Thứ năm 31/10/2024 17:13 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Ngành dệt may đón đầu cơ hội về thị trường

16:08 | 30/10/2024

(Xây dựng) - Đây là kỳ vọng của Ban tổ chức triển lãm quốc tế ngành Công nghiệp Dệt & May - Thiết bị, Nguyên phụ liệu & Vải 2024 (HanoiTex & HanoiFabric 2024), vừa tổ chức tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E Hà Nội.

Với hơn 210 nhà triển lãm đến từ 10 quốc gia và vùng lãnh thổ trưng bày những sản phẩm, thiết bị hiện đại nhất của ngành dệt may, cũng như các loại vải và nguyên phụ liệu đa dạng, đáp ứng xu hướng sản xuất hiện đại và bền vững...

Ngành dệt may đón đầu cơ hội về thị trường
Gian hàng tại triển lãm.

Triển lãm HanoiTex & HanoiFabric 2024 (diễn ra từ ngày 23 - 25/10) tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E Hà Nội (91 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội) có quy mô hơn 6.000m², quy tụ hơn 210 gian hàng từ 10 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các doanh nghiệp sẽ trưng bày các thiết bị, máy móc hiện đại và nguyên phụ liệu dệt may tiên tiến nhất, đồng thời giới thiệu những giải pháp công nghệ mới nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất bền vững trong thời đại công nghiệp 4.0. HanoiTex & HanoiFabric được tổ chức định kỳ hàng năm vào tháng 10 tại Hà Nội. Triển lãm mỗi năm đón tiếp gần 10.000 lượt khách tham quan thương mại.

Theo Ban tổ chức, HanoiTex & HanoiFabric 2024 mang lại những thiết bị và công nghệ tiên tiến, nhất là các giải pháp về nguyên phụ liệu để các doanh nghiệp dệt may trong nước thích ứng với các hiệp định thương mại tự do (FTA), nhất là các giải pháp về công nghệ để đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật cao nhất từ thị trường, cũng như hưởng lợi từ các FTAs.

Nhiều thương hiệu nổi tiếng cung cấp các giải pháp về công nghệ cho ngành dệt may như: máy may túi quần tự động, máy lập trình trần bông tự động, máy cắt và các dòng máy may, lập trình chuyên máy thêu; máy in chuyển nhiệt cao; máy cắt, lập trình tự động; linh kiện phụ tùng ngành may, máy bắn nhãn mác, công nghệ tẩy bẩn, kỹ thuật không đường may, máy dệt kim vải tròn liền mạch; máy dán kín đường may; phần mềm cho ngành may; quản lý chuỗi cung ứng...

Ban tổ chức kỳ vọng triển lãm này mang lại cơ hội để các doanh nghiệp tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường, cập nhật thông tin, học hỏi kinh nghiệm cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tại thị trường dệt may của khu vực phía Bắc Việt Nam, đón đầu các cơ hội về thị trường.

Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) Vũ Đức Giang chia sẻ, ngành Dệt May Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn trong tiến trình hội nhập và phát triển. Năm 2024, ngành dệt may có thể đạt 44 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, tăng gần 10% so với năm 2023. Ngành đã xuất khẩu sản phẩm sang 104 thị trường, đa dạng hóa được đối tượng khách hàng và mặt hàng…

Ngành dệt may Việt Nam cũng đồng thời chịu nhiều thách thức trong chiến lược phát triển toàn cầu, nổi bật là các tiêu chuẩn khó từ nhà mua hàng EU, Mỹ…; xu thế phát triển xanh, bền vững, số hóa trong ngành là tất yếu, doanh nghiệp cần tập trung đầu tư công nghệ để thích ứng.

Lãnh đạo Vinatex cũng cho hay, trong bối cảnh kinh tế vĩ mô hiện tại, ngày 19/9 vừa qua, FED đã giảm lãi suất 0,5% đưa mức điều hành về 4,75 -5% sau hơn 3 năm, và có khả năng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ giảm tiếp 0,5% trong 2 kỳ họp còn lại trong năm 2024, 1% trong năm 2025 và 0,5% năm 2026 để giữ lãi suất quanh 3% trong những năm tiếp theo.

Với đà cắt giảm này, FED kỳ vọng vào việc hạ cánh mềm của nền kinh tế Mỹ (lạm phát về mức mục tiêu mà không suy thoái). Tâm lý tiêu dùng của người dân Mỹ tích cực hơn do chi phí vay thấp hơn, giảm tác động của lãi suất thẻ tín dụng, cũng như thúc đẩy niềm tin vào nền kinh tế.

Với EU, lạm phát của EU có xu hướng giảm. Sắp tới, châu Âu là “vùng mờ” về khả năng phục hồi kinh tế và nhu cầu tiêu thụ trong trung hạn. Còn với Nhật Bản, nước này cũng đang thay đổi tiếp cận chính sách, chấp nhận lạm phát, mất giá đồng Yên để đạt được tăng trưởng kinh tế. Những yếu tố này khiến nhu cầu tiêu dùng tại 3 thị trường xuất khẩu dệt may lớn nhất của Việt Nam được cải thiện trong thời gian sắp tới.

Cùng với đó, trên góc độ cạnh tranh quốc gia, do các yếu tố bất ổn về chính trị, bất cập về chính sách ở các đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam như Myanmar và Bangladesh đã giúp các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam đón nhận các đơn hàng dịch chuyển từ các quốc gia này. Nhiều doanh nghiệp may đang có các đơn hàng hết quý 2, thậm chí quý 3/2025.

Đối với doanh nghiệp dệt may Việt Nam, xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt kỷ lục 4,66 tỷ USD trong tháng 8/2024, trong đó đi Hoa Kỳ đạt 1,9 tỷ USD, cũng là mức kỷ lục theo tháng từ trước tới nay.

Dự kiến, các đơn hàng sẽ được hưởng lợi khi nhu cầu tiêu dùng của Hoa Kỳ cải thiện vào dịp mua sắm mùa lễ hội. Nhu cầu và đơn giá chỉ thực sự cải thiện từ năm 2025 trong kịch bản tốt. Với các yếu tố thuận lợi như vậy, ngành dệt may Việt Nam đứng trước các cơ hội lớn về thị trường và khẳng định tiếp tục là một điểm đến sáng trên bản đồ dệt may thế giới.

Hoàng Hồng

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam làm gì chớp thời cơ?

    (Xây dựng) - Việc các tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới về ngành bán dẫn… đầu tư vào Việt Nam là tín hiệu đáng mừng, tuy nhiên những thách thức, khó khăn cũng không nhỏ.

    11:03 | 31/10/2024
  • Công nghiệp hỗ trợ ô tô: Tăng hàm lượng công nghệ đẩy mạnh liên kết

    (Xây dựng) - Để phát triển được ngành công nghiệp ô tô phải tăng tỷ lệ nội địa hoá, bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong nước rất cần đến sự hỗ trợ của những doanh nghiệp đầu tàu.

    10:39 | 31/10/2024
  • Công nghiệp hỗ trợ ô tô: “Mở khoá” năng lực để trở thành nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng

    (Xây dựng) - Lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô đang phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần chuyển đổi toàn diện, nếu không muốn rơi vào “bẫy năng suất thấp”.

    10:36 | 31/10/2024
  • Bình Định: Thúc đẩy triển khai dự án điện gió ngoài khơi

    (Xây dựng) - Tỉnh Bình Định đang tích cực xúc tiến các thủ tục liên quan để Tập đoàn PNE sớm triển khai dự án điện gió ngoài khơi với công suất dự kiến là 2.000MW, tổng vốn đầu tư 4,6 tỷ USD.

    21:50 | 30/10/2024
  • Kịp thời tháo gỡ các vướng mắc trong Luật PPP

    (Xây dựng) – Đại biểu Quốc hội Trần Văn Tuấn (Bắc Giang) cho rằng cần nghiên cứu bổ sung vào dự thảo Luật điều khoản cụ thể quy định về các trường hợp cần bổ sung vốn nhà nước hỗ trợ đối với các dự án PPP ký kết hợp đồng trước thời điểm Luật này có hiệu lực, gồm cả những dự án đang trong quá trình vận hành, khai thác.

    20:38 | 30/10/2024
  • Hương Khê (Hà Tĩnh): Đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án quan trọng trên địa bàn

    (Xây dựng) - Tại cuộc họp nghe tiến độ triển khai một số công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn huyện, Bí thư Huyện ủy Hương Khê Nguyễn Thanh Điện nhấn mạnh: “Yêu cầu các phòng, ngành, đơn vị, địa phương liên quan rà soát lại tiến độ của từng dự án; yêu cầu nhà thầu cam kết tiến độ thi công…”.

    20:07 | 30/10/2024
  • Hà Nội thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa ký ban hành Kế hoạch số 301/KH-UBND về Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ Thành phố Hà Nội đến năm 2025. Kế hoạch nhằm cụ thể hóa các định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ Thành phố Hà Nội giai đoạn 2020 - 2025 bảo đảm thiết thực, hiệu quả, thúc đẩy sản xuất công nghiệp theo chuỗi sản xuất cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu, đẩy mạnh liên kết cung ứng trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và trên cả nước.

    16:37 | 30/10/2024
  • Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi): Cụ thể hóa đầy đủ, toàn diện 05 nhóm chính sách lớn

    (Xây dựng) – Tại Tờ trình về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, nội dung sửa đổi Luật Đầu tư công đã cụ thể hóa đầy đủ, toàn diện 05 nhóm chính sách lớn, tháo gỡ căn bản các tồn tại, hạn chế, vướng mắc, điểm nghẽn phát sinh trong quá trình thi hành Luật Đầu tư công năm 2019.

    16:01 | 30/10/2024
  • Thủ tướng làm việc với các doanh nghiệp lớn của Saudi Arabia

    Thủ tướng Chính phủ đề nghị, cùng với mở rộng sản xuất, Tập đoàn tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, đa dạng hóa chuỗi phân phối các sản phẩm của Zamil.

    15:40 | 30/10/2024
  • Điều kiện áp dụng hình thức chỉ định thầu

    (Xây dựng) - Một dự án sử dụng vốn sự nghiệp giáo dục ở địa phương có giá trị gói thầu tư vấn thiết kế khoảng 30 triệu đồng. Căn cứ Điểm m Khoản 1 Điều 23 Luật Đấu thầu 2023 thì đây không phải dự án đầu tư theo Luật Đầu tư công, không phải thuộc dự toán mua sắm và cũng không nằm trong các điều kiện được chỉ định thầu theo các điều khoản khác.

    14:44 | 30/10/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load