ký đạt 2.000.000 USD; 1 dự án xây dựng với tổng số vốn đăng ký đạt 269.992.160 USD. Dự án đầu tư lớn nhất là Nhà máy điện khí LNG với tổng vốn đầu tư 1.998 triệu USD.
Hiện trên địa bàn Quảng Ninh có 2 chương trình/dự án/phi dự án ODA Nhật Bản đang triển khai gồm: Dự án thoát nước và xử lý nước thải thành phố Hạ Long sử dụng vốn vay JICA, tổng mức đầu tư 3.194,0 tỷ đồng tương đương 143 triệu USD, thời gian thực hiện 2015-2024 (dự án chưa triển khai xây lắp do Hiệp định vay vốn cho hạng mục tư vấn của dự án đã hết hạn từ 30/6/2023, chủ đầu tư đang nghiên cứu đề xuất báo cáo cấp có thẩm quyền kế hoạch triển khai thống nhất với nhà tài trợ gia hạn Hiệp định).
Dự án, phi dự án thứ 2 là Cố vấn tăng trưởng xanh cho tỉnh Quảng Ninh. Tổng kinh phí viện trợ 9.416,076.258 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ tháng 4/2021-12/2023. Mục tiêu là hỗ trợ phát triển nâng cao năng lực của cán bộ công chức; cải thiện các cơ chế, chính sách, của tỉnh về tăng trưởng xanh; thông qua phi dự án cử chuyên gia hỗ trợ tỉnh Quảng Ninh trong 2 năm để tư vấn các chính sách vĩ mô; phát triển bền vững (SDGs), kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh giai đoạn 2020-2025; chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia… để lồng ghép các chính sách tăng trưởng xanh cho mục tiêu phát triển bền vững tỉnh Quảng Ninh.
Tính đến thời điểm này, Quảng Ninh có 7 khoản viện trợ gồm 6 chương trình/dự án và 1 khoản viện trợ phi dự án, được thực hiện bởi 6 cơ quan, tổ chức nước ngoài với tổng giá trị các khoản viện trợ đạt trên 2,2 triệu USD. Đa số các dự án viện trợ tập trung vào các lĩnh vực: Bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; hỗ trợ người nghèo, người nhiễm HIV/AIDS, phụ nữ và trẻ em bị buôn bán qua biên giới, phụ nữ và trẻ em nông thôn, các đối tượng yếu thế trong xã hội...
Trong đó, có 3 dự án được viện trợ bởi Nhật Bản, như: Năm 2018, tiếp nhận dự án “Mua sắm thiết bị khám chữa bệnh chuyên khoa mắt tại Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội tỉnh Quảng Ninh” với vốn viện trợ không hoàn lại từ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam là 89.730 USD tương đương 2.038.665.600 VNĐ; Năm 2021, UBND tỉnh phê duyệt tiếp nhận dự án “Xây dựng nhà học bộ môn cho trường tiểu học Tân Bình, xã Tân Bình, huyện Đầm Hà” với vốn viện trợ không hoàn lại từ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam là 86.606 USD tương đương 1.999.742.000 VNĐ; Năm 2023, UBND tỉnh phê duyệt tiếp nhận dự án Nâng cao năng lực xử lý nước thải đảo Đầu Gỗ, vịnh Hạ Long, vốn viện trợ là 1.585.000.000 VNĐ do Đại sứ quán Nhật Bản tài trợ.
Quang cảnh cuộc Họp Báo. |
Tỉnh Quảng Ninh đã và đang tăng cường hợp tác đầu tư kinh tế với tỉnh Shiga, Nhật Bản. Sở Kế hoạch và Đầu tư được giao là cơ quan đầu mối triển khai các hoạt động về tăng trưởng xanh và triển khai Biên bản ghi nhớ hợp tác về kinh tế, môi trường với tỉnh Shiga, Nhật Bản. Trên cơ sở Biên bản ghi nhớ hợp tác về môi trường đã được Chính quyền tỉnh Shiga, Nhật Bản và UBND tỉnh Quảng Ninh đã ký kết, ngày 23/3/2022; Sở Kế hoạch và Đầu tư nhận được văn bản của Chính quyền tỉnh Shiga đề xuất được hợp tác với tỉnh Quảng Ninh các hoạt động triển khai trên cơ sở Dự án hỗ trợ tăng trưởng xanh và hiện thực hóa xã hội không carbon thông qua hợp tác liên tỉnh giữa tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Shiga do Bộ Môi trường Nhật Bản tài trợ tỉnh Shiga.
Mục tiêu của dự án, phía Shiga tổ chức các cuộc hội thảo và tọa đàm về vấn đề khử cacbon cho những đơn vị liên quan ở tỉnh Quảng Ninh để góp phần giới thiệu công nghệ, xây dựng cơ chế khử carbon ở tỉnh Quảng Ninh, và thực hiện những dự án khử carbon như dự án Joint Crediting Mechanis (viết tắt JCM), là cơ chế góp phần giảm thiểu khí nhà kính (CO2) trên quy mô toàn cầu thông qua việc phổ biến công nghệ carbon thấp ưu việt của Nhật Bản. Dự án này, nhằm tăng cường và tiếp tục hỗ trợ cho chiến lược tăng trưởng xanh của tỉnh Quảng Ninh, hợp tác cùng tỉnh Shiga nhằm khử carbon. Sở Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với tỉnh Shiga tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm, giới thiệu công nghệ giảm lượng phát thải carbon nhằm bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh ngày 27/2/2023.
Trong năm 2023, Đoàn công tác tỉnh Shiga đã tổ chức làm việc 6 lượt với các Sở, ban, ngành của tỉnh Quảng Ninh, mục đích giới thiệu công nghệ khử carbon tại tỉnh Quảng Ninh. Các cuộc làm việc giới thiệu thiết bị làm lạnh sử dụng nhiệt thải và nồi hơi công suất lớn; giới thiệu ứng dụng hệ thống Johkasou (bể tự hoại) được phát triển tại Nhật Bản; giới thiệu công nghệ sử dụng bùn từ bể tự hoại sẽ được tập trung lại ở một số địa điểm ở địa phương, sau đó bùn và rác thải từ bể tự hoại sẽ được trộn vào để tạo ra khí bùn. Dự kiến ngày 23-24/11/2023, đoàn công tác của tỉnh Shiga sẽ sang làm việc với các sở, ngành để đề xuất và giới thiệu các dự án tại Nhật Bản đã sử dụng hiệu quả xử lý phát sinh chất thải thực phẩm, bùn thải tới các doanh nghiệp tỉnh Quảng Ninh.
Một số công trình Nhật Bản đầu tư vào Quảng Ninh:
Cung Văn hóa Lao động Việt-Nhật xây dựng ở phường Hồng Gai, thành phố Hạ Long, do tổ chức Công đoàn SOHYO Nhật Bản viện trợ không hoàn lại cho công nhân vùng mỏ, khởi công xây dựng năm 1976, khánh thành đưa vào hoạt động ngày 2/9/1978.
Cung Văn hóa Lao động Việt-Nhật sân khấu rộng 450m2, cao 18m với 748 chỗ ngồi. NSND Quang Thọ có nhận xét, là rạp hát trang âm, cách âm, ánh sáng sân khấu tốt nhất Quảng Ninh.
Cầu Bãi Cháy khởi công ngày 18/5/2003, khánh thành đưa vào sử dụng ngày 2/12/2006, kinh phí đầu tư giá tiền thời điểm ấy là 2.140 tỷ đồng, gồm vốn ODA đặc biệt của Chính phủ Nhật Bản và một phần vốn đối ứng trong nước.
Cầu Bãi Cháy đã sử dụng 20 năm mà lớp bêtông vẫn sáng màu, các hạng mục chưa phải sửa chữa thay thế.
Lễ khởi công và trao giấy chứng nhận đầu tư cho Dự án Nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh ngày 24/10/2021. Dự án FDI Nhật Bản, tiêu biểu nhất với tổng vốn đầu tư 1.998 triệu USD.
Ngày 12/3/2018, Chủ tịch thành phố ASAHIKAWA Nhật Bản ký với UBND tỉnh Quảng Ninh đầu tư dự án nghiên cứu, chuyển giao về ứng dụng công nghệ sản xuất chế phẩm sinh học G-TEX, giao cho Công ty G-reentex và Công ty Chodai của Nhật Bản liên doanh với Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Việt Long thực hiện.
Chuyên gia Nhật Bản trình bày công nghệ tiên tiến của Nhật hỏa thiêu rác thải công nghiệp, rác thải y tế, rác thải sinh hoạt tận dụng nhiệt phát điện.
Tập đoàn Chodai CoLtd và Tập đoàn Maeda Corporation Nhật Bản, thực tế hiện trường tại Nhà máy rác Khe Giang, Uông Bí để liên doanh đốt rác phát điện.
Lễ Hội hoa Anh Đào-Mai vàng Yên Tử, tổ chức tại non thiêng Yên Tử là sản phẩm du lịch đặc sắc của thành phố Uông Bí.
Lễ hội hoa Anh Đào - Mai vàng Yên Tử tổ chức tại quảng trường 25.4 thành phố Hạ Long, nét đẹp văn hóa níu chân du khách ở thành phố du lịch bên bờ vịnh Hạ Long Di sản thiên nhiên thế giới.
Vũ Phong Cầm
Theo