Thứ năm 19/09/2024 04:28 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Nhà vệ sinh công cộng biến tướng ở TPHCM

18:57 | 12/03/2023

Là một trong những tiêu chí đánh giá văn minh đô thị song tại TPHCM, nhà vệ sinh công cộng vốn đã thiếu lại còn bị chiếm dụng làm của riêng.

TPHCM có hơn 10 triệu người sinh sống và trong năm 2022 đón 30 triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước. Năm 2023, TPHCM đặt mục tiêu phấn đấu đón 35 triệu lượt khách (trong đó có 5 triệu lượt khách quốc tế)

Tuy nhiên, trên địa bàn TPHCM hiện nay chỉ có khoảng 200 nhà vệ sinh công cộng.

Theo các thông tin chính thức thì trong tháng 2/2023, bảng xếp hạng của QS Supplies, báo Nikkei Asia đánh giá chất lượng nhà vệ sinh công cộng tại TP.HCM xếp ở vị trí 67/69 thành phố du lịch trên thế giới.

Trong số các nhà vệ sinh công cộng đã được xây dựng, hiện có không ít các công trình bị chiếm dụng, sử dụng sai mục đích một cách công khai mà không bị xử lý.

Người dân và du khách đến TPHCM rất khó khăn để tìm các nhà vệ sinh công cộng, đặc biệt là dành cho người già, trẻ em và người khuyết tật...

Nhà vệ sinh công cộng biến tướng ở TPHCM
Nhà vệ sinh cộng cộng rộng rãi, nằm ngay mặt tiền trục đường chính Lê Hồng Phong quận 5, TPHCM nhưng rất vắng vẻ do một số các hộ gia đình biến công trình công cộng thành nơi ở, sinh hoạt riêng.
Nhà vệ sinh công cộng biến tướng ở TPHCM
Nhà vệ sinh công cộng thành nơi tập kết đủ mọi thứ "hầm bà lằng" rất lộn xộn.
Nhà vệ sinh công cộng biến tướng ở TPHCM
Nhà vệ sinh công cộng ghi rõ "không thu phí" đã bị biến tướng thành hiệu tạp hóa, dù nằm ngay mặt tiền một con đường ở quận 4, TPHCM.
Nhà vệ sinh công cộng biến tướng ở TPHCM
Một nhà vệ sinh công cộng có biển báo bằng tiếng Anh, được ốp gạch lát rất đẹp, ghi cả số điện thoại đường dây nóng... nhưng hiện nay trở thành điểm bán thẻ cào, nước giải khát, thuốc lá.
Nhà vệ sinh công cộng biến tướng ở TPHCM
Tại TPHCM có một số nhà vệ sinh công cộng hiện đại, đặc biệt ở công viên Tao Đàn, nhà vệ sinh có mở nhạc suốt ngày, thu hút nhiều người dân và du khách. Tuy nhiên, số lượng các nhà vệ sinh hiện đại như vậy không nhiều.
Nhà vệ sinh công cộng biến tướng ở TPHCM
Các nhà vệ sinh công cộng thường đặt tại các khu vực đông đúc, sầm uất, được xem là "đất vàng", nhưng chưa được khai thác tốt nên xuống cấp và bị chiếm dụng sai mục đích.
Nhà vệ sinh công cộng biến tướng ở TPHCM
Theo lãnh đạo một số quận thì hiện số lượng nhà vệ sinh rất thiếu, thậm chí có quận tại TPHCM không còn nhà vệ sinh công cộng tại các trục đường để phục vụ du khách và người dân.

Mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện chỉ đạo việc tập trung kiểm tra rà soát và đầu tư xây dựng trường học, các cơ sở y tế và nhà vệ sinh công cộng tại trường học, đô thị.

Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi cũng đã chỉ đạo các đơn vị phối hợp triển khai ngay chương trình nhà vệ sinh công cộng tại khu trung tâm, công viên, nơi có đông dân cư và du khách.

Người dân và du khách hy vọng, với những động thái quyết liệt, TPHCM sẽ khôi phục được hệ thống nhà vệ sinh công cộng cũng như xây dựng thêm các nhà vệ sinh mới đáp ứng nhu cầu của thành phố hiện đại vốn từng được ví là "Hòn ngọc viễn đông".

Theo Nguyễn Anh/Tienphong.vn

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Cơ hội “vàng” để quy hoạch đô thị ven sông Hồng đột phá

    Luật Thủ đô (sửa đổi) với nhiều quy định mới về chính sách, cơ chế đặc thù được xem là động lực, cơ hội để Hà Nội tập trung nguồn lực, quy hoạch đô thị ven sông Hồng thành điểm đột phá.

    08:46 | 17/09/2024
  • Thừa Thiên – Huế: Lên phương án “làm đẹp” cây xanh đô thị trước mùa mưa bão

    (Xây dựng) - Mùa mưa bão đang đến gần, với mật độ cây xanh dày đặc, trong đó có nhiều cây cổ thụ, cây lâu năm… có nguy cơ ngã, đổ bất cứ lúc nào. Do vậy, UBND thành phố Huế (Thừa Thiên – Huế) đã chỉ đạo Trung tâm công viên cây xanh Huế thống kê hiện trạng cây xanh và lên phương án cắt tỉa, hạ độ cao… nhằm bảo vệ hệ thống cây xanh đô thị trong mùa mưa bão.

    14:40 | 16/09/2024
  • Bảo vệ cây xanh đô thị tại Hà Nội: Cần một giải pháp quản lý thống nhất, toàn diện

    (Xây dựng) – Cơn bão số 3 đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho hệ thống cây xanh đô thị Hà Nội, với hàng chục nghìn cây xanh bị bật gốc, gãy đổ. Trước tình hình này, việc bảo vệ và khôi phục cây xanh trở thành nhiệm vụ cấp bách, đòi hỏi một giải pháp quản lý thống nhất, toàn diện cùng với việc nâng cao kỹ thuật trồng và chăm sóc để giảm thiểu rủi ro trong tương lai.

    10:34 | 16/09/2024
  • Hạ Long: Trả lại cảnh quan đô thị sau bão số 3 tại phường Cao Thắng

    (Xây dựng) – Tại phường Cao Thắng, thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), bão số 3 đi qua khiến đô thị tan hoang, cây đổ, vật liệu xây dựng theo bão ùn lên đường phố, thành phố đã kịp thời mở chiến dịch 7 ngày đêm thần tốc dọn dẹp vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả thiên tai. Phường Cao Thắng đã huy động lực lượng, tổ chức thu dọn cây đổ, làm vệ sinh môi trường xuyên đêm, sớm trả lại cảnh quan đô thị.

    09:31 | 15/09/2024
  • Cần Thơ: Đến năm 2030 có thêm 5 đô thị loại IV và 1 đô thị loại V

    (Xây dựng) – Ngày 13/9, UBND thành phố Cần Thơ đã ban hành Báo cáo số 247/BC-UBND Kế hoạch phân loại đô thị đến năm 2030 của thành phố Cần Thơ. Theo Kế hoạch đến năm 2030, thành phố Cần Thơ có 5 đô thị loại IV và 1 đô thị loại V.

    15:48 | 14/09/2024
  • Xây dựng Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

    Phóng viên TTXVN có cuộc trao đổi với ông Vương Quốc Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh về những nội dung liên quan để làm rõ hơn định hướng phát triển của tỉnh trong thời gian tới.

    15:22 | 14/09/2024
  • Lào Cai: Tăng cường quản lý cây xanh tại các đô thị trên địa bàn tỉnh

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Lào Cai vừa có Văn bản số 5036/UBND-XD giao một số Sở, ngành liên quan, các địa phương tăng cường quản lý cây xanh tại các đô thị trên địa bàn tỉnh.

    21:04 | 13/09/2024
  • Tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh Bến Tre đạt 24%: Cơ hội và thách thức trong hành trình phát triển

    (Xây dựng) - Tỷ lệ đô thị hóa tỉnh Bến Tre đang trên đà phát triển nhưng vẫn còn nhiều việc cần làm. Theo Nghị quyết số 06-NQ/TU của Tỉnh ủy, ban hành ngày 29/1/2021, mục tiêu được đặt ra cho giai đoạn 2021-2025 là đạt ít nhất 27% tỷ lệ đô thị hóa, và sang năm 2030 sẽ nâng lên 45%. Tuy nhiên, với tỷ lệ đô thị hóa hiện tại chỉ đạt 24%, rõ ràng việc thực hiện các mục tiêu này sẽ cần có những giải pháp quyết liệt hơn.

    14:20 | 13/09/2024
  • Kon Tum: Mục tiêu đô thị hóa 50% vào năm 2030, dự kiến mức kinh phí thực hiện gần 68.000 tỷ đồng

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Kon Tum vừa thông qua quyết định phê duyệt chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn kéo dài đến năm 2050. Đây là bước đi quan trọng trong việc định hình và phát triển hệ thống đô thị của tỉnh, với mục tiêu thúc đẩy phát triển bền vững, tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng và nâng cao đời sống xã hội.

    14:17 | 13/09/2024
  • Bắc Ninh: Bức tranh kinh tế đa màu sắc, hướng tới đô thị loại I

    (Xây dựng) - Với phương châm “Thành công của doanh nghiệp là thành công của tỉnh và khó khăn, thất bại của doanh nghiệp cũng là khó khăn, thất bại trong công tác điều hành của tỉnh”, tỉnh Bắc Ninh tiếp tục thu hút đầu tư trong và ngoài nước, ghi nhận những con số tăng trưởng ấn tượng trong tháng 8/2024.

    14:13 | 13/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load