Thứ ba 14/01/2025 10:11 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Người giữ rừng Mường Phăng

09:53 | 11/05/2009

Ðã gần hai năm, dự án nâng cấp, cải tạo con đường xuyên Tây Bắc vẫn trong giai đoạn hoàn thiện, nên đi lại hết sức thận trọng... Từ thành phố, theo con đường "vàng" 28 km Ðiện Biên - Mường Phăng, thỉnh thoảng lại gặp các đoàn khách du lịch.

Tháng 5 Ðiện Biên. Trong kỳ tích lịch sử chiến tranh của nhân loại ấy, có một con người bé nhỏ, luôn khuất lấp trong rừng người Ðiện Biên. Người ấy là ông già 86 tuổi người dân tộc Thái ấy, đã yếu lắm, nhưng trước khi ốm uất già nua, ông đã cống hiến hết mình. Ngại ngần trước sự kiên trì chờ đợi của chúng tôi để được nghe những hồi niệm xa xăm, vợ ông lay mãi...     

Con trai ông là Bí thư Ðảng ủy xã Mường Phăng, Lò Văn Biên, đi công tác vắng. Căn nhà sàn truyền thống giữa bản Bua chìm trong ráng chiều thăm thẳm. Ông già Lò Văn Bóng heo hắt quá. Tiếng thở đã nặng như tiếng xe kéo quệt, người miền núi làm giống cái khung xe bò, trâu cứ thế kéo đi không bánh. Bên nhà hàng xóm, tiếng chiêng, tiếng trống, tiếng sạp, tiếng xòe tưng bừng cả "thung lũng duyệt binh". Người ta đang mừng ngôi nhà gỗ mới. Bà Bóng nói, họ có sang mời nhưng ông ốm không đi được.

Năm 1943, ông Bóng mới 11 tuổi, không hiểu gì nhiều, ông chỉ biết người ta truyền miệng nhau vài câu nói: "Ði sống!"; "Ði tự do!"; "Ði làm người!"..., bởi ở nơi cũ (Thôm Mòn - Thuận Châu - Sơn La; cách Ðiện Biên 131 km) đất thiếu người thừa, và thừa nhất vẫn là Tạo, là Phìa... Các khoản nộp thuế, phu phen, tạp dịch hai thì sức lực trai mộng chỉ làm nổi một. Vậy là đi Mường Phăng, thở chẳng bị ai kẹp, ăn chẳng bị ai chẹt, cái chân, lời nói, tiếng hát... khỏe bằng nào thể hiện hết bằng ấy. Nhưng rồi, cái dễ thở cũng chẳng được bao lâu. Vài tuần, thằng Pháp lại mò vào "tắc bọp" một lần, và mỗi lần mất đi bao nhiêu lợn, gà, trâu, bò, ngựa. Thanh niên bị bắt phu, bắt lính. Người già, trẻ con phải làm đến kiệt sức để đóng thuế. Tháng 12 năm 1952, ông Bóng tham gia lực lượng công an xã, giải phóng Ðiện Biên lần thứ nhất. Chưa đầy năm sau, khi mà các đơn vị bộ đội chủ lực rút về xuôi, giặc Pháp nhảy dù chiếm lại Ðiện Biên Phủ. Thở, ăn, nói, hát, đi... lại bị mất tiền, mất của. Ông Bóng được cử sang làm xã đội trưởng để bảo vệ con trâu, con bò và con trai, con gái.

Trung tuần tháng 1 năm 1954, xã đội Mường Phăng nhận được nhiệm vụ bảo vệ khu rừng bộ đội rộng hơn 200 ha. Bộ đội ở đâu nhiều thế. Súng ống, đại bác, cả xe đạp và gạo nữa. Có người xui ông Bóng xin mấy khẩu súng về để bảo vệ trâu, nhưng ông thấm nhuần mệnh lệnh bí mật, không gây nổ, cháy để địch chú ý. Với lại, ông cũng được Ủy ban Hành chính kháng chiến phát cho hai quả lựu đạn, mà ông ngầm "phân công" ông một, địch một. Thế rồi, chỉ trong một đêm, trên đỉnh Pú Huốt mọc lên một cây xanh lừng lững. Ngọn núi mà ông dịch là Rá Vo Gạo. Chặn một cậu bé đeo túi thổ cẩm, trong có vài quyển sách lớp một (có lẽ là học trò), đang len lỏi trong rừng di tích, thì cậu ta bảo đấy là Núi Sừng Trời (quả nó giống chiếc sừng, nhọn và cao nhất Mường Phăng). Cái cây ấy xanh đến chiều thì úa vàng, nhưng sáng sau xanh ngắt lại. Mãi khi giải phóng (7-5-1954), ông Bóng trèo nửa ngày lên mới biết đấy là đài quan sát chiến dịch. Từ đây, cán bộ trực đài nhìn thấy gì ở Tây Bắc lòng chảo Mường Thanh (nay là TP Ðiện Biên Phủ) thì báo xuống núi. Bây giờ, trên ấy chỉ có ba chiếc cọc bê-tông cao chừng một mét, có lẽ làm nhiệm vụ ghi nhớ chứ không phải là một chiếc chòi canh, tạo cho du khách cảm giác được phóng tầm mắt ra cánh đồng Mường Thanh và hình dung những trận chiến dữ dội, ta và địch giành nhau từng mét đất, từng đoạn. Sau giải phóng, ông Bóng cũng mới biết ông vừa hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ rất quan trọng thông qua những căn hầm xuyên thủng núi, những lán giao ban, nhà hậu cần, tác chiến... ẩn kín dưới tán cây kang, cây phặng, cây khẻ mu... đại thụ. Trước khi bộ đội rút đi, có một đồng chí cán bộ cấp đại đội vỗ vai ông: "Anh ở lại cố giữ nguyên mọi thứ cho nhân dân, cho Nhà nước". Ông Bóng đã "tuân lệnh" ấy tới 50 năm trời.

Một năm sau giải phóng, ông Bóng được bầu giữ chức Chủ tịch UBND xã Mường Phăng. Năm năm sau, ông chuyển sang giữ chức Bí thư Ðảng ủy xã, đến 1978 thì về hưu. Trong suốt quãng thời gian đương chức, ông lặng lẽ thực hiện tâm nguyện của người lính năm xưa, ngày ngày lặng lẽ xách dao đi vào rừng. Thế nhưng có một điều bình thường như đếm ngón tay là, lúc ông còn làm chủ tịch, nói mọi người nghe răm rắp. Nghỉ rồi, thì khác đấy. Hầm đã sập, lán đã mục, người đã đi. Ông giữ làm gì? Quyền đâu? Ông nói quyền ông là quyền một công dân. Chúng bảo ông điên. Mặc ông kiếm từ giải thích kiếm từ công việc. Ông từ chối tới ba lần tỉnh gọi đi làm cán bộ, để ngày ngày đi bảo vệ rừng di tích. Ông bảo, Sở chỉ huy chiến dịch là "đặc sản" của Mường Phăng, của Ðiện Biên và của Việt Nam. Rồi một ngày nào đó người ta sẽ đến Ðiện Biên, sẽ đến Mường Phăng. Mà chỉ có Mường Phăng mới có "Rừng Ðại tướng", mới có Chiến thắng lịch sử Ðiện Biên Phủ.

Ông Bóng đang ngậm ngùi kể về cuộc chiến không cân sức giữa ông với bọn lâm tặc phá rừng. Ông đã từng có câu nói nổi tiếng: "Thù lao bảo vệ di tích chính là trách nhiệm đảng viên của tôi". Cuối 2003, ông Bóng trình lên xã, đề nghị xử lý 73 hộ dân đốt rừng làm nương, và ba hộ lén lút khai thác tổng cộng 16 cây gỗ với một nếp nhà sàn hoàn chỉnh (20m3). Sang đầu 2004 - Năm du lịch Ðiện Biên Phủ, bắt quả tang Giám đốc khách sạn Pa Khoang Nguyễn Văn Kỷ cầm đầu bọn lâm tặc chặt 38 cây gỗ ở eo 500. Rồi phản kháng quyết liệt ông giám đốc bảo tàng tỉnh làm tờ trình xin gỗ Mường Phăng để làm nhà sàn, v.v. và v.v. Ông Bóng bấy giờ nổi nóng: "Anh quyết được không, di ngay những hộ dân ở bản Phăng ra khỏi khu vực di tích. Hôm nay chỉ là cái nền nhà, ngày mai thêm mảnh vườn, cái ao, miếng ruộng. Lấy lại rừng của kiểm lâm giao lại cho lâm trường đi. Phải đi xem những ngôi nhà gỗ quý sơn toa, cầu kỳ, lộng lẫy và bóng loáng như được gạ giả vờ một lớp vàng chóa mắt, có trị giá bằng cả căn biệt thự bốn, năm tầng ở thị trấn huyện, ở thành phố mới thấy rừng đau như thế nào...".

Năm 1984, Ðại tướng Hoàng Văn Thái lên thăm Mường Phăng, biết chuyện ông Bóng,  Ðại tướng ôm ghì người đồng đội từng bảo vệ mình, bảo vệ Sở chỉ huy chiến dịch mà giờ mới gặp mặt, vừa khóc vừa nói: "Anh Bóng ơi, anh đúng rồi. Mường Phăng là của cả nước đấy, anh cố giữ lấy nhé". Bữa ấy, xã mổ một con lợn 50 kg tại nhà ông Bóng để tiếp Ðại tướng, nhưng "anh Thái" không ăn mà chỉ xin ông một bát cháo. Sau khi Ðại tướng Hoàng Văn Thái về được non tháng, một đơn vị bộ đội vào sửa lại cửa hầm và phát dọn đường biên bảo vệ. Từ đó, ông Bóng cùng với sáu người nữa trong tổ hưu Mường Phăng chính thức được lập thành tổ bảo vệ di tích do ông làm tổ trưởng. Vậy là ông đã đúng. Dịp kỷ niệm 40 năm (1994), Ðại tướng Võ Nguyên Giáp lên thăm Mường Phăng. Cảm kích trước tấm lòng ông Bóng, đích thân Ðại tướng mời ông về Hà Nội, an dưỡng 15 ngày tại nhà nghỉ Bộ Quốc phòng. Thấy thế, nhiều người tưởng ông là một vị cán bộ lừng danh nào đó, khi được ông cho biết ông chỉ là một nông dân người Thái ở Ðiện Biên, trong họ có nhiều thắc mắc. Ông kể, về Hà Nội anh Văn chiều lắm, cho đi thăm Lăng Bác, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hồ Gươm, vườn thú... nhưng nhớ rừng lắm. Ðêm ông thường mơ thấy tiếng cây đổ, tỉnh dậy thì ra tiếng ô-tô chạy thông đêm. Ông cũng vinh dự được Ðại tướng mời đến thăm nhà bốn lần, ở lại ăn cơm một bữa. Những ngày chơi Hà Nội, Ðại tướng dặn đồng chí đại úy đưa ông Bóng đi bất cứ nơi nào, mua bất cứ thứ gì ông thích, nhưng ông Bóng chỉ xin cái xoong quân dụng để nấu rượu sắn. Mãi gần ngày về ông mới chịu để mua thêm chiếc xe đạp, vừa làm vui lòng anh Văn, vừa dùng đi 1,5 km từ nhà ông vào khu di tích đuổi bọn phá rừng...

Ông Bóng vẫn nằm thiêm thiếp. Chuyện "thường ngày ở bản" được nhắc nhiều nhất có lẽ là chuyện thiệt thòi của ông Bóng. Về đồng lương, từ lúc thù lao chỉ là trách nhiệm đảng viên tận 24 năm sau mới được công nhận, thể hiện bằng việc hằng tháng bảy con người được lĩnh 15 rồi 70 nghìn đồng; và năm 2004 là 550 nghìn đồng/người/tháng. Ðến lúc đó thì ông Bóng về hưu.

Nói gì với ông bây giờ, khi mà mặt trời đã rơi xuống núi. Trong cơn mơ, ông thường thấy rõ mồn một những cánh rừng xa vài chục cây số, giáp xã Pú Nhi, Phì Nhừ (huyện Ðiện Biên Ðông), và hoài nhớ. Chúng tôi muốn nói với khoảng lặng quanh ông, đúng ra là trả lời câu hỏi của ông về rừng di tích (đã từ Tết Nguyên đán Ðinh Hợi - 2007 ông chưa ra khỏi giường), rằng ông hãy tin vào đức tin, tin vào một cộng đồng có ý thức, trách nhiệm với đất, với rừng, với truyền thống. Chẳng biết ông có nghe ra sự an ủi vụng về ấy không mà trên hai khóe mắt, hai giọt nước mắt bất chợt lăn ra.

Bút ký của Nguyễn Ðức Lợi (ND)

Theo baoxaydung.com.vn

Cùng chuyên mục
  • Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vinh danh Anh Trai “Say Hi” là chương trình biểu diễn nổi bật 2024

    (Xâydựng) - Chương trình âm nhạc Anh Trai “Say Hi”, sản xuất bởi VieON và Vie Channel (thuộc DatVietVAC Group Holdings), đã được vinh danh là “Chương trình biểu diễn nổi bật 2024” trong khuôn khổ sự kiện “Giới thiệu các gương mặt nghệ sỹ tiêu biểu và một số cuốn sách nổi bật lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, văn học năm 2024” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND thành phố Hải Phòng tổ chức tối 11/1/2025.

  • Sắp khởi động Lễ hội Xuân lớn nhất Việt Nam - Ánh sáng Phương Đông 2025 Ocean City

    (Xây dựng) - Ngày 18/1 – 16/3/2025, tại Ocean City sẽ diễn ra Lễ hội Ánh sáng Phương Đông 2025. Với 580 sự kiện, 1.000 điểm trải nghiệm ẩm thực – mua sắm trong vòng 58 ngày, đây dự kiến là Lễ hội Xuân lớn nhất Việt Nam, thu hút hàng triệu lượt du khách đến vui chơi trong dịp Tết Ất Tỵ

  • Hải Dương: Tượng đài Tiếng sấm đường 5 được đầu tư gần 56 tỷ đồng sắp hoàn thành

    (Xây dựng) - Dự án xây dựng tượng đài Tiếng sấm đường 5 được khởi công xây dựng từ ngày 19/8/2023 tại xã Tuấn Việt, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương; với tổng vốn đầu tư 55,5 tỷ đồng, đến nay sắp được hoàn thành.

  • Hà Nội: Tăng cường các biện pháp quản lý và tổ chức Lễ hội

    (Xây dựng) – UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về việc tăng cường các biện pháp trong quản lý và tổ chức Lễ hội trên địa bàn Thành phố năm 2025.

  • Quảng Ninh: Hội tụ nhiều thuận lợi để phát triển công nghiệp văn hóa

    (Xây dựng) - Công nghiệp văn hóa được Việt Nam xác định là các ngành công nghiệp sản xuất ra các sản phẩm mang tính nghệ thuật và sáng tạo, thông qua khai thác những giá trị văn hóa để thu về những nguồn lợi kinh tế. Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra nhiệm vụ: “Khẩn trương triển khai phát triển có trọng tâm, trọng điểm ngành công nghiệp văn hóa và dịch vụ văn hóa trên cơ sở xác định và phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam”. Thực hiện “Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” của Chính phủ, bên cạnh tài nguyên văn hóa giàu có, Quảng Ninh còn hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển.

  • Đà Nẵng: DIFF 2025 hứa hẹn nhiều đột phá trong trình diễn

    (Xây dựng) – Tiếp nối thành công của DIFF 2024, Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (DIFF) 2025 sẽ có nhiều đổi mới và sáng tạo đột phá hứa hẹn mở ra một kỷ nguyên mới của pháo hoa Đà Nẵng, đánh dấu một giai đoạn phát triển thăng hoa mạnh mẽ hơn nữa của thành phố Đà Nẵng trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Xem thêm
  • Bảo vệ, phát huy di sản văn hóa phi vật thể võ cổ truyền Bình Định

    (Xây dựng) - Võ cổ truyền Bình Định không chỉ là một môn võ thuật, mà còn là kết tinh của tinh thần thượng võ, ý chí tự cường và văn hóa ứng xử cao đẹp của người Việt. Với chiều sâu lịch sử, văn hóa và triết lý sống, võ cổ truyền Bình Định chính là một trong những di sản phi vật thể cần được nhận diện, bảo vệ và phát huy.

    16:55 | 05/01/2025
  • Lạng Sơn: Chi hơn 14 tỷ đồng tổ chức Lễ hội Hoa Đào Xứ Lạng

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành Quyết định số 2374/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự toán kinh phí tổ chức Lễ hội Hoa Đào Xứ Lạng và các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025.

    20:27 | 03/01/2025
  • Công nhận 33 bảo vật quốc gia

    (Xây dựng) - Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1712/QĐ-TTg công nhận 33 bảo vật quốc gia (đợt 13, năm 2024).

    08:14 | 03/01/2025
  • Phát triển đô thị di sản trong kỷ nguyên mới: Bước ngoặt của vùng đất cố đô

    (Xây dựng) - Việt Nam đang chuyển mình trong kỷ nguyên đổi mới và hội nhập quốc tế, phát triển các đô thị di sản đã trở thành một yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của đất nước. Nhiều đô thị hiện nay đang sở hữu một hệ thống di sản văn hóa phong phú được công nhận ở cấp quốc gia và quốc tế, với hàng chục di sản vật thể, phi vật thể và thiên nhiên được UNESCO vinh danh. Việc gìn giữ và phát triển các đô thị di sản không chỉ khơi dậy niềm tự hào dân tộc mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy du lịch, phát triển kinh tế địa phương.

    20:57 | 01/01/2025
  • Kỷ lục mới: Gần 1 triệu người đổ bộ các tọa độ ăn chơi “họ Vin” trong đại tiệc chào năm mới 2025

    (Xây dựng) - Với không gian trải nghiệm đa dạng, từ mua sắm đến vui chơi giải trí, cùng âm nhạc đỉnh cao quy tụ dàn nghệ sĩ đình đám và vũ điệu pháo hoa rực sáng bầu trời… chuỗi “tọa độ Vin” từ Bắc vào Nam thực sự đã sáng nhất trong đêm 31/12 khi là nơi chào đón năm mới 2025 của gần 1 triệu du khách trong nước và quốc tế.

    15:16 | 01/01/2025
  • Bình Định: Tưng bừng đại tiệc âm nhạc tại đêm Countdown “Quy nhơn - Thiên đường biển - Vươn tầm khởi sắc"

    (Xây dựng) – Chương trình Countdown Tết Dương lịch 2025 "Quy nhơn - Thiên đường biển - Vươn tầm khởi sắc" đã đem đến cho khán giả một không gian bùng nổ trong âm thanh, ánh sáng bên bờ biển thơ mộng cùng hiệu ứng hỏa thuật đặc sắc.

    09:37 | 01/01/2025
  • Chào năm mới với niềm tin và hy vọng

    Ðêm 31/12/2024, các tỉnh, thành phố trong cả nước tổ chức nhiều chương trình, sự kiện văn hóa, thu hút rất đông người dân, nhất là giới trẻ, chào đón thời khắc chuyển sang năm mới. Năm 2024 với nhiều biến động vừa trôi qua. Vượt qua nhiều khó khăn, kinh tế đất nước tăng trưởng cao, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện. Mọi người hy vọng sang năm 2025 - năm hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm kỳ 2020-2025, với thời cơ vận hội mới, đất nước sẽ có nhiều chuyển biến mới.

    09:31 | 01/01/2025
  • Nâng tầm di sản văn hóa xứ Kinh Bắc

    (Xây dựng) - Bắc Ninh tiếp tục khẳng định vị thế là vùng đất giàu truyền thống lịch sử và văn hóa khi 11 di tích tiêu biểu vừa được UBND tỉnh công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.

    18:15 | 30/12/2024
  • "Hồi sinh" phố cổ Bao Vinh

    Các khu phố cổ ở vùng đất cố đô là yếu tố quan trọng kết nối các giai đoạn hình thành đô thị Huế. Một trong những khu phố cổ nổi tiếng ở thành phố Huế với sự sầm uất cùng những công trình kiến trúc cổ kính nằm ở hạ nguồn sông Hương là phố cổ Bao Vinh.

    10:57 | 29/12/2024
  • Phát huy giá trị Khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc

    Thời gian qua, với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước và của tỉnh Hải Dương, diện mạo Khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc (thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương) ngày càng khang trang. Các giá trị di sản văn hóa phi vật thể gắn liền với khu di tích được bảo tồn, phát huy hiệu quả.

    08:04 | 29/12/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load