Thứ tư 05/02/2025 16:47 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Pháp luật /

Nguyễn Xuân Sơn bị đề nghị tử hình, Hà Văn Thắm chung thân

22:45 | 14/09/2017

Ngoài đề nghị hình phạt tù, đại diện Viện kiểm sát cũng đề nghị bồi thường dân sự số tiền cụ thể mà các bị cáo đã chiếm đoạt của Oceanbank và PVN. Và để đảm bảo công tác thi hành án, đại diện Viện kiểm sát tiếp tục thực hiện lệnh kê biên tài sản đối với các bị cáo để đảm bảo công tác thi hành án.

Sau hai ngày nghỉ, sáng 14-9, TAND TP Hà Nội tiếp tục mở phiên toà hình sự sơ thẩm xét xử đại án kinh tế xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đại Dương Oceanbank.  Sang ngày xét xử thứ 12, HĐXX cho biết đã kết thúc phần thẩm vấn để chuyển sang phần tranh luận. Trước khi tranh luận, HĐXX đề nghị đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố trình bày quan điểm giải quyết vụ án này.

Theo quan điểm của đại diện Viện kiểm sát, xuất phát từ động cơ tư lợi cá nhân, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn, cựu Tổng Giám đốc Oceanbank đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để chi phối, yêu sách, áp đặt và chỉ đạo bị cáo Hà Văn Thắm, cựu Chủ tịch HĐQT Oceanbank thực hiện việc thu phí, chi lãi suất ngoài trái pháp luật nhằm mục đích trục lợi, qua đó bị cáo Sơn đã nhận và chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn.


Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn

Hành vi đó của bị cáo Sơn đã gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước, tài sản của Oceanbank, ảnh hưởng tiêu cực đến chủ trương, chính sách tài chính, tiền tệ của Nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín và vị thế của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), gây bất bình trong xã hội và nhân dân.

Quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa, bị cáo Sơn chưa thành khẩn khai báo, quanh co chối tội, không thừa nhận hành vi chiếm đoạt của mình, không có ý thức khắc phục hậu quả thiệt hại. Bởi vậy cần thiết phải xử lý thật nghiêm khắc theo các khung hình phạt tương ứng đã truy tố nhằm đảm bảo cho việc răn đe, phòng ngừa tội phạm.

Ngoài bị cáo Sơn, và bị cáo Thắm, các bị cáo khác từng là cấp dưới của Thắm và Sơn giữ vai trò đồng phạm giúp sức cho tội phạm xảy ra tại Oceanbank khi cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.


Bị cáo Hà Văn Thắm

Chính từ điều đó, các bị cáo là Giám đốc, Phó Giám đốc các chi nhánh, phòng giao dịch của Oceanbank đã giúp sức cho lãnh đạo chủ chốt của Oceabank một thời là Hà Văn Thắm, Nguyễn Xuân Sơn, Nguyễn Minh Thu, Nguyễn Văn Hoàn lạm chức chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản với số tiền đặc biệt lớn.

Sau khi phân tích, đánh giá về tính chất, mức độ phạm tội của các bị cáo trong vụ án này, đại diện Viện kiểm sát đề nghị mức án cụ thể đối với các bị cáo như sau:


Các bị cáo nghe đại diện Viện kiểm sát đề nghị mức án.

Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn,c ựu Tổng Giám đốc Oceankank bị đề nghị mức án từ 16-18 năm tù về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; chung thân về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản: tử hình về tội tham ô tài sản. Tổng hợp hình phạt, Viện kiểm sát đề nghị xử phạt bị cáo Nguyễn Xuân Sơn hình phạt chung là tử hình.

Bị cáo Hà Văn Thắm, cựu Chủ tịch HĐQT Oceanbank bị đề nghị từ 19-20 năm tù về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; 18-20 năm tù về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; 20 năm tù về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; chung thân về tội tham ô tài sản. Tổng hợp hình phạt, Viện kiểm sát đề nghị xử phạt bị cáo Hà Văn Thắm hình phạt chung là chung thân.

Bị cáo Nguyễn Minh Thu, cựu Phó Tổng Giám đốc Oceanbank bị đề nghị phạt từ 14-15 năm tù về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; 10-12 năm tù về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Tổng hợp hình phạt, Viện kiểm sát dề nghị xử phạt bị cáo Nguyễn Minh Thu phải chấp hành hình phạt chung từ 24-27 năm tù.


Bị cáo Nguyễn Minh Thu. ảnh: Zing

Bị cáo Nguyễn Văn Hoàn bị đề nghị từ 10-12 năm tù về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; 10-12 năm tù về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Tổng hợp hình phạt, Viện kiểm sát đề nghị xử phạt bị cáo Nguyễn Văn Hoàn hình phạt chung từ 20-24 năm tù.

Bị cáo Phạm Công Danh bị đề nghị xử phạt từ 16-17 năm tù; bị cáo Hứa Thị Phấn bị đề nghị từ 17-18 năm tù; bị cáo Trần Văn Bình bị đề nghị từ 5-6 năm tù cùng về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. 


Bị cáo Nguyễn Văn Hoàn

Tổng hợp với bản án sơ thẩm ngày 9/9/2016 của TAND TP Hồ Chí Minh đã xử phạt Trần Văn Bình 4 năm tù, và bản án phúc thẩm ngày 24/1/2017 của TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh đã xử phạt Phạm Công Danh 30 năm tù về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, Viện kiểm sát đề nghị buộc bị cáo Danh phải chấp hành hình phạt chung đối với cả hai bản án là 30 năm tù; buộc bị cáo Bình phải chấp hành hình phạt chung cho cả hai bản án từ 9-10 năm tù.


Bị cáo Phạm Công Danh

Các bị cáo còn lại bị đề nghị các mức án từ 18-24 tháng tù (án treo) đến 17-18 năm tù giam. Riêng bị cáo Hoàng Thị Hồng Tứ (diễn viên Quỳnh Tứ), cựu Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần BSC Việt Nam (công ty của Hà Văn Thắm) bị đề nghị mức án từ 30-36 tháng tù về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.


Bị cáo Trần Văn Bình (hàng trên)

Ngoài đề nghị hình phạt tù, đại diện Viện kiểm sát cũng đề nghị bồi thường dân sự số tiền cụ thể mà các bị cáo đã chiếm đoạt của Oceanbank và PVN. Và để đảm bảo công tác thi hành án, đại diện Viện kiểm sát tiếp tục thực hiện lệnh kê biên tài sản đối với các bị cáo để đảm bảo công tác thi hành án.

Đối với Oceanbank, địa diện Viện kiểm sát xác định, Ngân hàng Nhà nước không phát hiện kịp thời, công tác đôn đốc kiểm tra không được sâu sát nên ngày càng xảy ra nghiêm trọng hơn. Để xảy ra sai phạm này có một phần trách nhiệm của một số đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước từ năm 2014. Vì thế, đại diện Viện kiểm sát đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xử lý theo quy định đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm. Sau khi đại diện Viện kiểm sát trình bày quan điểm giải quyết vụ án, phiên toà tiếp tục với phần tranh luận.

Theo Nguyễn Hưng/Cand.com.vn

Cùng chuyên mục
  • Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

    (Xây dựng) – Bộ Xây dựng vừa ban hành Quyết định số 90/QĐ-BXD về Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp năm 2025 của Bộ Xây dựng.

  • Thanh Hóa: Thanh tra dự án nâng cấp, cải tạo Công viên Hội An

    (Xây dựng) - Phó Chánh Thanh tra tỉnh Thanh Hóa Trương Nho Tự vừa ký Quyết định số 63/QĐ-TTTH thanh tra việc đầu tư xây dựng dự án nâng cấp, cải tạo Công viên Hội An, thành phố Thanh Hóa.

  • Hoàn thiện Dự thảo Luật Quản lý phát triển đô thị

    (Xây dựng) - Năm 2024, Cục Phát triển đô thị tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 24/01/2022 về Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW; thực hiện các nhiệm vụ theo lĩnh vực được giao về quản lý và phát triển đô thị; tham mưu Bộ trưởng Bộ Xây dựng hoàn thiện thể chế, các văn bản quy phạm pháp luật…

  • Luật Nhà ở: Tác động tích cực tới thị trường

    (Xây dựng) - Với nhiều điểm đột phá, khả thi và phù hợp với thực tiễn, Luật Nhà ở 2023 đang triển khai sâu rộng, đem lại nhiều phản hồi và tác động tích cực; dần tháo gỡ vướng mắc pháp lý cho thị trường nhà ở và tạo điều kiện tiếp cận nhà ở tốt hơn cho người dân.

  • Đưa Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn sớm vào cuộc sống

    (Xây dựng) - Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn chính thức được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8. Luật gồm 5 Chương và 59 Điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025.

  • Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội: Siết chặt kỷ cương trong quản lý trật tự xây dựng

    (Xây dựng) - Nhờ tăng cường công tác thanh, kiểm tra chuyên ngành, năm 2024, Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội đã phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm hành chính trong xây dựng; hướng dẫn chủ đầu tư, các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng thực hiện đúng quy định của pháp luật, góp phần xây dựng Thủ đô “Văn hiến - văn minh - hiện đại”.

Xem thêm
  • Khắc phục bất cập trong quản lý, phát triển đô thị

    (Xây dựng) - Để sớm khắc phục bất cập trong công tác quản lý và phát triển đô thị, Bộ Xây dựng đã tham mưu Chính phủ trình Quốc hội đề nghị xây dựng Luật Quản lý phát triển đô thị (QLPTĐT) và đã được Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025.

    20:00 | 28/01/2025
  • Vụ pháp chế: tập trung xây dựng thể chế

    (Xây dựng) - Năm 2024, Bộ Xây dựng đã tập trung mọi nguồn lực để triển khai công tác xây dựng thể chế và tổ chức triển khai các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) đã được ban hành. Thực hiện chức năng của mình, Vụ Pháp chế đã phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ triển khai hiệu quả công tác hoàn thiện thể chế, thi hành pháp luật và các công tác pháp chế được giao.

    14:00 | 27/01/2025
  • Hà Nội: Làm rõ trách nhiệm 2 quận liên quan đến vi phạm tại Cụm công nghiệp Từ Liêm

    (Xây dựng) - Liên quan đến vi phạm tại Cụm công nghiệp Từ Liêm, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm của UBND quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm.

    11:03 | 23/01/2025
  • Bình Định: Khởi tố vụ án khai thác cát trái phép

    (Xây dựng) - Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an tỉnh Bình Định) đã tiến hành Khởi tố vụ án khai thác cát trái phép tại Công ty TNHH Đắc Tài có trụ sở tại thôn Thủ Thiện Thuận, xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn. Đây là vụ án khai thác trái phép khoáng sản (cát) lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh.

    12:36 | 22/01/2025
  • Nhiều cá nhân và tập thể bị kỷ luật tại Gia Lai

    (Xây dựng) - Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Gia Lai đã tiến hành xử lý kỷ luật đối với nhiều cá nhân và tập thể thuộc Cục Thi hành án dân sự tỉnh Gia Lai và nguyên Giám đốc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Đăk Đoa do các sai phạm trong lãnh đạo, quản lý và thực hiện nhiệm vụ.

    12:26 | 22/01/2025
  • Nghệ An: Vi phạm quy định phòng cháy, Công ty Trung Đô bị xử phạt 80 triệu đồng

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành quyết định xử phạt 80 triệu đồng đối với Công ty Cổ phần Trung Đô (Công ty Trung Đô) do đưa công trình vào sử dụng, hoạt động khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.

    22:33 | 21/01/2025
  • Khởi tố, bắt tạm giam Giám đốc Đại học Huế

    (Xây dựng) - Ngày 18/1, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Huế cho biết, vừa phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam ông Lê Anh Phương, Giám đốc Đại học Huế để điều tra, làm rõ hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ.

    19:53 | 18/01/2025
  • Gia Lai: Hơn 2,7 tỷ đồng sai phạm tại huyện Chư Prông phải thu hồi

    (Xây dựng) - Thanh tra tỉnh Gia Lai vừa công bố Kết luận Thanh tra, yêu cầu thu hồi số tiền hơn 2,7 tỷ đồng do sai phạm tại các cơ quan trực thuộc UBND huyện Chư Prông. Kết luận này nêu rõ những hạn chế trong quản lý tài chính và đầu tư xây dựng tại địa phương trong giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2023.

    23:03 | 15/01/2025
  • Năm 2024, Thanh tra Sở Xây dựng Quảng Nam xử phạt nhiều đơn vị với số tiền hơn 1,3 tỷ đồng

    (Xây dựng) – Trong năm 2024, qua công tác thanh tra, kiểm tra, Thanh tra Sở Xây dựng Quảng Nam đã phát hiện, tham mưu xử lý vi phạm hành chính nhiều đối tượng vi phạm, với tổng số tiền xử phạt là 1,365 tỷ đồng, trong đó xử lý vi phạm về trật tự xây dựng là 1,04 tỷ đồng.

    21:30 | 15/01/2025
  • Bắc Giang: Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng đối với 47 tổ chức

    (Xây dựng) – Trong năm 2024, Sở Xây dựng Bắc Giang đã ban hành 50 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng đối với 47 tổ chức, số tiền phạt 2,62 tỷ đồng.

    19:32 | 14/01/2025
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load