Thứ năm 31/10/2024 19:13 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Công nghiệp hỗ trợ ô tô: “Mở khoá” năng lực để trở thành nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng

10:36 | 31/10/2024

(Xây dựng) - Lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô đang phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần chuyển đổi toàn diện, nếu không muốn rơi vào “bẫy năng suất thấp”.

Gam màu sáng

Thời gian qua, nhu cầu về phương tiện giao thông tại Việt Nam đang tăng nhanh và được các chuyên gia đánh giá, đây là một thị trường đầy tiềm năng cho các nhà sản xuất, kinh doanh ô tô, xe máy. Với những chính sách mới đã có hiệu lực, cùng với sự quyết tâm của các doanh nghiệp khi mở rộng nhà máy, dây chuyền lắp ráp, từng bước bắt kịp xu thế toàn cầu, ngành ô tô Việt Nam đã đạt được những kết quả khả quan. Đặc biệt, việc tăng tỷ lệ nội địa hóa khi ngày càng được nhiều doanh nghiệp đầu tư cho sản xuất xe ô tô trong nước.

Những chính sách mới của Chính phủ, xu hướng dòng vốn đầu tư nước ngoài ngày càng rõ rệt, tất cả đang cho thấy bức tranh sáng hơn cho công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ ô tô, xe máy tại Việt Nam.

Công nghiệp hỗ trợ ô tô: “Mở khoá” năng lực để trở thành nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng
Ngành công nghiệp ô tô cũng như công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển.

Theo số liệu của Bộ Công Thương, năm 2023 kim ngạch xuất khẩu của nhóm linh kiện về dây điện đạt khoảng 1,17 tỷ USD, chiếm 38% giá trị xuất khẩu linh kiện ô tô và đứng thứ 3 thế giới. Sản phẩm dây điện của doanh nghiệp Việt Nam đã trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng vật tư lắp ráp ô tô toàn cầu. Các doanh nghiệp Việt Nam có thế mạnh trong sản xuất các bộ phận linh kiện về điện của ô tô và đứng thứ 3 thế giới. Sản phẩm dây điện của doanh nghiệp Việt Nam đã trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng vật tư lắp ráp ô tô toàn cầu.

TS. Trương Thị Chí Bình, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam (VASI) cho biết, có tín hiệu đáng mừng là tỷ lệ tổng giá trị sản phẩm công nghiệp ô tô đã tăng nhanh trong những năm gần đây.

Cụ thể là từ 12% vào năm 2018 đã lên 25% vào năm 2023. Đồng thời, xu thế của các doanh nghiệp là gia tăng giá trị sản phẩm. Thay vì tập trung vào linh kiện phụ tùng riêng lẻ, doanh nghiệp đã tập trung sản xuất cụm linh kiện, bắt đầu sản xuất thiết bị gốc (OEM) và hướng tới sản xuất thương hiệu gốc (OBM).

Theo ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), nhu cầu về phương tiện giao thông tại Việt Nam đang tăng nhanh và được đánh giá là một thị trường đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp ô tô. Cùng với đó, lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cũng đang phát triển. Hiện những chương trình hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ đang được triển khai mạnh mẽ, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

Kết quả đạt được trong những năm gần đây là nhiều doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam như: Thaco, Hyundai Thành Công, VinFast… đang mở rộng đầu tư sản xuất ở quy mô lớn. Nhiều dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có vốn đầu tư lớn được thực hiện tại Việt Nam để cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Có thể khẳng định, ngành công nghiệp ô tô cũng như công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển.

Thêm “trợ lực” để tạo bước đột phá

Ông Nguyễn Công Quyết, đại diện Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho rằng, thị trường ô tô Việt Nam rất có tiềm năng, nhờ quy mô dân số 100 triệu người và thu nhập bình quân ngày càng tăng. Tuy nhiên, ngành công nghiệp hỗ trợ vẫn đang ở giai đoạn 1 (giai đoạn duy trì). Các doanh nghiệp chủ yếu sản xuất ra những linh phụ kiện có giá trị không cao và ít tính cạnh tranh. Một trong những vấn đề chính là do quy mô thị trường ô tô còn nhỏ bé, dẫn đến sản xuất nhỏ, khó phát triển chuỗi cung ứng.

Về phát triển chuỗi cung ứng toàn cầu ngành ô tô trong bối cảnh thích ứng với biến đổi khí hậu, đại diện VAMA cho rằng, để sản xuất, lắp ráp một chiếc xe ô tô hoàn chỉnh sẽ cần khoảng 30.000 sản phẩm linh kiện. Các linh kiện xe ô tô bao gồm: linh kiện kim loại (thân xe, động cơ...), linh kiện cao su nhựa (cản xe, trang bị nội thất xe...), linh kiện sợi vải (ghế nỉ...) và linh kiện điện tử... Do đó, ngành công nghiệp ô tô đòi hỏi một nền tảng công nghiệp lớn.

Theo TS. Trương Thị Chí Bình, sản xuất linh kiện ô tô tại Việt Nam chia làm 2 nhánh: Những hoạt động có giá trị cao, được thực hiện bởi các doanh nghiệp FDI và những thương hiệu lớn trong nước; còn các hoạt động có giá trị thấp tập trung bởi những doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong đó, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa đang rơi vào “bẫy năng suất thấp”. Do đó, cần phải thúc đẩy khu vực này chuyển đổi toàn diện, từ mục đích đến quy trình và con người. Phải đẩy mạnh chuyển đổi số và hướng tới chuyển đổi xanh.

Công nghiệp hỗ trợ ô tô: “Mở khoá” năng lực để trở thành nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng

Bà Nguyễn Thị Xuân Thuý, chuyên gia Phát triển Công nghiệp của Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hiệp quốc (UNIDO) nhấn mạnh 3 trụ cột trong phát triển bền vững trong ngành công nghiệp ô tô ở cấp độ doanh nghiệp bao gồm: Trụ cột xã hội, đề cập đến các giá trị thúc đẩy sự bình đẳng và tôn trọng quyền của người lao động; trụ cột kinh tế, đề cập đến khả năng đóng góp của doanh nghiệp vào sự phát triển và tăng trưởng kinh tế; trụ cột môi trường, đề cập đến việc giảm thiểu rủi ro và đo lường tác động môi trường trong các hoạt động của doanh nghiệp.

Theo đại diện VAMA, cộng đồng doanh nghiệp đang chờ đợi một hệ thống chính sách khuyến khích đồng bộ và đột phá, để đầu tư vào sản xuất, lắp ráp xe xanh. Chính sách phải khuyến khích và huy động sự tham gia của mọi thành phần kinh tế trong nước; phải thúc đẩy liên kết, hợp tác với các tập đoàn sản xuất ô tô lớn trên thế giới; phải chú trọng nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp để tham gia chuỗi sản xuất công nghiệp ô tô thế giới.

Đồng thời, nâng cao năng lực cạnh tranh để trở thành nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng trong chuỗi sản xuất công nghiệp ô tô thế giới, tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước theo hướng hiện đại…

Huyền Nhi

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam làm gì chớp thời cơ?

    (Xây dựng) - Việc các tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới về ngành bán dẫn… đầu tư vào Việt Nam là tín hiệu đáng mừng, tuy nhiên những thách thức, khó khăn cũng không nhỏ.

    11:03 | 31/10/2024
  • Công nghiệp hỗ trợ ô tô: Tăng hàm lượng công nghệ đẩy mạnh liên kết

    (Xây dựng) - Để phát triển được ngành công nghiệp ô tô phải tăng tỷ lệ nội địa hoá, bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong nước rất cần đến sự hỗ trợ của những doanh nghiệp đầu tàu.

    10:39 | 31/10/2024
  • Bắc Ninh: Sản phẩm gia công cơ khí sẽ tham gia Công nghiệp & Sản xuất Việt Nam 2024 Việt Nam năm 2024

    (Xây dựng) - Triển lãm Công nghiệp & Sản xuất Việt Nam 2024 2024 (VIMF) lần thứ V sẽ diễn ra từ ngày 06 - 08/11/2024, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc (tỉnh Bắc Ninh). VIMF là triển lãm tiên phong tập trung tổ chức ở các khu công nghiệp lớn tại Việt Nam, nhằm đảm bảo chất lượng và cập nhật nhanh nhất những công nghệ mới.

    09:54 | 31/10/2024
  • Nghệ An: Yêu cầu tập trung rà soát, thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành văn bản yêu cầu các Sở, ngành, địa phương tập trung rà soát, thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản và triển khai thực hiện các dự án chuyển tiếp.

    09:42 | 31/10/2024
  • Đề xuất sử dụng kinh phí hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững

    (Xây dựng) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư hướng dẫn cơ chế quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước thực hiện “Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững giai đoạn 2022 – 2025" ban hành kèm theo Quyết định số 167/QĐ- TTg ngày 08/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ (Chương trình 167).

    08:06 | 31/10/2024
  • Thanh Hóa: Giải ngân hơn 9.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức Hội nghị đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng tốc giải ngân đầu tư công 2 tháng cuối năm.

    22:40 | 30/10/2024
  • Bình Định: Thúc đẩy triển khai dự án điện gió ngoài khơi

    (Xây dựng) - Tỉnh Bình Định đang tích cực xúc tiến các thủ tục liên quan để Tập đoàn PNE sớm triển khai dự án điện gió ngoài khơi với công suất dự kiến là 2.000MW, tổng vốn đầu tư 4,6 tỷ USD.

    21:50 | 30/10/2024
  • Kịp thời tháo gỡ các vướng mắc trong Luật PPP

    (Xây dựng) – Đại biểu Quốc hội Trần Văn Tuấn (Bắc Giang) cho rằng cần nghiên cứu bổ sung vào dự thảo Luật điều khoản cụ thể quy định về các trường hợp cần bổ sung vốn nhà nước hỗ trợ đối với các dự án PPP ký kết hợp đồng trước thời điểm Luật này có hiệu lực, gồm cả những dự án đang trong quá trình vận hành, khai thác.

    20:38 | 30/10/2024
  • Hương Khê (Hà Tĩnh): Đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án quan trọng trên địa bàn

    (Xây dựng) - Tại cuộc họp nghe tiến độ triển khai một số công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn huyện, Bí thư Huyện ủy Hương Khê Nguyễn Thanh Điện nhấn mạnh: “Yêu cầu các phòng, ngành, đơn vị, địa phương liên quan rà soát lại tiến độ của từng dự án; yêu cầu nhà thầu cam kết tiến độ thi công…”.

    20:07 | 30/10/2024
  • Hà Nội thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ

    (Xây dựng) - UBND Thành phố Hà Nội vừa ký ban hành Kế hoạch số 301/KH-UBND về Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ Thành phố Hà Nội đến năm 2025. Kế hoạch nhằm cụ thể hóa các định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ Thành phố Hà Nội giai đoạn 2020 - 2025 bảo đảm thiết thực, hiệu quả, thúc đẩy sản xuất công nghiệp theo chuỗi sản xuất cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu, đẩy mạnh liên kết cung ứng trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và trên cả nước.

    16:37 | 30/10/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load